Trẻ bị sởi: Nguyên nhân và những dấu hiệu cha mẹ cần biết

Ngày 19/05/2019 10:49 AM (GMT+7)

Bệnh sởi ở trẻ em là một trong những căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Nếu thấy trẻ có hiện tượng bị nhiễm qua các biểu hiện như: Sốt nhẹ, viêm họng, những đốm nhỏ màu đỏ trên da… thì cần phải được chữa trị kịp thời.

Sởi là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan. Nó gây ra phát ban da toàn thân và các triệu chứng giống cúm.

Sởi (còn gọi là rubella) là do virus gây ra. Một đứa trẻ bị bệnh nên uống nhiều chất lỏng, nghỉ ngơi nhiều và phải ở nhà không nên đến trường học hoặc nhà trẻ để ngăn ngừa lây nhiễm.

Các biểu hiện và triệu chứng của bệnh sởi là gì?

Các triệu chứng đầu tiên của nhiễm sởi thường là:

- Ho

- Sổ mũi

- Sốt cao

- Mắt đỏ

- Trẻ em cũng có thể có những đốm đốm nhỏ màu đỏ với tâm trắng xanh trong miệng trước khi phát ban bắt đầu.

Phát ban bùng phát 3 đến 5 ngày sau khi các triệu chứng bắt đầu, đôi khi cùng với sốt cao lên tới 104°F(40°C). Phát ban đỏ hoặc nâu đỏ thường bắt đầu như những đốm đỏ phẳng trên trán. Nó lây lan sang phần còn lại của khuôn mặt, sau đó xuống cổ và thân đến cánh tay, chân và bàn chân. Cơn sốt và phát ban từ từ biến mất sau vài ngày.

Trẻ bị sởi: Nguyên nhân và những dấu hiệu cha mẹ cần biết - 1

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi rất dễ lây lan. Trên thực tế, 9 trên 10 người không được tiêm phòng sởi sẽ mắc bệnh nếu họ ở gần người bị nhiễm bệnh. Vì thế hãy để trẻ cách ly với những trẻ bị nhiễm bệnh.

Chăm sóc trẻ bị sởi đúng cách như nào?

- Trẻ bị sởi cần được nằm cách ly, tránh gió lạnh

- Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt nước uống giàu vitamin A để bảo vệ đôi mắt của trẻ mắc bệnh sởi

- Khuyến khích trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

- Nâng cao sức đề kháng cho trẻ bằng chế độ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết

Trẻ em bị sởi nên được bác sĩ theo dõi chặt chẽ. Trong một số trường hợp, bệnh sởi có thể dẫn đến các vấn đề khác, chẳng hạn như:

- Nhiễm trùng tai

- Bệnh tiêu chảy

- Viêm phổi

- Viêm não (kích thích và sưng não)

Trẻ em bị sởi nên tránh xa người khác trong 4 ngày sau khi phát ban.

Bệnh sởi kéo dài bao lâu?

Nhiễm trùng sởi có thể kéo dài trong vài tuần. Các triệu chứng thường bắt đầu sau 7 đến 14 ngày khi ai đó tiếp xúc với vi-rút.

Trẻ bị sởi có được tắm không?

Khi thấy trẻ bị sởi, có rất nhiều cha mẹ lại kiêng cho trẻ tắm, tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Vì vậy, khi trẻ bị sởi cha mẹ không nhất thiết phải kiêng tắm cho bé.

- Tắm cho trẻ bằng nước ấm, trong phòng kín gió và lau khô người sau khi tắm xong.

- Không tắm suồng sã, có thể dùng cách lau từng bộ phận trên cơ thể của trẻ, đầu tiên là mặt, cổ, sau đó đến tay, ngực, bụng, lưng, hai chân... Làm sạch phần nào thì thấm khô và quấn khăn luôn phần đó. Các mẹ nên làm nhanh và nhẹ nhàng nhất.

Những biện pháp phòng ngừa bệnh sởi

Cách tốt nhất để bảo vệ con bạn là đảm bảo chúng được tiêm chủng ngừa sởi.

Tiêm chủng 2 mũi cho trẻ độ tuổi tiêm chủng, mũi 1 từ 9 – 12 tháng tuổi, mũi 2 từ 18 – 24 tháng.

Điều quan trọng đối với tất cả trẻ em phải tiêm vắc-xin đúng lịch.

Tăng cường vệ sinh cá nhân sạch sẽ, sát trùng mũi họng, nâng cao thể trạng.

Không để trẻ gần những người hay khu vực đang bị sởi.

Trẻ bị sởi: Nguyên nhân và những dấu hiệu cha mẹ cần biết - 2

Khi nào nên gọi bác sĩ?

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn nghĩ rằng trẻ bị sởi hoặc con bạn ở xung quanh với những người bị sởi, đặc biệt là nếu con bạn:

- Là trẻ sơ sinh

- Đang dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch

- Bị bệnh lao, ung thư hoặc bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Trẻ bị sởi có thể điều trị tại nhà như thế nào để bé nhanh khỏi?
Sởi có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như mù lòa, bệnh phổi mãn tĩnh, nhiễm trùng tái phát.
Anh Tú (T/h từ kidshealth.org)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sởi