Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt

Ngày 03/08/2018 04:39 AM (GMT+7)

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ, do tính cách của Pu rất cá tính nên anh chọn trường quốc tế để con có thể phát huy thế mạnh và năng khiếu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 1

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung được biết đến là tác giả của loạt ca khúc nhạc đình đám như Nhật ký của mẹ, Chiếc khăn gió ấm, Vầng trăng khóc... Sau khi kết hôn với người bạn gái xinh đẹp Kim Thanh năm 2012, vợ chồng nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung đã có với nhau bé con Hiếu Long (tên ở nhà là Pu). Trước đó, sự góp mặt của con gái nuôi cũng là niềm hạnh phúc ngọt ngào của gia đình nam nhạc sĩ.

Pu sinh năm 2012 (năm Rồng Vàng) đến nay tròn 6 tuổi và đã chính thức vào ngưỡng cửa lớp 1 trong năm học 2018. Như nhiều bố mẹ khác, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cũng có những lo lắng và công tác chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang cho con trong năm học đầu đời.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 2

Gia đình nhỏ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung. 

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 3

Hiện nay, bé Pu đã chuẩn bị vào lớp 1, anh chọn cho con vào học ở ngôi trường nào?

Mình cho Pu theo học trường một trường quốc tế, sau khi tham khảo ý kiến của nhiều nghệ sĩ có con cùng học tại đây như anh Quốc Thuận và Hiền Thục. Bên cạnh việc được ưu đãi học phí do có cộng tác làm việc với trường thì giáo trình giảng dạy và môi trường chăm sóc là yếu tố quan trọng khiến mình đi đến quyết định này.

Do tính cách của Pu rất cá tính, không dễ sai dễ bảo như các bé khác, rất hay nói lên ý kiến cá nhân nên mình cũng mong muốn con được vào một môi trường được tự do thoải mái phát huy thế mạnh và năng khiếu, con không cần phải học đều các môn. Bên cạnh đó, sự chu đáo ân cần của các thầy cô ở trường cũng giúp mình yên tâm vì hy vọng con mình sẽ được chăm sóc và dạy dỗ bằng tình yêu thương.

Năm học đầu đời của con vô cùng quan trọng, theo anh việc lựa chọn trường cho con có phải chi phí cao thì càng tốt không?

Trong thời buổi hiện nay, đúng là chi phí đi liền với chất lượng. Thế nhưng, điều này không hẳn lúc nào cũng đúng. Mình cũng biết có những trường mức học phí rất phải chăng, thầy cô giảng dạy rất tốt và tâm huyết. Cái quan trọng là điều kiện gia đình có phù hợp hay không, tính cách của con có phù hợp hay không.

Điều gì khiến vợ chồng anh lo lắng nhất khi cho bé đến môi trường học mới? Có phải là sự quy củ và khuôn khổ?

Những điều đó là rất bình thường, đứa trẻ nào cũng cần trải qua môi trường như vậy mới trưởng thành và học thêm nhiều điều mới. Mình dạy con sự tập trung thông qua từng trò chơi nhỏ tại nhà.

Mình chơi cùng con, rồi dạy con khi gặp những trò chơi khó thái độ phải thế nào, cố gắng rút kinh nghiệm chơi tiếp hay giận dỗi khó chịu, rồi những lần dạy con nhớ và học những từ tiếng Anh cơ bản, những con số... Cách mình dạy, con có kiên nhẫn và tập trung hay không sẽ tác động đến con, giúp con vô thức học được những điều đó.

Việc cho con ăn trưa trên lớp và việc cho con đi vệ sinh được rất nhiều bố mẹ quan tâm, đối với vợ chồng anh thì sao?

Khi giao con đến trường thì mình tin tưởng các cô bảo mẫu sẽ chăm sóc con thật tốt. Pu cũng là một đứa trẻ dễ ăn và ăn giỏi, hầu như không kén món gì, nên mình không lo. Tuy nhiên, vấn đề vệ sinh thì đúng là hơi khó khăn vì con vẫn quen thói tự do đi vệ sinh bất kể giờ giấc.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 4

Ngày đầu tiên vào lớp 1 của Pu.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 5

Anh chuẩn bị kỹ năng gì đầu tiên khi cho con vào lớp 1? Học đọc và viết sớm có quan trọng?

Điều đầu tiên mình dạy cho con là phải tập ghi nhớ: tên mình, tên cha mẹ, tên lớp, tên trường, tên cô giáo, số điện thoại của cha... Bên cạnh đó, mình dạy con không tự ý ra khỏi trường khi cha mẹ chưa đến đón, rồi kỹ năng nghe hiểu và trả lời các cô.  

Kỹ năng đọc viết thì con vẫn đang học. Hiện Pu đã được mình dạy khá nhiều từ tiếng Anh cơ bản, ráp được chữ đơn giản, cộng trừ trong khoảng 20 không cần dùng tay đếm… Chắc nhiêu đó là đủ rồi.

Ngoại ngữ cũng là vấn đề được các gia đình chú tâm, còn anh thì sao?

