Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh

Ngày 04/08/2018 15:30 PM (GMT+7)

Khi trẻ bị viêm họng có 3 nguyên nhân do vi rút, môi trường và vi khuẩn.

Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh - 1

Tác giả bài viết: Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải

Video Ths. BS nội trú Nguyễn Tiến Hải chia sẻ cách điều trị khi bé bị viêm họng.

Viêm họng thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt hay gặp vào thời tiết giao mùa, mùa mưa lạnh, ẩm ướt, hoặc nắng nóng…Tuy viêm họng không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, dứt điểm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

1. Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

80% bé bị viêm họng do yếu tố vi rút và thời tiết.  Trong đó, đối với trẻ em, nguyên nhân hay gặp nhất là do vi rút có nhiều nhóm khác nhau như các loại cúm A, cúm B, Adenovirus, rhinovirus, RSV Respiratory Syncytial Virus, sởi.

Ngoài ra, nguyên nhân do môi trường sống như thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột, dị ứng, đồ kích thích. Bên cạnh đó còn do nguyên nhân nhiễm khuẩn. Đó là 3 nhóm nguyên nhân chính thường gặp hầu hết ở các trường hợp viêm họng.

Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh - 2

80% bé bị viêm họng do vi rút và môi trường.  (Ảnh minh họa)

2. Biểu hiện 

Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh - 3

Ths. BS nội trú Nguyễn Tiến Hải.

- Trẻ bị viêm họng do yếu tố môi trường, dị ứng do thời tiết biểu hiện thường có hắt hơi, chảy mũi trong, ngạt mũi, sau đó là sốt.

Sốt do vi rút cũng có biểu hiện khác nhau tùy ở từng chủng vi rút. Những chủng gây sốt cao như cúm sẽ gây sốt cao cho trẻ khoảng 3-5 ngày kèm theo khiến trẻ hắt hơi, chảy mũi trong. Sau đó, sẽ kèm theo ho ở trẻ. Một vài ngày sau sẽ chuyển thành ho có đờm. Tuy nhiên, sốt sẽ cắt trong 2-3 ngày, các triệu chứng ho ở trẻ sẽ hết trong vòng 1 tuần.

- Trẻ viêm họng do nhiễm khuẩn sẽ không có biểu hiện hắt hơi, sổ mũi mà bắt đầu bằng những cơn ho, quấy khóc, kém ăn và sốt. Đối với trẻ lớn có thể đau họng rồi sốt. Tùy từng vi khuẩn sẽ có những biểu hiện sốt khác nhau. Vi khuẩn gây viêm nhiều sẽ sốt cao còn viêm gây viêm ít sốt nhẹ.

2 nhóm nguyên nhân sẽ có những biểm hiện bệnh khác nhau khi khám.

- Trẻ bị viêm họng do vi rút, khi khám sẽ thấy họng đỏ, xung huyết hoặc có chút dịch trong từ mũi chảy xuống.

- Do vi khuẩn, họng trẻ sẽ đỏ rực có chấm xuất huyết. Giai đoạn sau có trường hợp trẻ họng bị amidan viêm mủ kèm theo.

Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh - 4

Bé mắc viêm họng do vi rút, khi khám sẽ thấy họng đỏ, xung huyết hoặc có chút dịch trong từ mũi chảy xuống. (Ảnh minh họa)

3. Cách điều trị

- Với nguyên nhân do vi rút và thời tiết: Điều trị hỗ trợ như hạ sốt, giảm đau, chăm sóc và bù dịch dinh dưỡng tốt. 

- Với nguyên nhân do vi khuẩn: Nếu nhiễm khuẩn nhẹ một số trường hợp vẫn có thể điều trị hoãn chưa dùng kháng sinh, còn nếu viêm nhiều đau nhiều, sốt cao thì dùng kháng sinh, giảm sốt, chăm sóc và dinh dưỡng tốt.

- Nếu do vi rút và vi khuẩn cùng lúc thi dùng kháng sinh như trường hợp do vi khuẩn. 

4. Sai lầm bố mẹ hay mắc phải

- Con sốt do vi rút đơn thuần lại điều trị bằng kháng sinh đó là sai lầm, sốt do vi rút thường sốt rất cao 39-40 độ nhưng cũng không dùng kháng sinh. 

- Con đau họng, bố mẹ dùng kháng sinh trong khi 80% trường hợp đau họng gặp nguyên nhân do vi rút và không phải dùng kháng sinh điều trị. 

- Nếu 3-5 ngày con không đỡ, cha mẹ nên cho con đi khám bác sĩ xem có bị bội nhiễm không. Nếu có bội nhiễm vi khuẩn lúc này mới được dùng kháng sinh. 

5. Cách chăm sóc

Cha mẹ nên cho con ăn uống tích cực, không cần phải kiêng khem gì để tăng sức đề kháng. Trẻ bị viêm họng do vi khuẩn hay vi rút đều hỗ trợ tích cực nâng sức đề kháng trong giai đoạn con ốm.

Bác sĩ vạch rõ sai lầm của cha mẹ khi trị viêm họng tại nhà khiến con nặng bệnh - 5

Cha mẹ nên tích cực cho con ăn uống, không nên kiêng khem để tăng sức đề kháng cho trẻ (Ảnh minh họa)

Cha mẹ tuyệt đối không dùng kháng sinh khi không có sự chỉ định của bác sĩ, điều này sẽ làm tăng tỉ lệ kháng kháng sinh. Nếu sau này trẻ dùng kháng sinh nhiều sẽ khiến con bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng sức khỏe, sức miễn dịch của con, khiến con dễ bị ốm hơn.

Việc dự phòng quan trọng nhất là cách ly khi con ốm với mọi người xung quanh hoặc cách ly con với những người bị ốm thì tỉ lệ lây nhiễm sẽ giảm, con sẽ đỡ bị ốm, viêm họng hơn. Khi con ít bị ốm, việc điều trị đúng, ít dùng thuốc, tình trạng sẽ nhanh cải thiện hơn.

Trẻ bị viêm họng nên và không nên ăn những món ngon nào?
Khi trẻ bị viêm họng có thể khiến bệnh tình nặng thêm nếu ăn những món ăn này.
Ths. BS Nội trú Nguyễn Tiến Hải
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư vấn sức khỏe trẻ em