Viêm họng cấp ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà

Ngày 21/01/2018 15:30 PM (GMT+7)

Viêm họng cấp là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, bệnh sẽ biến chứng thành các thể nặng hơn, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

1. Nguyên nhân của bệnh viêm họng cấp

Viêm họng cấp xảy ra khi các mô, cấu trúc trong vòm họng của trẻ bị viêm. Căn nguyên của bệnh viêm họng cấp là phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng hay virus gây nên như: virus cúm, sởi…

Những nguyên nhân khác khiến trẻ bị viêm học cấp như các tác nhấn từ môi trường bên ngoài như khói thuốc, bụi, thay đổi nhiệt độ từ nóng sang lạnh đột ngột hay dị ứng mãn tính...

Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc viêm họng cấp vì bị lây từ người khác. Trong một môi trường đông người, vi-rút, vi khuẩn gây bệnh sẽ dễ dàng lây lan trong đường không khí hoặc khi hai người chia sẻ cùng đồ ăn.

Viêm họng cấp ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà - 1

Khi bị viêm họng cấp, trẻ sơ sinh sẽ quấy khóc, không chịu ăn. (Ảnh minh họa)

2. Triệu chứng của bệnh

Viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh có những biểu hiện ban đầu như bé quấy, không chịu ăn vì khô, đau rát cổ họng. Bên cạnh đó, trẻ sẽ bị chảy nước mắt, nghẹt mũi và ho. Đi kèm với những biểu hiện này, trẻ còn bị sốt cao đột ngột khoảng 39 - 40 độ C. Đặc biệt hơn, cổ và hạch của bé còn có thể bị sưng to.

Vì những khó chịu viêm họng cấp gây nên, trẻ sơ sinh thường bỏ bú, ít bú và quấy khóc thường xuyên. Có nhiều trẻ có thể bị nôn trớ sau khi ăn. Bé không hoạt bát, vui vẻ như bình thường mà sẽ mệt mỏi, không tươi tỉnh.

3. Cách điều trị viêm họng cấp cho bé

Viêm họng cấp có thể tự khỏi, không cần thuốc đặc trị từ 5-7 ngày nhưng cũng có những trường hợp bệnh bị biến chứng rất nguy hiểm như: thấp khớp, thấp tim, viêm cầu thận cấp, bệnh viêm tấy quanh amiđan, viêm tai, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm phế quản,…

Để làm dịu sự khó chịu của viêm họng cấp, mẹ có thể thực hiện các việc sau:

- Để con nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì trẻ bị mất sức vì ho, không ăn, ngủ được như bình thường.

- Với trẻ vẫn còn bú, mẹ hãy cho con bú nhiều hơn và tăng số lần trong ngày. Những trẻ đã ăn dặm, hãy tăng cường chất lỏng cho bé mỗi ngày như nước, nước hoa quả... và cho con cho con ăn đồ ăn mềm, dễ nuốt.

- Làm dịu và làm sạch cổ họng cho trẻ trong khi bé bị bệnh là một việc quan trọng. Nếu con của bạn có thể súc miệng, bé hãy cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý. Nếu bé còn quá nhỏ, chưa đủ khả năng thì mẹ nên làm sạch cổ họng cho bé thật nhẹ nhàng bằng nước muối sinh lý. 

- Sử dụng máy làm ẩm để tăng độ ẩm không khí trong nhà. Điều này sẽ giúp con bạn dễ thở hơn và giúp bé giảm ho, đỡ rát họng.

Viêm họng cấp ở trẻ: Triệu chứng và cách điều trị tại nhà - 2

Khi con bị viêm họng cấp, mẹ nên kiểm tra và làm sạch họng cho con mỗi ngày. (Ảnh minh họa)

Với trẻ sơ sinh, khi bé bị viêm họng cấp và sốt hơn 38 độ C thì các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám bác sĩ ngay để được kê đơn thuốc điều trị phù hợp. Khi bé bị sốt, các mẹ không được tự điều trị ở nhà bằng các loại thuốc kháng sinh vì trẻ có thể bị dị ứng kháng thuốc, vô cùng nguy hiểm tới tính mạng.

Theo bác sĩ Bùi Anh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, nếu trẻ bị viêm họng cấp, sốt cao, nên cho trẻ đi khám bệnh càng sớm càng tốt. 

Trong khi chưa thể đưa trẻ đến cơ sở y tế được thì có thể xử trí ngay tại gia đình, lớp học (nhà trẻ, mẫu giáo). Nếu trẻ sốt trên 38oC, nên dùng thuốc hạ sốt loại đơn chất paracetamol với liều lượng: trẻ dưới 3 tháng/tuổi là 40mg; trẻ từ trên 3 tháng - 11 tháng/tuổi là 80mg; trẻ từ 12 tháng - 24 tháng/tuổi là 120mg; trẻ trên 24 tháng/tuổi thì dùng 10mg/kg cân nặng và cứ 6 giờ mới dùng lại, nếu trẻ vẫn sốt cao trên 38oC (có thể uống hoặc đặt hậu môn). 

Khi trẻ sốt mà chưa cần dùng đến thuốc hạ nhiệt thì nên lau bằng nước ấm (nước có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt của trẻ khoảng 2oC) vào vùng trán, nách, bẹn cho trẻ (không dùng nước đá hoặc nước lạnh).

Trẻ cần được uống nhiều nước (tốt nhất là dùng dung dịch oresol) và nước ép hoa quả. Nếu bệnh của trẻ không đỡ thì cần phải đưa trẻ đi bệnh viện khám để được xác định bệnh và có chỉ định điều trị của bác sĩ. 

Khi viêm họng mà có chỉ định điều trị của bác sĩ khám bệnh thì cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo đơn. Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian. Các bậc phụ huynh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh để tự điều trị cho trẻ.

Ngọc Quỳnh (Dịch từ Drugs)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh viêm họng