Hầu hết trẻ em sinh ra, trong những tháng đầu đều được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, sau 4 tháng sinh, sữa mẹ dần giảm đi. Vì vậy một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi hợp lý sẽ giúp trẻ bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.
1. Tại sao bé 5 tháng tuổi lại phải ăn dặm?
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ dưới 5-6 tháng tuổi, nhưng không thể thỏa mãn được nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy: sau khi đẻ, sự bài tiết sữa mẹ sẽ tăng dần và đạt đỉnh cao (trung bình 1000-1500ml) sau 4 tháng, giữ ở mức này cho đến tháng thứ 6 và sau đó lượng sữa mẹ sẽ giảm dần.
Khi trẻ được 5 tháng tuổi, trẻ có trọng lượng gấp đôi trọng lượng khi đẻ, do vậy, dù là bú mẹ, dù là ăn hỗn hợp hay ăn nhân tạo thì sữa mẹ hay các thức ăn thay thế sữa mẹ đều không đáp ứng được nhu cầu trẻ.
Để đáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ ở lứa tuổi này, phải cho trẻ ăn một chế độ ăn mới, chế độ ăn bổ sung, hay còn được gọi là ăn sam, ăn dặm, ăn thêm. Và thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi là lựa chọn được nhiều mẹ áp dụng nhất.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi. (Ảnh minh họa)
2. Các loại thức ăn bổ sung trong thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
Các món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi được biểu thị theo ô vuông thức ăn mà trung tâm là sữa mẹ và một số loại thức ăn sau:
- Thức ăn cơ bản: ngũ cốc, khoai củ
- Thức ăn cung cấp chất đạm: thịt, cá, trứng, tôm, cua, ốc
- Thức ăn có vitamin và muối khoáng: rau, quả
- Thức ăn giàu năng lượng: Dầu, bơ, mỡ, lạc, mía, đường
Các loại thức ăn bổ sung cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Trong đó, thức ăn cơ bản là loại lương thực phổ biến: gạo, mì, ngô, khoai tây. Các loại thức ăn này cung cấp chủ yếu là đường từ tinh bột (gluxit) và nhiệt lượng cho cơ thể trẻ.
Thức ăn cung cấp protein
Protein có nguồn gốc từ động vật như sữa, thịt, cá, trứng, tôm có giá trị dinh dưỡng cao vì có đầy đủ các acid amin cần thiết. Trong các loại thức ăn này, dễ hấp thu nhất đối với trẻ em là sữa, sau đó là cá, tôm, rồi đến thịt, trứng.
Tỷ lệ chất đạm trong các loại động vật cũng khác nhau: cao nhất là thịt cóc với tỷ lệ 34% chất đạm; sau đó đến thịt gà, thịt bò, thịt lợn thịt ếch với hàm lượng đạm khoảng 18-22%. Các loại cá cũng có tỷ lệ đạm không giống nhau: các loại cá có màu xẫm như cá quả, cá rô, cá trê… có lượng đạm cao hơn các loại cá có màu trắng như cá giếc, cá mè, cá chép, cá trôi. Tỷ lệ đạm của các loại cá dao động trong khoảng 14-18%.
cấp thêm protein trẻ. (Ảnh minh họa)
Trứng gà, trứng vịt có lượng protein chiếm 13 – 15% trong đó 45% lượng protein lại nằm trong lòng trắng. Khả năng tiêu hóa trứng lại phụ thuộc nhiều vào cách chế biến. Trứng dễ tiêu hóa nhất là cách chế biến trứng vừa chín tới.
Trong các loại sữa, tốt nhất là sữa mẹ, sau đó là sữa bò, rồi đến sữa ngựa, sữa trâu, sữa dê và cuối cùng là sữa đậu nành.
Thức ăn cung cấp nhiệt lượng
Các loại thức ăn như ô lưu, dầu lạc, dầu vừng, dầu dừa, dầu cám, dầu cá thu, mỡ động vật, bơ là lipid cho nhiều năng lượng (1g cho tới 9Kcal), trong đó các loại thực vật có giá trị dinh dưỡng cao hơn vì chúng chứa nhiều acid béo không no, tan trong nhiệt độ thấp, có hòa tan nhiều vitamin A,D và dễ hấp thu.
