Sốt là tình trạng thường gặp ở trẻ và gây ra một số hậu quả như: trẻ sốt cao chân tay lạnh, trẻ sốt chân tay lạnh, đầu nóng, trẻ sốt cao bàn chân, tay lạnh, trẻ sốt cao rét run chân tay lạnh,…Những thông tin dưới đây sẽ giúp các mẹ nhận diện tình trạng bệnh của con và có cách xử trí phù hợp nhất.
Thế nào là tình trạng trẻ sốt cao?
Sốt là hiện tượng tăng nhiệt độ của cơ thể, được xác nhận khi nhiệt độ đo hậu môn trên 38 độ C, đo ở miệng lớn hơn hoặc bằng 37 độ 5 hoặc ở nách lớn hơn 37 độ 2.
Sốt dẫn đến hiện tượng tăng thân nhiệt ở trẻ. (Ảnh minh họa)
Trong ngày nhiệt độ buổi sáng có thể giảm 0,5 độ C, chiều tối tăng 0,5 độ. Nhiệt độ cũng có thể dao động từ 1-1,5 độ khi mặc quá nhiều quần áo, thời tiết nóng, tắm nóng. Nếu do nhiệt độ ở miệng thì phải chờ 20-30 phút sau khi ăn thức ăn nóng hoặc uống nóng.
Sốt làm tăng thân nhiệt nhưng cơ chế kiểm soát và điều hòa nhiệt độ của cơ thể không bị tổn thương. Vì vậy khi trẻ sốt cao, thân nhiệt tăng nhưng chân tay vẫn có thể lạnh toát.
Phân loại sốt ở trẻ
1. Theo mức độ
Người ta chia sốt thành 2 loại: sốt không cao (thân nhiệt nhỏ hơn 39 độ C và sốt cao khi thân nhiệt lớn hơn hoặc bằng 39 độ C), đối với trường hợp trẻ sốt cao trên 39 độ và chân tay lạnh cần đưa đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám kịp thời.
Trẻ số cao, thân nhiệt hơn 39 độ C. (Ảnh minh họa)
2. Theo thời gian
+ Sốt cấp tính khi thời gian sốt dưới 14 ngày
+ Sốt kéo dài khi thời gian sốt >=14 ngày
3. Theo kiểu sốt
+ Sốt liên tục (trong bệnh thương hàn)
+ Sốt dao động (trong nhiễm trùng mủ sâu)
+ Sốt cách nhật (trong sốt rét)
+ Sốt hồi qui (nhiễm xoắn khuẩn)
3. Những vị trí đo nhiệt độ cơ thể khi trẻ bị sốt
Có thể đo nhiệt độ trẻ ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. (Ảnh minh họa)
+ Nách (thời gian lưu nhiệt từ 5-6 phút)
+ Miệng (thời gian lưu nhiệt kế từ 3 phút)
+ Hậu môn (thời gian lưu nhiệt kế từ 2 phút)
+ Trán
Trẻ sốt cao chân tay lạnh gây ra hậu quả gì?
Hậu quả của sốt cao ở trẻ gồm một số tình trạng như sau: bé sốt tay chân lạnh tím tái, trẻ em sốt cao chân tay lạnh, trẻ sốt cao bàn chân tay lạnh, trẻ sốt cao đầu nóng chân tay lạnh,…
1. Đặc điểm điều hòa thân nhiệt ở trẻ em
Trẻ sốt cao chân tay lạnh do trung tâm điều hòa nhiệt chưa ổn định. (Ảnh minh họa)
Dựa vào đặc điểm điểu hòa thân nhiệt ở trẻ em để lý giải vì sao trẻ sốt chân tay lạnh trong khi thân nhiệt lại tăng. Có một số cách giải thích hiện tượng này như sau:
- Những trẻ 6 tháng tuổi sốt cao chân tay lạnh do trung tâm điều hòa nhiệt chưa ổn định nên dễ sốt cao ngay chỉ khi bị nhiễm khuẩn nhẹ hay ngược lại nhiễm khuẩn nặng lại không có phản ứng sốt.
- Diện tích da tính theo cân nặng lớn, da mỏng và có nhiều mạch máu nên thân nhiệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường.
- Vì cơ thể trẻ đang lớn dần nên quá trình sinh nhiệt nhiều hơn thải nhiệt, do vậy việc thải nhiệt qua hơi thở, qua da và mồ hôi rất quan trọng. Ngoài ra ở trẻ em còn hay gặp các bệnh gây sốt bẩm sinh như thiểu, bất sản tuyến mồ hôi, loạn sản ngoại bì.