Mình rất quan trọng ngoại ngữ cho con. Mình quan niệm: không giỏi bất cứ môn gì cũng được, nhất định phải giỏi ngoại ngữ vì dù con không biết gì mà biết 2,3 thứ tiếng nước ngoài, con cũng có thể làm thông dịch viên và tự kiếm sống cho bản thân.

Mình mong muốn con có thể học tốt càng nhiều ngoại ngữ càng tốt vì đó là tấm vé thông hành cho con giao tiếp với thế giới.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 6

Pu là cậu bé cá tính, không dễ sai dễ bảo như các bé khác, rất hay nói lên ý kiến cá nhân.

Anh làm thế nào để tạo hứng thú học cho bé bước vào lớp 1?

Mình chưa bao giờ lấy việc học làm áp lực cho con, mình dạy con những điều mới cũng từ những trò chơi. Mỗi lần đi học, mình đều nghĩ cách sao cho con thoải mái và vui vẻ nhất, để con nghĩ đến trường sẽ được gặp cô và các bạn, biết được thêm nhiều điều mới.

Mỗi khi có cảm giác con mệt, con buồn, mình lại dẫn con đi chơi, mua đồ chơi, tạo hứng thú học tập cho con vào ngày mai. Đó là những gì mình có thể làm được cho con.

Mình cảm thấy tuổi thơ mình học rất nhiều và mệt, vì thế mình muốn cho con tâm trạng đến trường tốt nhất có thể.

Anh là một nhạc sĩ, vậy anh có chú trọng vào năng khiếu của con khi phát hiện ra không?

Mình rút kinh nghiệm của mình ngày còn bé, phải học quá nhiều mà không được định hướng phát triển năng khiếu, những môn học tại trường, sau này ra đời và làm việc không áp dụng được. Đó là một sự lãng phí của ngành giáo dục và tuổi thơ của các con. Mình quan niệm điểm số và thứ hạng tại trường không mang lại thành công cho con ngoài xã hội, nó chỉ là thước đo để các con có sự cố gắng khám phá học hỏi kiến thức.

Mình sẽ chú ý bổ sung cho con những cách giao tiếp ứng xử xã hội và những đức tính cần có để ra đời con được yêu quý và được giúp đỡ nhiều hơn. Còn năng khiếu của con mình vẫn đang theo dõi, khi nào con bộc lộ, bày tỏ sự yêu thích và đam mê dành cho điều đó mình sẽ ủng hộ đến cùng.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 7

Mỗi khi có cảm giác con mệt, con buồn, anh lại dẫn con đi chơi, mua đồ chơi, tạo hứng thú học tập cho con vào ngày mai.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 8

Pu là một cậu bé có tính cách như thế nào, thưa anh?

Pu sinh cuối năm 2012, vì thế hơi tội cho con khi phải nhập học sớm hơn 6 tháng so với các bạn cùng trang lứa, trong khi tính cách con vẫn còn ngây thơ, ham chơi và đôi khi nhõng nhẽo chưa tự lập được. Điều đó làm cho vợ mình lo lắng khi con đi học vì sợ con không hoà nhập và làm quen tốt trong môi trường mới. Còn mình thì cứ tin tưởng vào con, nhất định con sẽ thích nghi nhanh thôi.

Như vậy phải chăng anh và bà đang mâu thuẫn trong việc nuôi dạy con không?

Đôi lúc mình và vợ cũng mâu thuẫn trong dạy con nhưng nuôi con thì mình hoàn toàn tin tưởng vào vợ. Mình thì muốn con sớm học được tính tự lập, tự lo cho bản thân trong các vấn đề cá nhân, và biết chủ động giao tiếp với mọi người. Còn vợ mình thì cứ luôn nghĩ con lúc nào cũng bé bỏng, cũng cần được chở che và chăm sóc, nên hơi nuông chiều bé quá mức.

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung nghe Hiền Thục chọn trường quốc tế cho con trai vì lý do đặc biệt - 9

Bà xã anh luôn nghĩ con bé bỏng, cần được chở che và chăm sóc, nên hơi nuông chiều bé.

Vừa qua, bé Pu đã có buổi đầu tới thăm trường lớp và tiếp xúc bạn bè, cô giáo, tâm trạng của anh và bé như thế nào?

Mẹ Pu bị bệnh ở nhà. Mình đưa con đến trường. Con hơi rụt rè vì vào môi trường lạ, mình cũng hơi lo cho con và cứ nghĩ đến con suốt cả ngày. Mình thương con vì con bắt đầu bước vào thời gian đi học, ít thời gian vui chơi. Lúc nào mình cũng nghĩ con còn bé nhỏ và luôn mong con được mãi ngây thơ như bây giờ.

Xin cảm ơn anh về những chia sẻ!

Chi 15 triệu/tháng cho con vào lớp 1
Để con được vào học trường Đoàn Thị Điểm, một bà mẹ ở Lào Cai sẵn sàng 'đầu tư'.
Hồng Nhung (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Con vào lớp 1