Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị

Ngày 31/08/2018 16:42 PM (GMT+7)

Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn.

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 2

PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng

Khi trẻ bị tiêu chảy có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Đây cũng là triệu chứng phổ biến ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, các mẹ cần phân biệt rõ các dấu hiệu tiêu chảy để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện điều trị kịp thời.

1. Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy

Cha mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy. Vì trẻ tuổi này rất dễ bị mất nước và biến chứng nặng bệnh mà người nhà có thể không nhận biết được.

Sau đây là những dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy cần khám bác sĩ ngay:

- Trẻ vẫn nôn ói nhiều, mặc dù chúng ta đã cho trẻ uống chậm, ít, thường xuyên.

- Trẻ không chịu ăn uống gì trong khi vẫn còn tiêu chảy và nôn ói nhiều.

- Trẻ đi tiêu quá thường xuyên và chúng ta lo lắng có thể không bù được đủ nước cho trẻ.

- Nếu khi nôn ói, chúng ta thấy dịch nôn ói của trẻ có màu xanh lá cây (dịch từ túi mật).

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 3

Trẻ chán ăn là dấu hiệu của bệnh đường tiêu hóa (Ảnh minh họa)

- Trẻ than đau bụng nhiều, thường xuyên.

- Phân có máu.

- Trẻ có dấu hiệu mất nước.

- Trẻ mệt mỏi, lừ đừ, quấy khóc liên tục, hoặc nếu bạn thấy trẻ ngủ nhiều, khó đánh thức.

- Tiêu chảy vẫn không hết sau 7 ngày.

2. Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị tiêu chảy, trong đó bao gồm:

- Nhiễm virus: Rotavirus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tiêu chảy phổ biến nhất ở trẻ nhỏ từ 2 tuổi trở xuống. Nhưng từ khi vắc-xin rotavirus ra đời năm 2006, bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ đã giảm đáng kể.

- Kháng sinh: Khoảng 1 trong 10 trẻ sau khi dùng thuốc kháng sinh sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn và đau dạ dày. Nguyên nhân là do bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt vi khuẩn có hại, thuốc kháng sinh cũng đồng thời tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và dẫn đến đau bụng hoặc tiêu chảy.

Nếu nghĩ rằng thuốc kháng sinh là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, hãy cho bác sĩ biết trước khi tự ý ngưng thuốc vì việc ngừng thuốc kháng sinh sớm có thể khiến bệnh trầm trọng hơn.

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 4

Trẻ bị ký sinh trùng là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy (Ảnh minh họa)

- Ký sinh trùng: Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh được gửi chăm sóc tại các trung tâm có nguy cơ mắc giardia rất cao. Đây là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do ký sinh trùng gây ra. Phơi nhiễm xảy ra khi bé cho đồ chơi bị nhiễm phân mang mầm bệnh vào miệng hoặc từ tay truyền qua thực phẩm và đưa vào miệng.

- Dị ứng sữa: Có đến 3% trẻ nhỏ bị dị ứng với protein trong sữa hầu hết các công thức. Nếu bú mẹ, trẻ có thể dị ứng với sữa mẹ đã tiêu thụ. Khi bị dị ứng với protein sữa trẻ có thể sẽ bị nôn mửa và thường xuyên bị tiêu chảy. Nếu nghi ngờ trẻ bị dị ứng protein sữa, nên cho bác sĩ biết để nhờ họ tư vấn loại sữa phù hợp với bé. Nếu bé bú mẹ, mẹ nên ngưng sữa khiến bé dị ứng và chọn nguồn sữa khác thay thế.

3. Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy, cha mẹ cần lưu ý chế độ ăn uống riêng cho đối tượng này. Bởi lúc này hệ thống tiêu hóa của bé đang có vấn đề và rất nhạy cảm.

Cách ăn uống tốt nhất cho trẻ bị tiêu chảy là bù nước.

Bé tiêu phân nhiều nước nên bao giờ cũng bị mất nước. Cơ thể thiếu nước sẽ đưa đến những biến chứng nặng nề, có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Tuy bị tiêu chảy nhưng đường ruột vẫn hấp thu nước được.

Vì vậy, phải cho bé uống bù nước ngay khi biết bé bị tiêu chảy. Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol), ORS II, viên hydrite. Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

Một số bé khi tiêu chảy kèm theo ói nhiều, nên việc bù nước cần thực hiện hết sức từ từ, cho bé uống từng ít một (15-20ml tương đương với 5-10 muỗng cà phê nước cho một lần uống), mỗi 15 phút uống một lần.

Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn. Việc cho uống bù nước phải được duy trì đến khi bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 5

Trẻ bị tiêu chảy cần cho uống các dung dịch bù nước như ORS (oresol) (Ảnh minh họa)

Trẻ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ bị tiêu chảy cần:

- Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Vì sữa mẹ vẫn được dung nạp rất tốt khi bị tiêu chảy, khi trẻ bú mẹ thì tiêu chảy ít hơn, nhanh khỏi hơn, do sữa mẹ có chứa đường Lactoza nên vẫn được hấp thu rất tốt khi bị tiêu chảy.

- Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bột mà trước đó trẻ vẫn ăn những phải cho ăn từng ít một và ăn nhiều bữa trong ngày. Nếu bú bình thì cần pha loãng hơn (giảm nửa lượng sữa, giữ nguyên lượng nước), cho ăn ít nhất 3 giờ một lần.

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên bị tiêu chảy cần:

- Ngoài bú sữa mẹ, nên cho ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá như: Bột gạo, khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm. Bữa ăn vẫn cần có chất béo để tăng thêm năng lượng khẩu phần, bạn nên thay mỡ bằng dầu ăn.

- Trong thời gian này bạn chỉ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hoá như cháo (cháo thịt gà băm nhỏ có tác dụng tốt trong quá trình điều trị tiêu chảy), súp, các món ninh, hầm nhừ, cơm nát.

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 6

Cháo thịt băm và các thức ăn mềm là lựa chọn cho bé bị tiêu chảy (Ảnh minh họa)

- Thức ăn cần nấu kỹ, cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn.

- Khi chế biến thức ăn cho trẻ cần rửa tay sạch bằng xà phòng và đảm bảo vệ sinh. Bát, đũa, cốc, chén, muôi, thìa… sau khi rửa sạch bằng nước lã cần được nhúng vào nước đang đun sôi trước bữa ăn.

- Nên cho trẻ ăn thêm quả chín, hoặc nước quả chín: Chuối, cam, xoài, hồng xiêm để tăng lượng kali. Táo ninh nhừ hay táo nướng sẽ giúp trẻ dễ tiêu hoá hơn.

5. Trẻ bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Khi trẻ bị tiêu chảy, cần xử lý đúng cách để triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm. Cần làm như sau:

Bù nước và chất điện giải

Các dung dịch bù nước thông dụng là dung dịch ORS (oresol). Pha dung dịch bù nước đúng là điều quan trọng giúp bé mau hồi phục và giảm thiểu tình trạng sụt cân.

Nếu dung dịch pha quá 12 giờ mà không uống hết thì phải bỏ đi. Nếu bé không thích mùi vị dung dịch bù nước này, hãy thay bằng dung dịch bù nước khác. Khi số lần tiêu chảy không nhiều (2-3 lần mỗi ngày) có thể bù nước bằng nước uống hàng ngày hoặc nước trái cây.

Nếu các bé có triệu chứng tiêu chảy kèm theo ói nhiều thì việc bù nước cần thực hiện từ từ, cho bé uống từng ít một, mỗi 15 phút uống một lần. Bé được bù đủ nước sẽ đi tiểu nhiều, linh động, da và môi tươi tắn.

Lưu ý, việc bù nước cho bé duy trì cho tới khi nào bé đi tiêu phân sệt và dưới 3 lần mỗi ngày.

6. Trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày

Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng trên 8 lần thì mẹ chú ý bé có thể rơi vào những trường hợp sau:

Trẻ bị hăm tã

Trẻ bị hăm tã là một trong những nguyên nhân khiến bé đi ngoài nhiều. Khi trẻ bị hăm, mẹ có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ.

Nếu mông của bé chưa đỏ, mẹ có thể thoa một lớp mỏng kem bôi trơn nhưng khi thấy mẩn đỏ xuất hiện, mẹ nên sử dụng kem đặc trị hăm tã có chứa thành phần oxit kẽm. Sau khi bé đi đại tiện xong, mẹ nên cho bé “thả rông” vùng mông trong 1 thời gian ngắn cho bé để chúng được khô thoáng tự nhiên rồi hãy mặc tã lại.

Trẻ dị ứng với sữa mẹ

Trẻ bị tiêu chảy: Bác sỹ khoa Nhi chỉ ra dấu hiệu và cách điều trị - 7

Dị ứng với sữa mẹ là nguyên nhân trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú ảnh hưởng đến tiêu hóa của của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phần lớn là do nguyên nhân này. Vì thế, người mẹ nên xem xét lại ngay chế độ ăn của mình. Loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.

Trẻ bị tiêu chảy

Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài 8 – 10 lần/ ngày, phân lỏng toàn nước, thậm chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu, kèm theo đó trẻ khó chịu, quấy khóc, bú kém, có thể sốt, nôn thì chính là dấu hiệu cho biết trẻ bị tiêu chảy.

Nếu không được điều trị kịp thời thì bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn biến rất nhanh. Đặc biệt là tình trạng mất nước sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể tử vong.

Cách ăn uống CẤM thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy
Chuyện ăn uống của trẻ bình thường đã rất rắc rối nhưng với trẻ bị tiêu chảy, đây còn là vấn đề "sống còn"
PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em