Thức ăn cung cấp vitamin và muối khoáng
Rau quả là nguồn vitamin và muối khoáng vô cùng phong phú. Các loại quả có màu vàng, đỏ như đu đủ, xoài, gấc, cà rốt… chứa nhiều viamin A; các loại như cam, rau ngót, rau dền, rau muống chứa nhiều carotene (tiền vitamin A). Tuy vậy, nếu các loại rau quả để lâu hoặc nấu chín thì hầu như không còn giữ được các vitamin. Kali là chất có nhiều trong đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cùi dừa, chuối tiêu, mận, hồng xiêm… Ngoài ra, với lượng chất xơ khá nhiều trong rau quả, đây là loại thức ăn có tác dụng làm tăng nhu động ruột, chống táo bón.
Chọn một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin A cho trẻ. (Ảnh minh họa)
3. Cách nấu và cách cho ăn với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi
Các loại nước quả (nước cam, nước chanh) có thể bắt đầu cho trẻ uống vào tháng thứ 3-4. Lúc đầu, mỗi ngày cho trẻ uống 1 lần 5- 10 giọt, sau vài ngày tăng lên 10 - 20 giọt, sau 1-2 tuần tăng lên 1/4, rồi 1/3, 1/2 thìa cà phê để rồi đến tháng thứ 5 có thể cho trẻ 1-2 thìa quả nạo (chuổi, đu đủ, táo tây). Tập cho trẻ quen dần với từng loại quả để sau này trẻ có thể ăn mỗi ngày 4-10 thìa quả nạo theo tháng tuổi.
Tập cho trẻ quen dần với các loại đồ ăn bổ sung. (Ảnh minh họa)
Ăn bột thường được bắt đầu vào tháng thứ 5. Phải tập cho trẻ quen dần với từng loại bột, do vậy cách nấu ăn dặm kiểu Nhật phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Cho trẻ ăn từ loãng đến đặc (bột loãng, bột 5%, bột 10%, cháo loãng, cháo đặc, cơm nát, cơm).
- Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều (mỗi bữa vài thìa, 1/4 bát, 1/3 bát, 1/2 bát, 3/4 bát rồi 1 bát (200ml); lúc đầu mỗi ngày cho trẻ ăn 1 lần vài thìa bột loãng (ăn sau khi bú, không thành bữa ăn riêng), sau đó cho ăn mỗi ngày 1 bữa, rồi 2-3 bữa…
- Cho trẻ bắt đầu ăn các loại thức ăn dễ tiêu rồi đến các loại thức ăn khó tiêu hơn: Bột, bột sữa, bột nấu với nước thịt, bột trứng, bột cá, bột thịt.
Cho trẻ ăn từ các loại dễ tiêu đến hóa trước. (Ảnh minh họa)
Tập từ từ cho trẻ quen dần với từng loại thức ăn. Ví dụ cho trẻ ăn bột nấu với ít thịt nghiền (thịt xay), sau 1 tuần nếu thấy trẻ tiêu hóa tốt thì cho ăn bột nấu với một nửa lượng nước là thịt nghiền, rồi toàn bộ là thịt nghiền. Vào tháng 7-8 có thể cho ăn bột nấu với thịt nghiền…
Thực đơn ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi phải đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nguyên tắc ô vuông thức ăn: có đủ chất đạm, mỡ, vitamin và muối khoáng: thịt, cá, trứng; bột gạo, bột mì, khoai tây; dầu thực vật; rau xanh, quả tươi.
Đảm bảo vệ sinh khi nấu đồ ăn cho trẻ. (Ảnh minh họa)
Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật cũng như cách nấu các món khác cho trẻ, phải đảm bảo vệ sinh trong ăn uống cho trẻ: rửa tay trước khi chuẩn bị nấu nướng và cho trẻ ăn, nấu chín, đồ dùng phải sạch sẽ, ăn bữa nào nấu bữa ấy, không để thức ăn ôi thiu.