Nguyên nhân bé ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón

Ngày 11/12/2017 13:01 PM (GMT+7)

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón có thể là do chế độ ăn của bé mất cân bằng giữa chất béo, đạm, đường... Ngoài ra, rau củ nếu nấu quá kỹ cũng bị hao hút đi đáng kể các vitamin và khoáng chất cần thiết cho bé.

Vai trò của chất xơ trong việc phòng táo bón

Táo bón là tình trạng thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mẫu giáo. 95% nguyên nhân được xác định là do chế độ ăn thiếu đi chất xơ. 

Chất xơ là là các polysaccharides không tiêu hóa được khi ăn bao gồm các nhóm chất như cellulose, pectin, lignin… Chất xơ bao gồm 2 loại: loại thô (xơ không hòa tan) và loại mịn (xơ hòa tan). Trong đó, loại xơ càng mịn thì khả năng phân giải và đồng hóa càng cao và dễ dàng hòa tan.

Chất xơ có tác dụng phòng táo bón nhờ 3 cơ chế:

- Khi vào ruột, chất xơ hút nước và trương lên làm tăng thể tích và làm mềm phân. Bên cạnh đó, nó còn giúp kích thích thành ruột, làm tăng nhu động ruột tăng co bóp để tống phân ra ngoài.

- Giúp việc đi ngoài của trẻ được thực hiện đều đặn, từ đó giúp cơ thể thải chất độc thường xuyên và tránh việc ngấm chất độc từ phân vào máu.

- Chất xơ hòa tan khi vào cơ thể hút nước tạo thành dạng gel. Loại gel này làm chậm lại quá trình tiêu hóa và do đó quá trình hấp thu thức ăn được thực hiện triệt để. Ngoài ra, nó còn giúp hệ lợi khuẩn đường ruột phát triển, bổ trợ tốt cho hoạt động phân giải, hấp thụ thức ăn và đào thải chất dư thừa.

Các loại thực phẩm giàu chất xơ có thể kể đến như các loại rau xanh đậm (súp lơ, cải bắp, mồng tơi, rau đay...), các loại đậu, các loại ngũ cốc, bưởi, cam... Tùy vào khẩu vị của con, mẹ nên chọn và tăng cường những thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày giúp phòng táo bón ở trẻ.

Nguyên nhân bé ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón - 1

Có nhiều bà mẹ than phiền rằng, mặc dù đã có ý thức tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không được cải thiện. (Ảnh minh họa).

Vì sao trẻ ăn nhiều rau xanh vẫn bị táo bón?

Có nhiều bà mẹ than phiền rằng, mặc dù đã có ý thức tăng hàm lượng chất xơ trong khẩu phần ăn nhưng tình trạng táo bón của con vẫn không được cải thiện.

Chia sẻ trên Đời sống & Pháp lý, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho biết, táo bón rất phổ biến ở trẻ em. Khoảng 1/3 trẻ từ 4-7 tuổi bị táo bón, trong đó táo bón mạn tính thường gặp ở trẻ từ 2-4 tuổi, cá biệt có trẻ 10 tuổi vẫn bị.

Trong đó chỉ có 5% táo bón bệnh lý, do các bệnh trong cơ thể như u cục ở ruột, não. 95% còn lại là táo bón chức năng, chủ yếu do ăn uống, lối sống và có thể điều chỉnh nhờ chế độ ăn, thuốc hỗ trợ, sinh hoạt.

PGS Dũng cũng nhấn mạnh, trẻ được coi là bị táo bón khi đại tiện dưới 2 lần/tuần và phân phải rắn.

Với những trẻ đang bú mẹ, nguyên nhân táo bón có thể do ăn quá nhiều sữa bò, hoặc pha sữa quá đặc, ăn ít chất xơ.

Khi đi học mẫu giáo, nguyên nhân do ăn uống ít đi, đặc biệt có nguyên nhân trẻ sợ đi ngoài do bẩn, do tâm lý, do giáo viên. Ở độ tuổi tiểu học, nhiều trẻ nhịn đi ngoài vì nhà vệ sinh bẩn khiến phản xạ ngày một kém đi, vô hình trung về nhà khiến trẻ quên đi, trì hoãn từ ngày này sang ngày khác.

PGS Dũng cho biết, hầu hết trẻ đến BV khám táo bón khi đã mắc 3-6 tháng. Nếu để lâu, táo bón có thể gây nhiều biến chứng. Đầu tiên là ị đùn, khi trẻ cố nhịn dẫn đến mất kiểm soát, tạo tâm lý nặng nề, xấu hổ. Các biến chứng sau đó có thể là chán ăn, khó chịu, thay đổi tính tình...

