Mời các mẹ tham khảo các thực đơn ăn dặm kiểu Nhật dưới đây để có thể cung cấp cho bé những chất dinh dưỡng tốt nhất.
Bắt đầu từ 5 đến 6 tháng bé đã bắt đầu có thể ăn dặm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp ăn dặm với các ưu, nhược điểm khác nhau. Trong đó ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được nhiều mẹ ưa chuộng nhất vì giúp con thông minh, cao lớn, khỏe mạnh.
Cùng tìm hiểu về phương pháp cũng như những thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé qua thông tin dưới đây:
1. GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM KIỂU NHẬT
Ăn dặm kiểu Nhật là một phương pháp ăn dặm hiệu quả và khoa học dành cho bé từ 5-18 tháng tuổi. Khác với ăn dặm truyền thống, ăn dặm kiểu Nhật sẽ giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau.
Ăn dặm kiểu Nhật giúp bé làm quen với nhiều loại thức ăn. (Ảnh minh họa)
Thời gian thích hợp để bắt đầu ăn dặm kiểu Nhật là khi 5 tháng tuổi. Các chuyên gia Nhật Bản đã nghiên cứu cẩn thận và đưa ra kết luận rằng bắt đầu từ tháng thứ 5 khi bé có phản xạ tập nhai thì bé đã có thể ăn được một số loại thức ăn nhất định. Mẹ không nên cho bé ăn dặm sớm hơn vì lúc đó hệ thiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện để có thể tiêu hóa được thức ăn rắn.
Ăn dặm kiểu Nhật đúng cách chia làm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1 (5-6 tháng tuổi): Bé tập làm quen với thức ăn vì vậy mẹ cho bé ăn từng chút một, từ ít cho đến nhiều. Giai đoạn này để bé làm quen với mùi vị các loại thức ăn khác nhau và học cách ăn bằng muỗng.
Giai đoạn 2 (7-8 tháng tuổi): Ở độ tuổi này bé đã bắt đầu biết nhai thức ăn vì vậy mẹ có thể nấu cho bé các món mềm như cháo mà không cần xay nhuyễn. Mẹ nên tăng độ đa dạng của thực phẩm trong gian đoạn này.
Giai đoạn 3 (9-11 tháng tuổi): Mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa chính. Bé đã nhai được thức ăn khá tốt nên mẹ có thể nấu các món mềm để bé nhai. Mẹ cũng có thể cắt thức ăn theo dạng ngón tay dài khoảng 2-3 cm, to khoảng 0,5 cm cho bé tự bốc ăn.
Giai đoạn 4 (12-15 tháng tuổi): Mẹ cho bé ăn 3 bữa chính và tham gia ăn cùng lúc với mọi người trong gia đình. Bé bắt đầu có thể tập ăn cơm nát rồi đến cơm. Mẹ nên dạy cho bé tự ăn một mình bằng muỗng và nĩa.
Ăn dặm kiểu Nhật đòi hỏi mẹ phải dành nhiều thời gian, công sức hơn ăn dặm truyền thống. Tuy nhiên, khi bé đã quen với phương pháp ăn dặm này thì việc ăn dặm sẽ rất dễ dàng đơn giản và bé sẽ cao lớn, khỏe mạnh, thông minh.
2. ƯU ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP ĂN DẶM KIỂU NHẬT
Ăn dặm kiểu Nhật mang đến rất nhiều lợi ích khác nhau cho sự phát triển của bé. Một trong những ưu điểm nổi bật của phương pháp này là bé sẽ ăn thô sớm hơn so với bạn bè cùng lứa. Cùng với thực đơn ăn dặm kiểu Nhật đa dạng, phong phú bé sẽ không bị nhàm chán, bỏ ăn.
Ưu điểm thứ hai là ăn dặm kiểu Nhật dùng rất ít gia vị nên sẽ tốt hơn cho sức khỏe của bé.
Cuối cùng, phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp bé có thể tự lập ăn uống từ nhỏ mà không phụ thuộc vào mẹ. Giờ ăn của bé sẽ hoàn toàn vui vẻ chứ không bị áp lực, mệt mỏi.
3. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỰC ĐƠN ĂN DẶM KIỂU NHẬT
Mẹ cùng tham khảo một số thực đơn ăn dặm bổ dưỡng, ngon miệng cho bé:
Món ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-6 tháng
Súp khoai tây sữa
Súp khoai tay thơm ngon cho bé yêu. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 1/8 củ khoai tây, 60ml sữa
Cách làm:
- Mẹ rửa sạch khoai tây, gọt vỏ, thái nhỏ và luộc chín. Sau đó đem khoai tây trộn chung với sữa và nấu ở lửa nhỏ cho tới khi chím mềm.
- Tiếp theo mẹ nghiền nhuyễn hỗn hợp khoai tay và sữa.
Súp sữa bí đỏ
Súp sữa bí đỏ giàu vitamin A. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 20gr bí đỏ, 60ml sữa.
Cách làm:
- Bí đỏ rửa sạch gọt vỏ, thái miếng nhỏ. Mẹ nấu chín bí đỏ trong 5 phút.
- Mẹ pha 60ml sữa bột sau đó trộn chung với bí đỏ đã nấu và đun lửa vừa cho tới khi chín mềm.
- Cuối cùng mẹ nghiền nhuyễn hỗn hợp bí đỏ và sữa.
Cháo đậu cô ve
Súp đậu kích thích khẩu vị của bé. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 2 thìa cà phê cháo trắng, 2 thìa cà phê đậu cô ve.
Cách làm:
- Mẹ rửa sạch đậu, trần qua nước sôi rồi luộc chín mềm và nghiền nhuyễn.
- Trộn đậu nghiền vào với cháo trắng và quấy đều.
Món ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7-8 tháng
Cháo cà rốt và cá
Cháo cá và cả rốt giàu dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 50gr cà rốt, 30gr thịt cá màu trăng, ½ thìa cà phê rong biển tươi, ½ thìa cà phê bột gạo.
Cách làm:
- Mẹ gọt vỏ cà rốt, thái miếng khoảng 1mm và luộc chín mềm rồi nghiền nhuyễn.
- Rửa sạch rong biển, luộc từ 1 -2 phút cho chín mềm.
- Cá lột da, hấp chín rồi lọc hết xương và xay nhỏ.
- Cho nước súp vào nồi rồi cho các nguyên liệu ở trên vào đun sôi khoảng 3 phút. Sau đó cho bột gạo đã hòa tan vào nấu chín thì tắt bếp.
Súp cá hồi, rau củ
Súp cá hồi rau củ thơm ngon. (Ảnh minh họa)
Nguyên liệu: 10gr cá hồi tươi, ½ muỗng cà rốt, 1 quả đậu sora, 1/3 chén nước rau luộc, một ít bột gạo.
Cách làm:
- Cá hồi bỏ da, luộc sơ, bỏ xương, xé nhỏ.
- Đậu sora luộc chín, bóc vỏ, nghiền nhỏ.
- Cà rốt nấu chín, nghiền nhỏ.
- Cho cá, cà rốt vào nước rau nấu khoảng 3 phút.
- Tiếp theo cho bột gạo đã hòa tan vào nấu chín.
- Cuối cùng mẹ thêm bột sora đã nghiền nhỏ vào trộn đều.
Ngoài ra, mời mẹ tham khảo một số thực đơn ăn dặm kiểu Nhật do mẹ Xu (Hà Nội) chia sẻ: