Theo chị Hồng Anh, những trò vận động tinh có tác động rất lớn tới sự phát triển của bé từ cảm giác quan với thế giới, tới sự kết nối của các dây thần kinh và ngôn ngữ.
Nguyễn Thị Hồng Anh - nữ kỳ thủ cờ vây cấp quốc tế đồng thời là một bà mẹ được nhiều chị em yêu quý khi thường xuyên có những chia sẻ bổ ích trong việc nuôi con nhỏ. Chị Hồng Anh hiện đang sinh sống cùng chồng và con gái Chelsea tại Dubai.
Gia đình chị Hồng Anh hiện đang sinh sống tại Dubai.
Theo dõi chị Hồng Anh từ những ngày đầu, chắc hẳn nhiều mẹ Việt sẽ sớm nhận ra được chị còn là một bà mẹ rất khéo léo trong việc dạy con.
Cuộc sống bận rộn nhưng chị luôn có cách riêng của mình để thể hiện tình yêu với con gái. Và cách chị Hồng Anh lựa chọn đó là kết nối với con thông qua trò chơi, cụ thể là những trò chơi do chính chị sáng tạo ra từ vật dụng đơn giản trong nhà. Không chỉ gia tăng tình cảm giữa mẹ và bé, các trò chơi handmade còn là cách chị rèn luyện các khả năng về giác quan: nghe, nhìn, vận động... cho bé Chelsea.
"Những trò vận động tinh có tác động rất lớn tới sự phát triển của bé từ cảm giác quan với thế giới, tới sự kết nối của các dây thần kinh (chính là sự phát triển của trí tuệ), tới cả ngôn ngữ.
Sử dụng những vật liệu xung quanh, đơn giản và sáng tạo nó theo nhiều cách chơi cũng là 1 cách tuyệt vời để giúp bé có sự sáng tạo cũng như tưởng tượng tốt hơn. Để khi bé lớn lên sẽ nhìn mọi vật được đa chiều hơn. Bên cạnh đó còn giúp bé cảm thấy gần gũi với mọi thứ xung quanh mình.
Đừng sợ bé chơi nguy hiểm. Trò gì bé còn nhỏ mà mẹ sợ bé chơi 1 mình không được thì cứ bên cạnh kiểm soát bé thôi. Đừng sợ nhiều quá rồi hạn chế bé nhé các ba mẹ. Cuộc sống của con cần trải nghiệm để trưởng thành và phát triển", chị Hồng Anh chia sẻ.
Dưới đây là một số trò chơi do chị Hồng Anh tìm tòi và thực hiện kèm những lợi ích mà trẻ nhận được khi chơi. Mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo:
1. Trò chơi xếp cốc
Việc xếp cốc chồng lên nhau cũng là 1 kỹ năng thú vị, giúp trẻ hiểu được thứ tự và định lượng được kích cỡ, đồng thời phải kết hợp bàn tay khéo léo. Trò chơi này có thể để con tự chơi và mẹ tranh thủ làm việc.
2. Bỏ ống hút vào lỗ
Lấy lõi giấy hoặc lấy một khổ giấy và cuộn tròn lại, dán lên tường. Đưa cho con 1 nắm ống hút để bỏ từng cái vào lỗ.
Trò này giúp bé:
- Biết cầm nắm nhiều cái 1 lúc.
- Biết xác định đúng vị trí, xoay ống hút đúng chiều bỏ vào.
- cúi xuống nhặt lên bỏ vào (giúp con tự đứng được tốt hơn).
- Cảm nhận được độ rơi, tiếng động của đồ vật.
3. Bóc lạc
Trò này em có thể làm cùng mẹ với mục đích phát triển đủ giác quan từ vận động tinh, tới khéo léo, nhẫn nại, cảm nhận và nhận biết về đậu (vỏ đậu thô sơ, bóc xong thì có hạt nhẵn mịn hơn).
Trò này các mẹ có thể cho bé chơi khi bé đã có kỹ năng các ngón tay linh hoạt 1 chút, tầm 14 tháng.
4. Vận động tinh - nhặt đậu - dành cho bé trên 1 tuổi
Bé trên 1 tuổi hoặc tới lúc bé có thể nhận biết được sự khác nhau thì sẽ biết cách chơi. Tuy nhiên với bé nhỏ hơn mẹ cũng hãy bày để bé chơi, lúc đó bé chơi rất đơn giản là bốc 1 nắm bỏ vào cái cốc, như vậy cũng là giúp cho sự phát triển của bé rồi
Đậu không nên chọn loại quá nhỏ, hoặc quá giống nhau bé sẽ rất mau chán. Các bạn có thể lựa chọn 2 loại đậu hoàn toàn khác biệt từ màu sắc tới kích thước. Như vậy sẽ giúp bé dễ hoàn thành hơn.
