Thời tiết chuyển mùa, không khí lạnh là điều kiện thuận lợi cho các loại virus gây bệnh đường hô hấp phát triển khiến bé bị ho có đờm. Để điều trị dứt điểm ho có đờm mẹ có thể tham khảo các thông tin sau đây.
Ho có đờm là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ em. Ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau như cảm lạnh, cảm cúm hoặc các bệnh nghiêm trọng khác. Vì vậy mẹ không nên chủ quan khi bé bị ho có đờm.
1. DẤU HIỆU TRẺ HO CÓ ĐỜM
Do sức đề kháng của bé còn non yếu nên bé dễ bị mắc các bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh, ho khi thời tiết thay đổi đột ngột, không khí lạnh, ẩm kéo dài. Khi bị ho, cảm lạnh bé thường có một số triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức toàn thân. Về triệu chứng ho có đờm bao gồm bé ho kèm theo đờn loãng hoặc đặc và cảm thấy cổ họng ngứa ngáy, khó chịu.
Ho có đờm thường khiến bé mệt mỏi, khó ngủ về đêm. (Ảnh minh họa)
Ho có đờm thường khiến bé quấy khóc, nghẹt mũi, khó thở, mệt mỏi, khó ngủ vào ban đêm vì vậy mẹ cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời.
2. NGUYÊN NHÂN TRẺ HO CÓ ĐỜM
Ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ho có đờm:
- Viêm họng cấp: Khi bị viêm họng cấp bé sẽ cảm thấy đau rát cổ họng, sốt cao, ho có đờm, chảy nước mũi, amidam viêm to.
- Ho gà: Ban đầu bé ho nhẹ. Sau đó bắt đầu ho nhiều hơn, chảy nước mũi và ho có đờm.
- Viêm khí phế quản cấp: Triệu chứng thường gặp là bé ho khan trong 1-2 ngày đầu, sau đó ho có đờm đặc, thở khò khè.
- Hen phế quản: Bé ho chủ yếu về đêm hoặc gần sáng. Đờm xuất hiện sau cơn hen. Bé cảm thấy tức ngực, khó thở.
- Viêm phổi: Triệu chứng sốt cao, rét run, ho nhiều đờm đặc.
3. CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ HO CÓ ĐỜM
Điều quan trọng nhất khi trẻ ho có đờm là mẹ cần xác định chính xác nguyên nhân để điều trị đúng cách cho bé. Bên cạnh đó mẹ có thể áp dụng các phương pháp sau tại nhà để giúp bé nhanh chóng khỏi ho:
Nước ấm có khả năng làm loãng đờm. (Ảnh minh họa)
- Cho bé uống nhiều nước: Nước ấm có khả năng giúp làm loãng đờm hiệu quả. Nước còn giúp làm dịu cơn rát họng và giảm ho.
- Vỗ lưng cho bé: Khi bé ho cớ đờm mẹ có thể vỗ nhẹ vào lưng bé để giúp giảm ho. Mẹ cho bé nằm nghiêng, sau đó mẹ chụm bàn tay lại và vỗ lưng cho bé nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong.
- Nhỏ mũi thường xuyên: Mẹ nên nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí cho bé từ 3 đến 4 lần một ngày.
- Uống mật ong: Với bé trên một tuổi mẹ có thể cho bé uống mật ong để làm giảm cơn ho và dịu đau rát họng. Mẹ lấy một nắm lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ và hấp cách thủy với mật ong. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống.
Trong trường hợp ho có đờm nhẹ, bé sẽ khỏi bệnh sau 2 đến 3 ngày chữa trị. Nếu bé ho có đờm kéo dài, mẹ cần đưa con đi khám bác sĩ để chữa trị dứt điểm.