Do hệ tiêu hóa còn non nớt nên trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc chứng tiêu hóa kém. Vậy khi con trẻ mắc chứng bệnh này, các mẹ cần lưu ý điều gì và chữa trị ra sao?
Chứng tiêu hóa kém ở trẻ là gì?
Chứng tiêu hóa kém ở trẻ là tình trạng trẻ ăn được hoặc thậm chí ăn nhiều nhưng vẫn chậm phát triển.
Khi trẻ tiêu hóa kém, khẩu phần dinh dưỡng của bé chỉ đáp ứng về lượng mà chưa đảm bảo về chất. Nói cách khác, khả năng tiêu hóa và hấp thu của cơ thể trẻ đang gặp vấn đề.
Khi mắc chứng tiêu hóa kém, trẻ sẽ bị mệt mỏi và mắc phải phải các bệnh về đường tiêu hóa khác như táo bón, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể trẻ bị suy nhược, suy dinh dưỡng. Cùng với đó hệ thống miễn dịch của trẻ cũng giảm xuống, làm tăng nguy cơ các chứng bệnh khác.
Trẻ bị tiêu hóa kém thường bị đau bụng hoặc trướng bụng. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu trẻ bị tiêu hóa kém
Những biểu hiện trên khá giống với các bệnh lý về đường tiêu hóa khác như rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột… nên đôi khi nhiều phụ huynh nhầm lẫn. Do đó, ngay khi trẻ có các biểu hiện trên thì phụ huynh nên đưa bé đến bệnh viện để thăm khám ngay.
Nguyên nhân trẻ bị tiêu hóa kém là gì?
Những nguyên nhân phổ biến gây ra chứng tiêu hóa kém ở trẻ có thể kể đến như sau:
|
Cần làm gì để cải thiện tiêu hóa cho trẻ?
Nếu trẻ có những biểu hiện của chứng tiêu hóa kém thì các bậc phụ huynh cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám, xác định nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này và có biện pháp chữa trị bệnh cụ thể.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau để hỗ trợ cho quá trình chữa trị:
- Trong mỗi bữa ăn của trẻ bị tiêu hóa kém cần bảo đảm đầy đủ 4 nhóm chất bao gồm chất đạm, đường bột, chất béo cùng các loại vitamin và khoáng chất. Chú ý không cho trẻ ăn đồ phải nhai khi trẻ chưa đủ răng.
- Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi mới bắt đầu cho trẻ ăn bổ sung.
Mẹ cần xây dựng chế độ ăn hợp lý để cải thiện tiêu hóa cho bé. (Ảnh minh họa)
- Những trẻ bị táo bón cần bổ sung thêm các loại rau xanh và trái cây có giàu chất xơ, chú ý nghiền nhỏ cho bé dễ nuốt. Bố sung nước đầy đủ hàng ngày cho con. Khuyến khích trẻ vận động để kích thích sự hoạt động của đường tiêu hóa.
- Không ép trẻ ăn quá nhiều trong thời gian trẻ bị tiêu hóa kém, cách tốt nhất là chia thành các bữa nhỏ và cho trẻ ăn từng chút một.
- Bổ sung lợi khuẩn (Probiotics) cho trẻ qua các thực phẩm dinh dưỡng như sữa, sữa chua… hoặc bổ sung chất xơ hòa tan để kích thích sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột.
- Điều trị bệnh triệt để khi trẻ mắc bệnh và phòng ngừa bệnh chủ động bằng tiêm chủng.
- Sử dụng các loại thảo dược để điều trị một số bệnh lý đường tiêu hóa thường gặp khi trẻ bị tiêu hóa kém như táo bón, đầy bụng khó tiêu... Đặc biệt lưu ý rằng, chỉ sử dụng các loại thảo dược có nguồn gốc rõ ràng và được tiêu chuẩn hóa. Tốt nhất, nên sử dụng những loại thảo dược đã sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến như châu Âu vì những thảo dược này đã được định tính, định lượng cũng như kiểm soát sinh học chặt chẽ.