5. Bé tập dán sticker (15 tháng tuổi)
Chỉ cần giấy dán 2 mặt và 1 hình nào đó có chủ đề, sau đó kêu bé dán lên từng ô (như hình)
Trò này vừa giúp vận động tinh, vừa giúp bé khéo léo hơn và giúp bé cẩn thận, tỉ mỉ, nhẫn nại hơn. Các mẹ có thể tăng chủ đề khó hơn (hình dạng, kích thước...) cho bé khi lớn dần.
Ngoài ra, mẹ hãy để bé tự tháo giấy dán sẽ giúp bé luyện được kỹ năng khác là bóc và dán.
6. Chơi với bóng nước - vận động tinh dành cho bé trên 1.5 tuổi
Nước và bong bóng là 2 vật dụng không thể thiếu trong sự phát triển của con. Bởi đây là 2 vật giúp con mở rộng sự khám phá, tìm tòi và trải nghiệm được rất nhiều điều.
Trò này cũng là 1 cách con khám phá và rèn luyện sự khéo léo của mình. Thông qua các vật dụng đơn giản và gần gũi mẹ Chelsea luôn cố gắng sáng tạo rất nhiều cách chơi khác nhau để bé cũng có thể phát huy sự sáng tạo.
Cách chơi rất đơn giản theo hình: - Chuẩn bị 1 ca nước có đầu nhọn để dễ rót nước.
- Thau đựng nước, vài quả bóng to và dầy 1 chút.
- Hướng dẫn bé đổ nước vào quả bóng rồi cầm lên xem trọng lực của nó với thấy được sự khác biệt. Sau đó đổ nước lại vào ca nước (để đổ được nước vào lại cũng đòi hỏi sự khéo léo nhất định).
- Chơi lặp lại nhiều lần tới khi bé chán. Thường bé sẽ chơi được 15-30 phút.
7. Khủng long hóa thạch
Xem video: Bé Chelsea chơi trò khủng long hóa thạch
Cách làm: cho các con khủng long (hoặc con vật khác) vào nước rồi bỏ ngăn đông để qua đêm hoặc vài tiếng. Sau đó đưa bé 1 cái búa cho bé đập và giải cứu khủng long.
Trò này không giới hạn lứa tuổi. Bởi mỗi độ tuổi bé sẽ có cách chơi và học khác nhau. Với bé tầm 6 tháng tới 1 tuổi: mẹ cho bé chơi với đá lạnh và dạy bé về cái lạnh. Mẹ có thể đập vỡ ra rồi cho bé bốc, để bé có sự cảm nhận về tự nhiên. Bé sẽ vô cùng thích thú, mẹ cũng đừng sợ bé lạnh. Bởi nỗi sợ của mẹ làm cản trở sự phát triển của con. Chơi đá lạnh cũng không làm bé bệnh.
Với bé từ 1-2 tuổi thì bắt đầu dạy bé cách sử dụng búa đập để bé hiểu được trọng lực và cách kiểm soát lực của mình. Đồng thời bé sẽ vô cùng tò mò về cái mình đang chơi, bé sẽ rất muốn lấy con khủng long ra khỏi tảng đá.
Với bé trên 2 tuổi cho bé tự do chơi với nó. Mẹ kể câu chuyện khủng long bị hóa thạch, đưa cho bé cái búa và bảo bé lấy khủng long ra hoặc giải cứu khủng long. Việc bé nhỏ tầm 2-3 tuổi lực đập còn kém (nhưng bạn sẽ thấy bé hì hục đập 10-15 phút đồng hồ) nên nếu bé đập mãi không được và cầu cứu mẹ thì hãy cho bé thêm thau nước, rồi cho tản đá vào. Dạy bé về sự tan chảy, sau đó lại lấy ra và kêu bé tiếp tục đập. Rồi để bé tự chơi.
8. Xâu đồ vật - dành cho bé trên 1 tuổi
Bên cạnh xỏ tăm vào lỗ mẹ có thể dạy bé cách xâu trái cây. Ban đầu bé chỉ cần cắm 1 cây tăm vào 1 miếng chuối hay dưa leo. Sau nhiều lần chơi hoặc khi bé lớn hơn tầm 1 tuổi rưỡi có thể dạy cho bé xâu nối các miếng lại với nhau (như hình).
9. Dán giấy nhiều màu sắc
Trò chơi này sẽ giúp bé phát triển các kĩ năng đầu ngón tay và phân biệt được màu sắc.
10. "Thác nước"
Xem video: Bé Chelsea chơi trò rót nước
11. Chơi với bong bóng
1. Cách pha xà bông: 1 chén nước rửa chén với 12 chén nước + 1 chén bột bắp (cornstarch) + 1.5 muỗng cafe baking powder (các mẹ tự gia giảm theo liều lượng bé chơi nha). Sau đó khuấy đều lên là được.
2. Lấy móc áo quần bẻ lại thành 1 vòng khép kín có que cầm để bé dễ chơi.
3. Cho vào thau xà bông rồi kéo là ra được bong bóng to.
12. Thổi hơi
Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ. Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín. Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ - Eva.vn. |