Biến chứng nặng của táo bón ở trẻ em là rách hậu môn, chảy máu, trĩ, sa trực tràng. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng trầm trọng thêm. Với những trường hợp này, sau khi đi vệ sinh nên dùng nước, thay vì dùng giấy.

Nguyên nhân bé ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón - 2

Nếu để lâu, táo bón có thể gây nhiều biến chứng. (Ảnh minh họa).

Cách khắc phục

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, lựa chọn bổ sung thực phẩm giàu chất xơ là việc cần nhưng chưa đủ đối với việc điều trị táo bón ở trẻ em. Bởi việc chế biến và cho trẻ ăn rau củ quả đúng cách mới cung cấp được đủ hàm lượng chất xơ cần thiết cho bé.

Ngoài nguyên tắc chung là không chế biến (nấu) rau củ quá kỹ để tránh làm mất đi hàm lượng chất xơ và các loại vitamin có trong rau củ thì cần thiết phải cho trẻ ăn cả phần nước và cái của những thực phẩm này. Cụ thể:

- Với trẻ nhỏ trên 4 tháng tuổi: Cha mẹ có thể cho bé uống một số loại nước trái cây để điều trị táo bón như mận, táo, lê với hàm lượng uống 6-120 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày đối với trẻ từ 4-8 tháng tuổi. Với bé từ 8-12 tháng tuổi có thể dùng 180 ml. Đối với bé trên 1 tuổi, cha mẹ cũng lưu ý cho bé uống đủ nước là 960 ml chất lỏng (nước chín hoặc các loại nước khác không phải sữa) trong một ngày. Nếu bé không khát thì không cần thiết.

- Nếu bé bắt đầu ăn thức ăn đặc, cha mẹ có thể dùng bột ngũ cốc lúa mạch thay cho bột ngũ cốc gạo. Bé cũng có thể thử các loại trái cây có nhiều chất xơ và rau (nghiền nát) bao gồm mơ, khoai lang, lê, mận, đào, đậu, đậu Hà Lan, bông cải hoặc cải bó xôi. Cha mẹ cũng có thể trộn nước trái cây (táo/mận/lê)/trái cây/rau cải đã được nghiền nát với bột ngũ cốc.

- Còn với trẻ em lớn, nếu bé chỉ bị táo bón trong thời gian ngắn vài ngày, có thể chỉ cần thay đổi các loại thức ăn đang dùng để bé đi phân mềm và không đau như dùng từ 120-180 ml nước trái cây nguyên chất mỗi ngày với trẻ dưới 5 tuổi. Còn với trẻ trên 7 tuổi có thể uống tối đa 240 ml nước quả/ ngày.

Ngoài ra cũng cần thay đổi lại chế độ ăn uống, sinh hoạt của bé như:

- Cho bé uống nhiều nước, ở mỗi lứa tuổi, nhu cầu nước ở trẻ là khác nhau. Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

- Đảm bảo bữa ăn cân đối giữa các nhóm thực phẩm: đạm, béo, tinh bột, xơ. Không cho bé ăn nhiều đạm. Tích cực cho bé ăn thêm khoai lang, rau dền, mồng tơi và hoa quả như chuối chín, bưởi, cam, đu đủ…Bổ sung thêm prebiotics và probitics từ các nguồn bên ngoài như men vi sinh Golden Lab, sữa giúp hệ tiêu hóa làm việc dễ dàng, kích thích hấp thụ chất dinh dưỡng.

- Tập cho bé đi vệ sinh đúng giờ quy định.

- Khuyến khích bé tham gia các hoạt động vận động tay chân, xoa bụng cho bé mỗi ngày để kích thích tăng nhu động ruột.

Chuyên mục Làm mẹ - Nơi cung cấp những thông tin, kiến thức hữu ích về chăm, nuôi và dạy con, các căn bệnh liên quan đến trẻ nhỏ.

Mời độc giả gửi những thắc mắc, tâm sự, chia sẻ liên quan đến chủ đề này về địa chỉ lamme@eva.vn để được sẻ chia, nhận tư vấn từ chuyên gia uy tín. 

Những thắc mắc của quý độc giả về Sức khỏe trẻ em sẽ được các chuyên gia giải đáp vào 15h30 thứ 2, thứ 4 và thứ 6 hàng tuần trên chuyên mục Làm mẹ - Eva.vn.

Theo An Yên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Rau má