2. Hậu quả khi trẻ sốt chân tay lạnh
Trẻ sốt cao chân tay lạnh dẫn đến mất năng lượng. (Ảnh minh họa)
+ Mất nước
+ Mất năng lượng
+ Rối loạn chuyển hóa, hay đưa đến nhiễm toan
+ Kém ăn do dịch tiêu hóa ít
+ Mức lọc cầu thận giảm nên dễ nhiễm độc, ngộ độc
+ Gây co giật nếu trẻ sốt cao
Nguyên nhân của tình trạng trẻ sốt cao chân tay lạnh
1. Do trẻ bị sốt cấp tính
- Các bệnh nhiễm trùng
+ Nhiễm khuẩn: Tai mũi họng, hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh (viêm màng não mủ, áp xe não…)
+ Nhiễm virus: cảm cúm, viêm não, màng não, quai bị, sốt xuất huyết,…
- Mất nước ưu trương trong tiêu chảy cấp
- Trúng nóng, trúng nắng
- Rối loạn trung tâm điều nhiệt trong các bệnh tổn thương thần kinh (u não, chấn thương…)
- Trẻ em có sốt trong mọc răng
- Phản ứng dị ứng: Với thời tiết, tiêm chủng, truyền dịch…
Trẻ sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. (Ảnh minh họa)
2. Do trẻ bị sốt kéo dài
Nguyên nhân do các bệnh nhiễm trùng
+ Các bệnh do vi khuẩn:
* Lao, thương hàn
* Các ổ nhiễm khuẩn mạn tính tại tai mũi họng
* Các ổ ung mủ sâu: áp xe gan, đường mật, áp xe phổi, cốt tủy viêm, áp xe quanh thận, áp xe dưới cơ hoành…
* Nhiễm khuẩn đường tiểu
* Viêm nội tâm mạc bán cấp hoặc cấp tính
* Nhiễm khuản huyết do liên cầu, tụ cầu, vi khuẩn Gram (-)…
* Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira
* Viêm màng não mủ
* Các bệnh do các vi khuẩn khác: Nhiễm Listeria do mẹ truyền sang cho trẻ sơ sinh; nhiễm Brucella lấy từ súc vật qua đường uống sữa biểu hiện sốt kéo dài, đau đầu và xương khớp, nổi ban đỏ, gan lách hạch to.
+ Các bệnh do virus và Rickettsia
* Bệnh tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (do virus Eptein Barr): gặp ở trẻ 2-10 tuổi biểu hiện sốt kéo dài (về chiều, đêm), viêm đau họng, phát ban, gan lách hạc to, có thể vàng da, bạch cầu tăng, tỷ lệ môn tăng.
* Viêm gan vius
* Bệnh do Rickettsia
* Nhiễm HIV, AIDS
Trẻ sốt cao chân tay lạnh do nhiễm virut. (Ảnh minh họa)
+ Các bệnh ký sinh trùng
* Sốt rét
* Bệnh do Amibe
* Bệnh giun sán
* Viêm phổi hoặc viêm màng não do nấm
3. Do bệnh của tổ chức tạo máu
- Các bệnh máu và cơ quan tạo máu: Bạch cầu, Bệnh Hodgkin, U limpho không Hodgkin, Huyết tán mạn tính.
- Các khối u khác: U nguyên bào thần kinh, u nguyên bào thận, ung thư gan, u não, tăng võng ác tính, u nhầy tâm nhĩ…
4. Do bệnh của tổ chức liên kết
Trẻ sốt cao do bị viêm nhiễm. (Ảnh minh họa)
- Thấp tim, Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em
- Bệnh tạo keo: lupus ban đỏ và viêm nút quanh động mạch
- Bệnh Kawasaki: sốt, viêm kết mạc, xung huyết và nứt nẻ niêm mạc miệng lưỡi thanh quản và xung quanh miệng, ban đỏ da, hạch to vùng cổ (50-80%).
5. Do các nguyên nhân khác
- Do nguyên nhân thần kinh, tâm thần (não bẩm sinh, di chứng não…)
- Do các bệnh chuyển hóa và di truyền như bất sản, thiếu sản tuyến mồ hôi, loạn sản – ngoại bì
- Do thuốc
- Do một số bệnh hiếm gặp
Xử trí trẻ sốt cao chân tay lạnh
Thường xuyên theo dõi thân nhiệt khi trẻ bị sốt cao. (Ảnh minh họa)
Trước khi các mẹ đưa ra cách xử trí tình trạng sốt cho con mình, trước hết phải biết sốt là triệu chứng hay gặp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau, do đó:
- Không vội vàng dùng thuốc (kháng sinh và hạ nhiệt) mà phải cặp nhiệt độ để phân loại, theo dõi và xử trí kịp thời.
- Luôn đề phòng co giật, sốt cao. Nếu co giật xảy ra phải xử lý nhanh chóng tránh để hậu quả tổn thương thần kinh.
- Hạ thân nhiệt: khi trẻ em sốt cao chân tay lạnh cần cho trẻ uống đủ nước, nới rộng quần áo, nằm nơi thoáng đáng.
- Bù đủ nước, dinh dưỡng và vitamin
- Tìm nguyên nhân
- Xử trí nếu trẻ sốt co giật tại nhà: để trẻ nằm nghiêng, tháo bớt quần áo, không nên để trẻ sốt chân lạnh đi tất nếu chưa nắm được tình trạng thân nhiệt của bé, tránh xa vật nhọn, đặt vật mềm giữa 2 hàm rang, lau mát trán, cổ, bẹn, khoeo
Phòng bệnh để tránh tình trạng trẻ sốt cao và chân tay lạnh
Sốt là triệu chứng gặp trong nhiều bệnh, là biểu hiện phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh, do nhiều nguyên nhân gây nên, do vậy đề phòng sốt ở trẻ em là khó. Để hạn chế tình trạng sốt cần chú ý tránh các bệnh nhiễm trùng, tránh nhiễm nóng, nắng…
Điều quan trọng hơn và có thể tiến hành được là phòng co giật do sốt cao. Khi sốt nhẹ, vừa cần tiến hành các biện pháp vật lý tại nhà như trên.