Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay 

Ngày 07/03/2020 17:30 PM (GMT+7)

Cách chữa ho cho bé khi ngủ, đặc biệt là về đêm và sáng sớm được nhiều mẹ quan tâm. Trẻ ho nhiều khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, thậm chí là hay nôn trớ.

Vào thời điểm chuyển mùa hoặc vào mùa lạnh, các bé thường dễ bị mắc phải các bệnh về đường hô hấp, viêm hô hấp. Những bệnh này thường gây ra triệu chứng chung như ho sâu, ho có đờm, ho khan kèm theo sổ mũi. Tuy nhiên, một số bé cũng bị ho do bé đi ngủ ngay sau khi vừa ăn uống xong hoặc do ban ngày bé chạy nhảy, vui đùa quá nhiều. 

Đối với các bé bị các bệnh hô hấp, rất ít khi hoặc không ho lúc ở đang trong tư thế vận động do những chất nhầy gây ho được tiết ra ngoài dễ dàng. Nhưng cứ mỗi khi về đêm, nhiệt độ xuống thấp, các nhầy bên trong cổ họng bị tiết ra gây kích thích khiến trẻ cứ nằm là ho, thậm chí ho nhiều, ho khan đến nỗi không ngủ được. 

Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay  - 1

Trẻ ho nhiều khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, thậm chí là hay nôn trớ. Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, một số bé bị ho lúc ngủ trưa hoặc ho về đêm, sặc từng cơn, dẫn đến nôn trớ, là triệu chứng của ho ngang. Khi con nằm ở tư thế ngang bé bị ho là do “trào ngược” thực quản, dạ dày. 

Dưới đây là cách trị ho cho bé khi ngủ các mẹ có thể tham khảo:

1. Dùng nước muối loãng để rửa mũi, họng

Trẻ thường hiếu động nên khi chơi cả ngày, vi khuẩn dễ bị xâm nhập vào mũi, họng nên dễ khiến bé ho vào ban đêm khi ngủ. Vì vậy, buổi tối trước khi đi ngủ, mẹ hãy nhỏ vài giọt dung dịch nước muối loãng để rửa mũi cho bé, cho bé súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, giảm đờm, se khít niêm mạc. Như vậy, khi ngủ, bé sẽ dễ chịu, ít ho và ngủ sâu giấc hơn. 

2. Xoa dầu nóng vào gan bàn chân, giữ ấm cổ

Nhiều trẻ ho khi ngủ là do bị nhiễm lạnh vào ban đêm. Nếu trước khi ngủ, mẹ xoa một chút dầu nóng vào gan bàn chân của con, xoa bóp nhẹ nhàng tại huyệt dũng tuyền (được xác định nằm tại 1/3 gan bàn chân, gần về phía ngón chân) cho nóng lên cũng sẽ giúp giảm hiện tượng ho khi ngủ của bé. Ngoài ra, khi ngủ mẹ cũng nên quàng khăn cho bé để giữ ấm cổ, tránh bị nhiễm lạnh. Vào mùa đông hoặc những ngày lạnh, mẹ cũng chú ý đắp chăn để giữ ấm cho bé. 

3. Ngâm chân bé bằng nước gừng 

Cách trị ho cho bé khi ngủ này được áp dụng khá phổ biến và mang hiệu quả cao. Mỗi ngày, mẹ chỉ cần nấu nước gừng và cho bé ngâm chân bằng nước gừng ấm khoảng 2 lần, mỗi lần 10-15 phút, bé sẽ cảm thấy rất dễ chịu khi ngủ, ngủ ngon hơn, không bị đờm xuống cổ nên không gây ho. 

4. Không cho bé ăn sát giờ ngủ 

Nhiều trẻ cứ nằm là ho do trước khi ngủ mẹ cho ăn thứ gì đó. Vì vậy, thời điểm cho bé ăn nên cách lúc đi ngủ ít nhất khoảng 1 giờ. Lúc này, thức ăn không kịp tiêu hóa và lượng dịch vị được tiết ra nhiều hơn trong giấc ngủ nên gây ứ dịch trong dạ dày, trào ngược lên thực quản, thanh quản gây ho. 

5. Kê đầu cao hơn cho bé 

Nếu bé gối đầu thấp, dịch mũi, đờm nhầy sẽ ứ đọng ở cổ gây khó thở và ho. Bé ngủ sai tư thế cũng là nguyên nhân gây ho. Vì thế, cách trị ho vào ban đêm cho trẻ khi ngủ là mẹ nên kê đầu bé cao hơn, gối đầu của bé nên cao khoàng từ 15-20cm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, kích thước này là vừa đủ để bé dễ thở hơn, hệ hô hấp thông thoáng hơn, giảm ho và giúp bé ngủ ngon hơn. 

Cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả mẹ nên áp dụng ngay  - 2

Kê cao đầu cho trẻ sẽ giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn. Ảnh minh họa

6. Sử dụng máy làm ẩm 

Hơi ẩm trong không khí sẽ giúp cổ họng bé không bị khô, rỉ mũi mềm hơn giúp bé thở dễ dàng, không bị ho. Nhất là vào mùa đông, không khí trong phòng thường hanh khô, việc đặt một chiếc máy làm ẩm không khí sẽ thực sự cần thiết nếu mẹ muốn bé không bị ho. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý việc vệ sinh máy thường xuyên để máy không bị ẩm mốc.

7. Xông hơi bằng dầu khuynh diệp

Mẹ có thể thực hiện cách này trước khi tắm cho bé, hơi ấm của dầu khuynh diệp sẽ giúp làm dịu cổ họng, dễ dàng tống chất dịch nhầy ra ngoài. Nếu mẹ sợ bé bị lạnh, có thể pha dầu khuynh diệp vào cốc nước ấm và cho trẻ hít hơi ấm bay ra. 

Trên đây là một vài cách chữa ho cho bé khi ngủ. Chỉ những mẹo đơn giản này hằng ngày cũng giúp cơn ho của bé vào ban đêm dịu lại. Tuy nhiên, nếu như cơn ho vẫn tiếp tục kéo dài và không thuyên giảm, phụ huynh nên đưa trẻ đơn gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị nhanh nhất. 

7 cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian
Nhiều mẹ áp dụng cách trị nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh dân gian vì chúng không chỉ rẻ tiền mà còn an toàn, không giống như thuốc kháng sinh có thể gây...

Theo Linh Hà
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh ho