Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất

Ngày 14/05/2019 15:41 PM (GMT+7)

Trẻ bị viêm họng hiện nay rất phổ biến, nếu không được phát hiện bệnh kịp thời trẻ rất dễ bị các bệnh về về đường hô hấp. Tại sao trẻ mắc bệnh này và có những cách điều trị nào tốt nhất?

Viêm họng ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng với các biểu hiện như cổ họng đau rát, khó nuốt, sốt, kho han, quấy khóc, ngạt mũi... Nhiều trẻ bị viêm họng nhưng không ho mẹ cũng nên lưu ý, đưa bé đi khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt, sớm nhất.

 1. Nguyên nhân trẻ bị viêm họng

Do virus

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ em bị viêm họng. Các loại virus thường gặp là virus gây cảm cúm, Rhinovirus, Adenovirus khiến trẻ bị viêm họng sốt cao.

Do vi khuẩn liên cầu, phế cầu và tụ cầu

Phế cầu Streptococcus là thủ phạm gây ra tình trạng viêm họng khiến nhiều trẻ nhỏ phải sử dụng kháng sinh để điều trị.

Dị ứng

Khói thuốc lá, bụi, phấn hóa, lông động vật cũng dễ khiến trẻ bị viêm họng ho nhiều, sổ mũi. Phản ứng của cơ thể với các tác nhân này còn gọi là viêm mũi dị ứng.

Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất - 1

Các nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ em (Ảnh internet)

Trẻ có thói quen ngủ mở miệng

Trẻ có thói quen này thường dễ bị viêm họng, họng luôn trong tình trạng khó nuốt do họng bị khô. Nếu biết con mình như vậy, sau khi bé ngủ dậy mẹ nên cho con uống một ít nước ấm để làm dịu họng ngay.

Viêm nướu răng 

Các bệnh về răng miệng thường gặp ở trẻ em cũng là một trong những nguyên nhân gây đau họng cho các bé. Mẹ dễ thấy trẻ bị viêm họng nhưng không ho.

Bệnh tay chân miệng

Bệnh này do virus coxsackievirus A16 gây ra và nó cũng là nguyên nhân khiến trẻ viêm họng.

Cảm cúm

Cảm cúm thông thường cũng rất dễ gây ra viêm họng ở trẻ em với các triệu chứng như sốt cao, sổ mũi, đau họng…

2. Dấu hiệu trẻ bị viêm họng 

- Ho, đau rát cổ họng, họng sưng đỏ

- Nuốt nước bọt đau, khó há miệng

- Khe amidan xuất hiện nhiều đốm mủ trắng.

- Bé có thể sốt với những mức độ khác nhau: sốt nhẹ, sốt vừa hoặc sốt cao

- Nghẹt mũi, chảy nước mũi, dịch mũi trong hoặc màu vàng xanh

- Toàn thân mệt mỏi

- Trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú

Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất - 2

Trẻ sốt cao, mệt mỏi là triệu chứng của bệnh viêm họng (Ảnh internet)

3. Các cách điều trị bệnh viêm họng ở trẻ em

Tùy theo tình trạng bệnh sẽ có từng phương pháp điều trị khác nhau. Nếu trẻ bị viêm họng nặng, mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện khám và điều trị, nếu bé bị viêm họng nhẹ có thể điều trị tại nhà bằng các cách sau đây:

3.1. Điều trị bằng thuốc

- Thuốc giảm đau

Trẻ bị viêm họng sốt có thể điều trị bằng thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen để giảm đau và hạ sốt. Tuy nhiên, loại thuốc này mẹ chỉ được cho bé dùng khi có sự cho phép chỉ định của bác sĩ.

- Thuốc xịt

Các loại thuốc xịt có tác dụng giống các viên ngậm làm mát cổ họng. Nó có tác dụng giảm đau nhanh, tạm thời giúp bé đỡ rát, khó chịu vùng cổ họng.

- Viên ngậm 

Trường hợp bé bị viêm họng ho nhiều, mẹ có thể cho bé ngậm viên ngậm để làm giảm nhanh các cơn đau họng, giúp họng bé dễ chịu, giảm đau rát, khó chịu. Tuy nhiên nó không có tác dụng nhiều chữa khỏi viêm họng ở trẻ và chỉ nên áp dụng với những trẻ hơn 1 tuổi.

