Tình mẹ và những nỗ lực bất chấp mọi điều để được làm mẹ của những người mẹ này khiến dân mạng rớt nước mắt.
Người mẹ cụt tay và khao khát mãnh liệt được chính mình chăm con
Những ngày đầu tháng 6 năm 2016, nhiếp ảnh gia Trần Vĩnh Hằng đã gần như không thể tin vào mắt mình và xúc động khi thấy cô gái khuyết tật bé nhỏ trong bức ảnh ngày nào của mình đã kết hôn và sinh được một cô con gái. Bức ảnh người mẹ cụt 2 tay Hướng Lợi Bình (28 tuổi) đang cong chân đỡ con bú đã lay động hàng triệu trái tim cư dân mạng Trung Quốc - về tình yêu của mẹ dạt dào và sự tiếp nối của cuộc sống.
Lần đầu tiên nhiếp ảnh gia Vĩnh Hằng gặp Lợi Bình là 14 năm trước. Trong hành trình khám phá vùng núi Tương Tây ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, anh đã chớp được khoảnh khắc 3 đứa trẻ miền núi đang oằn mình cõng những bó củi khô còn to hơn cả người chúng trên lưng. Trong đó, ông ngỡ ngàng khi phát hiện ra cô bé duy nhất trong bức ảnh ấy không hề có tay.
Lợi Bình sinh ra cũng lành lặn chân tay như bao người bình thường khác. Tuy nhiên, tai họa ập đến vào năm 1992, khi một đêm mưa bão bị giật điện, cô bé gái 4 tuổi đã vĩnh viễn mất đi 2 đôi tay. từ bé, Hướng Lợi Bình đã luôn tìm mọi cách vươn lên, để không trở thành gánh nặng cho mọi người.
Cô đã học cách sử dụng các bộ phận khác của cơ thể cho đôi tay khiếm khuyết một cách thành thạo. Thật khó để tưởng tượng một cô gái bé nhỏ 4 tuổi đã chật vật đến nhường nào khi phải dùng chân làm mọi việc từ lớn đến bé: làm việc nhà, xúc cơm, thêu tranh hay viết chữ,...
Hướng Lợi Bình hay lên mạng chia sẻ những cảm xúc của mình. Ít lâu sau, một chàng trai nghèo đến từ Quảng Tây đã động lòng và nguyện chăm lo cho Hướng Lợi Bình trong phần đời còn lại.
Đầu năm 2016, Hướng Lợi Bình sinh con gái đầu lòng ở tuổi 28. Cô cũng cho con bú và chăm sóc con giống như bao bà mẹ khác. Dù cuộc sống vẫn còn khốn khó, người mẹ trẻ không tay vẫn luôn tỏ ra lạc quan.
Người mẹ hy sinh đôi mắt để con chào đời và nỗi khát khao được một lần nhìn thấy mặt con
Khi thai trong bụng được 5 tháng chị Nguyễn Thị Yên (Hoài Đức, Hà Nội) chảy máu cam nhiều và có biểu hiện nổi hạch lạ. Chị đi viện khám và bị chẩn đoán bị ung thư hốc mũi giai đoạn cuối. Ung thư đã di căn đến mắt và khó điều trị khi chị đang mang bầu. Chị giữ con và quyết tâm sinh bé Nguyễn Hoàng Cẩm Tú ở tháng thứ 8. Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng.
Các bác sĩ và gia đình khuyên chị: bỏ thai trong bụng để chữa bệnh và cứu đôi mắt nhưng chị khước từ. Những ngày tháng vừa chiến đấu với bệnh tật vừa mang bầu hạnh phúc và đớn đau với chị như hòa vào làm một. Có những chiều chị cứ lẩn thẩn lang thang khắp ngõ rồi chỉ biết gục mặt cạnh tường vật vã khóc.
Khi con ra đời cũng chính là lúc đôi mắt người mẹ trẻ ấy mất đi đôi mắt sáng. Khoảnh khắc ấy chị chỉ biết bám chặt lấy anh trong phòng sinh và gào khóc trong tuyệt vọng: “Em không nhìn thấy mặt con nữa rồi”. Giây phút nghe tiếng con khóc chị hỏi anh dồn dập trong giụa giàn nước mắt: “Anh ơi con mình có xinh không? Có khỏe không? Có giống em không”.
Hôm cả nhà đi vắng, chị gái chị đi chợ đặt bé Tú nằm ngủ ngoài giường. Con tỉnh dậy úa oang khóc vang nhà. Chị cuống cuồng vịn vào những mép tường để ôm con. Con khóc, chị khóc.
Chị vẫn nhờ người thân miêu tả hình ảnh của con rồi tưởng tượng. Chị hình dung ra con cả trong những giấc ngủ chập chờn. Chị nguyện hy sinh đôi mắt sáng và đánh đổi cả mạng sống của mình để có con. Để rồi những mong mỏi trong suốt quãng đời còn lại là được nhìn thấy con dù chỉ một lần.
Người phụ nữ bất chấp hiểm nguy để được làm mẹ
Ở Bangladesh, cứ 100.000 phụ nữ mang thai sẽ có 440 người chết. Tỷ lệ tử vong khi vượt cạn lên đến 15% ở người mẹ và 6% ở trẻ sơ sinh. Con số đáng báo động như vậy phản ánh một thực tế đáng buồn: môi trường sống mất vệ sinh, y tế lạc hậu, kém phát triển.
Vậy nhưng Sajila, cũng như bao bà mẹ khác ở Bangladesh, vẫn quyết tâm trải qua cửa tử để được làm mẹ.
Thời gian mang bầu khiến Sajila xuống sắc, nhiều ngày không ăn vì chẳng có tiền đi chợ.
Đi đẻ không có bất cứ thuốc gì để giảm đau, chỉ biết bấu víu vào tấm vải treo.
Duy nhất với sự giúp đỡ của một nữ hộ sinh, Sajila vượt cạn thành công.
Trong căn phòng nóng bẩn, Sajila hạnh phúc cho con bú dòng sữa mẹ đầu tiên. Tình mẹ của người phụ nữ này khiến nhiều người cảm động.