Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên ăn gì? Khi mắc những bệnh lý về viêm đường hô hấp, trẻ thường cảm thấy bị chán ăn, khó chịu. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ nâng cao sức đề kháng, ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh.
Việc bổ sung dinh dưỡng đúng cách cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên là rất quan trọng do hệ tiêu hóa của bé lúc này đang bị yếu đi. Về nguyên tắc, mẹ cần phải lựa chọn những món ăn dễ tiêu nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng. Những loại thực phẩm nên có trong chế độ dinh dưỡng phải có đủ 4 nhóm: tinh bột, rau, đạm, chất béo.
Trẻ bị viêm đường hô hấp nên ăn gì? (Ảnh minh họa)
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên ăn gì?
Rau xanh và trái cây
Trái cây và rau xanh đều là các thực phẩm tốt cho sức khỏe của trẻ. Các chất chống oxy hóa có trong các loại rau củ, trái cây đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh tật, trong đó có các bệnh lý về đường hô hấp.
Đặc biệt, trong thành phần của rau xanh, trái cây có khả năng cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể, giúp cho hệ miễn dịch ngày càng tốt hơn. Thành phần vitamin C phong phú giúp cho đường hô hấp được làm sạch, chống viêm, có lợi trong việc điều trị viêm đường hô hấp trên. Mẹ có thể tham khảo một số loại trái cây, rau củ trong thực đơn hàng ngày của trẻ như: ớt chuông đỏ, ớt chuông vàng, cà chua, củ cải đường, cà rốt, kiwi, cam, chanh, rau lá xanh, bông cải xanh, đu đủ, lựu…
Rau xanh và trái cây rất tốt cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên. (Ảnh minh họa)
Bổ sung cháo, súp và các loại đồ ăn dạng lỏng
Những loại đồ ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ nhai và nuốt, được xem như giải pháp hiệu quả nếu như bố mẹ không biết nên cho trẻ bị viêm đường hô hấp ăn gì. Loại món ăn này sẽ giúp cung cấp dưỡng chất, vitamin và nước cho trẻ khỏi sốt, ốm.
Bổ sung đầy đủ nước
Nước bao gồm nhiều loại khác nhau. Ngoài nước lọc cũng có thể nước ép trái cây, nước canh, súp,...giúp loại bỏ các độc tố hoặc tác nhân gây hại trong đường hô hấp ra ngoài.
Các loại thực phẩm giàu protein
Protein thường có trong các loại hạt, đậu, thịt trắng, cá hồi... Nhóm thực phẩm này có đặc tính chính là chống viêm, phục hồi các mô bị tổn thương. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ.
Các loại ngũ cốc nguyên hạt
Trong thành phần ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng vitamin B, carbohydrate, khoáng chất, selen...giúp sản sinh năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bổ sung sữa chua cho bé
Sữa chua có chứa nhiều protein, cũng là loại đồ ăn mà các mẹ nên bổ sung cho trẻ bị viêm đường hô hấp trên. Thực phẩm như sữa chua giúp bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy quá trình tiêu hóa, tăng sức đề kháng, giảm thiểu tình trạng khó chịu do bệnh viêm đường hô hấp trên gây ra.
Các loại thực phẩm dễ ăn và dễ nuốt sẽ giúp trẻ hạn chế được những khó chịu. (Ảnh minh họa)
Trẻ bị viêm đường hô hấp trên nên hạn chế ăn gì?
- Khi chế biến món ăn, mẹ nên hạn chế cho muối vào vì có thể gây giữ nước trong cơ thể của trẻ. Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều muối (đồ biển, đồ hộp, đồ khô, hoặc các thực phẩm muối sẵn...).
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thực phẩm hoặc đồ uống có gas vì những thực phẩm này có thể gây đầy bụng, làm tăng thể tích dạ dày gây khó thở cho bệnh nhân. Chẳng hạn như ớt xanh, dưa cải, củ cải, táo, ngô, hành tây, dưa chuột, dưa hấu...
- Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm chiên rán, nhiều dầu mỡ, cay nóng, như thịt xiên nướng, khoai tây... Đây là nguyên nhân gây nên tình trạng khó thở khi ho.
- Tuyệt đối không cho trẻ ăn đồ ăn hoặc đồ uống lạnh vì có thể khiến cơn sốt kéo dài hơn và làm cho trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi hơn.
- Không cho trẻ ăn đồ ăn, thực phẩm bị cứng như bánh quy, bim bim...sẽ khiến con hó nhai và nuốt, làm con bị đau họng hơn.
Biện pháp phòng bệnh viêm đường hô hấp trên ở trẻ
- Hạn chế cho bé đến tiếp xúc với những người bệnh đang mắc bệnh viêm đường hô hấp.
- Tránh các yếu tố gây hại đường hô hấp cho trẻ như khí độc, bụi bẩn, hơi nóng...
- Luôn giữ vệ sinh và bảo quản sữa mẹ đúng cách, tránh nhiễm khuẩn.
- Thực hiện vệ sinh răng miệng và súc miệng hàng ngày cho trẻ.
- Luôn luoion giữ ấm cơ thể trẻ vào mùa đông, đặc biệt là các vùng ngực, cổ, bụng, bàn tay, bàn chân.
- Tránh cho trẻ nằm điều hòa quá lạnh hoặc sinh hoạt ngoài trời quá lâu, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
- Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người trong mùa dịch.
- Đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học, cân bằng các nhóm chất.
- Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, tránh tình trạng ẩm thấp, bí bách.
- Tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch cho trẻ để giúp chủ động tạo hệ miễn dịch, giúp bé phòng tránh được nhiều căn bệnh.