3.2. Điều trị bằng mẹo

Nếu trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày không khỏi, bạn có thể chữa trị tại nhà cho bé bằng những cách đơn giản sau:

- Uống nhiều nước

Hàng ngày mẹ cần cho trẻ uống đủ nước. Tuy nhiên, khi trẻ bị viêm họng cấp sốt cao lại càng cần phải bù nước nhiều hơn. Nước sẽ làm trơn và tạo lớp màng nhầy bảo vệ phổi, họng, làm giảm đau rát họng, đồng thời hạ sốt nhanh chóng.

- Thực phẩm giàu Vitamin C

Nếu trẻ bị viêm họng, mẹ nên cho con ăn tăng cường các loại hoa quả, rau củ tự nhiên để hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng.

Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất - 3

Thực phẩm, đồ uống giàu vitamin C sẽ giúp bé giảm viêm họng hiệu quả (Ảnh internet)

- Mật ong

Mật ong có tính sát khuẩn rất tốt, phù hợp sử dụng cho trẻ bị viêm họng, đau rát cổ họng. Mẹ có thể pha nước ấm, cùng một thìa cà phê mật ong, 1 lát chanh hoặc gừng để bé uống hàng ngày đến khi khỏi bệnh.

- Những món canh, súp

Bé bị viêm họng thường ăn vào là nôn. Do đó các món canh thanh mát nấu từ rau đay, bầu, bí sẽ làm giảm ho, bớt đau rát họng, đồng thời dễ ăn, dễ nuốt.

- Làm mát cổ họng

Mẹ có thể đắp khăn mát cho bé hoặc cho bé ăn sữa chua, uống sữa lạnh để giảm đau rát họng. 

- Dùng máy phun sương tạo độ ẩm

Khi trẻ bị viêm họng mẹ nên dùng máy phun sương tạo độ ẩm không khí, giúp bé dễ ngủ, dịu họng. 

- Súc miệng bằng nước muối

Mẹ pha khoảng ¼ thìa cà phê muối vào 250ml nước ấm, khuấy đều và súc miệng cho bé.

- Uống trà

Mẹ có thể pha các loại trà thảo mộc với mật ong, chanh cho bé uống. Loại nước này giảm và chữa đau họng, giảm ho rất hiệu quả.

3.3. Điều trị bằng bài thuốc dân gian

Bài thuốc 1: Hoa đu đủ đực, lá chanh đều rửa sạch, vẩy khô nước rồi thái nhỏ. Cho thêm đường phèn rồi đặt vào bát đem hấp cách thủy. Lấy phần nước cốt, pha loãng chút nước ấm rồi cho trẻ bị viêm họng uống liên tục 2 tiếng/4 thìa cà phê trong 5 ngày liên tiếp.

Trẻ bị viêm họng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả nhất - 4

Chữa viêm họng cho trẻ em bằng hoa đu đủ đực rất hiệu nghiệm được nhiều mẹ áp dụng. (Ảnh internet)

Bài thuốc 2: Húng chanh, quất thái mỏng, bỏ đường phèn đem hấp cách thủy. Lấy nước cốt pha thêm chút nước ấm cho trẻ uống hàng ngày.

4. Cách phòng tránh trẻ bị viêm họng

- Tập cho trẻ có thói quen rửa tay thường xuyên để tránh tiếp xúc với vi khuẩn.

- Hạn chế đưa trẻ ra ngoài trời khi thời tiết thay đổi, giao mùa.

- Vệ sinh tai mũi họng cho trẻ hàng ngày.

- Vệ sinh phòng ở của trẻ hàng ngày, tránh để trẻ tiếp xúc với người hút thuốc lá hoặc đang mắc bệnh viêm họng.

- Trẻ em bị viêm họng đã khỏi bệnh nên thay bàn chải đánh răng mới để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh trở lại.

- Thay bàn chải đánh răng sau khi bé đã khỏi viêm họng.

- Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ lạnh như: Kem, uống nước lạnh…

- Khi bé bị viêm họng mẹ nên tránh cho bé ăn những thực phẩm gây tăng tiết đờm, ho như: Hải sản, nước mía, nước dừa, quýt, đồ chiên…

5. Khi nào trẻ cần gặp bác sĩ?

Nếu bé có các tình trạng, biểu hiện sau đây mẹ nên đưa bé tới bác sĩ không nên tự điều trị cho bé tại nhà.

- Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày không khỏi, tình trạng bệnh nặng hơn.

- Trẻ dưới 3 tháng tuổi và sốt trên 38 độ C.

- Trẻ ho nhiều, ho khàn, buồn nôn và nôn nhiều.

Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh
Khi trẻ bị viêm họng có 3 nguyên nhân do vi rút, môi trường và vi khuẩn.

Viêm họng

Phương Thanh (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Viêm họng