Việc không được uống sữa mẹ nữa đối với em bé sẽ là một bước ngoặt tương đối khó khăn và còn phụ thuộc vào độ ‘nghiện’ của bé với sữa mẹ.
Những phương pháp thích hợp cho trẻ trong quá trình cai sữa
Nếu bạn đang tích cực trong quá trình cai sữa cho con, hãy dành nhiều thời gian để vuốt ve, tâm sự, hôn và ôm con nhiều hơn. Nhiều bà mẹ muốn cai sữa cho con nhưng lại đắn đo với quyết định này bởi còn e sợ con sẽ lại lệ thuộc vào sự chăm sóc. Em bé cần những điều này để bù đắp sự thiếu hụt về các tiếp xúc vật lý - kết quả từ việc cai sữa.
- Dành thời gian lăn lộn và nằm cùng con, xoa lưng, trêu chọc,…
- Cùng ngồi hoặc cùng nằm với nhau.
- Nhìn vào bé, nói chuyện với bé.
Hãy làm một điều gì đó cùng bé. Đừng xem tivi, trả lời các cuộc điện thoại cũng như các việc lặt vặt khác. Thỉnh thoảng, một chiếc ôm nhẹ cũng là đủ, nhưng bạn hãy cố gắng dành càng nhiều thời gian trong ngày cho bé càng tốt. Hãy để bé biết bằng tất cả mọi cách mà bạn có thể rằng bạn luôn muốn gần gũi với bé. Hãy cố gắng thực hiện những điều trên bằng nhiều cách khác nhau nếu bạn có thể.
Nếu em bé bộc lộ mạnh mẽ niềm ham muốn việc bú sữa, đừng từ chối. Nhưng nếu bạn đang trong quá trình giúp trẻ cai sữa và em bé không đòi hỏi sữa mẹ, thì bạn không nên gợi ý điều đó.
Hãy dành nhiều thời gian để vuốt ve, tâm sự, hôn và ôm con nhiều hơn (Ảnh minh hoạ)
Liệu việc cai sữa có quá sức đối với em bé ?
Hãy quan sát các biểu hiện của bé về sự khó chịu, không hài lòng trong quá trình cai sữa để bạn có thể biết liệu việc cai sữa có quá sức đối với bé hay không. Dưới đây là một vài dấu hiệu nhận biết bé chưa sẵn sàng để cai sữa:
- Bé bắt đầu sợ hoặc ngày càng sợ hơn sự chia cách
- Hay khóc, rên rỉ, bám chặt lấy mẹ hoặc tức giận nhiều
- Tần suất thức giấc vào ban đêm tăng
- Bắt đầu cắn - một việc chưa từng xảy ra trước đây
- Xuất hiện thói quen mới về việc dính chặt tới một món đồ chơi, hoặc một chiếc chăn
- Thói quen bú ti giả, ngón tay cái được hình thành
- Xuất hiện các cơn đau bụng, táo bón, nôn mửa hay lười ăn
- Hình thành hoặc tăng cao các hành động tránh né, xa lánh.
Giáo sư William Sears, trong một quyển sách mà ông viết, đã đề cập tới việc một số hành vi của trẻ như: xa lánh, gây hấn, hay khóc nhè, nhanh chóng thay đổi tâm trạng, … có thể đều là các ‘căn bệnh’ của việc cai sữa sớm. Theo lời giáo sư, việc cai sữa giống như là sự ‘chín’ - phải cần trẻ sẵn sàng để thực hiện.
Một người mẹ không nên bỏ qua việc cai sữa, nhưng nên lựa chọn thời điểm để thực hiện khi bé cảm thấy “đủ và đúng đắn trong việc tiếp cận một mối quan hệ khác” và sẵn sàng chuyển tới giai đoạn tiếp theo. Việc cai sữa sớm có thể khiến em bé cảm thấy thiếu hụt và tổn thương cảm xúc. Phần lớn các hành vi trên của trẻ, giáo sư tin rằng, là kết quả của việc cai sữa sớm và đẩy bé vào sự độc lập trước khi bé kịp sẵn sàng.
Sự sẵn sàng cho việc cai sữa là cột mốc phát triển đáng chú ý và một số đứa trẻ sẽ làm được điều này sớm hơn những bạn đồng trang lứa. Nếu việc cai sữa có vẻ quá nhanh đối với em bé (hoặc đối với mẹ, bởi việc cai sữa là việc hai chiều), thì không có lý do nào để không làm giảm quá trình, hoặc thậm chí đi ngược lại so với quá trình một chút. Bạn không cần phải thực hiện lại tất cả các giai đoạn. Nhưng nếu bạn cảm thấy cần thiết cho con, thì đừng ngần ngại thực hiện nó. Hoặc, đừng cho con bú sữa, nhưng cũng đừng từ chối con khi chúng muốn đến độ chúng phải buồn rầu. Hãy là một bà mẹ thông thái và lanh lợi trong việc hiểu biết các nhu cầu của con mình.
Nếu em bé có khoảng thời gian khó khăn với việc cai sữa, thì thời gian sẽ là biện pháp thích hợp nhất. Bạn có thể nhận thấy việc chờ đợi lâu hơn một chút sẽ giúp con mình sẵn sàng để chạm tới ‘cột mốc’ đáng nhớ và cả quá trình sẽ trở nên dễ dàng hơn. Có thể hiện tại chưa phải là khoảng thời gian thích hợp.
Phải làm sao nếu em bé bị ốm trong quá trình cai sữa ?
Việc các bé đang bú sữa đòi hỏi được bú thêm khi bị ốm là điều bình thường. Sữa mẹ cung cấp nước và các chất dinh dưỡng mà bé sẽ từ chối nhận từ các nguồn khác khi bị ốm. Những đứa trẻ không bú sữa sẽ có nguy cơ đối mặt với việc thiếu hụt nước trong quá trình ốm bởi chúng sẽ không uống những thứ đồ khác. Điều này hiếm khi xảy ra đối với những trẻ được cho bú (đây là một trong số nhiều các lợi ích của việc cho trẻ bú tới khi biết đi!). Bú sữa mẹ cũng giúp bé cảm thấy tốt hơn khi bé buồn.
Thông thường ta sẽ không cổ vũ một người mẹ tiến hành hoặc tiếp tục quá trình cai sữa khi em bé bị ốm. Hãy tiến hành cai sữa trong thời gian bé khỏe mạnh là một thay đổi mạnh mẽ cho đứa trẻ, đặc biệt là khi bé chưa sẵn sàng. Việc cai sữa khi bé ốm hay cảm thấy không vui thậm chí khiến mọi thứ tệ hơn.
Nếu em bé bị ốm trong quá trình cai sữa mẹ, hãy nghiêm túc cho bé bú khi bé cần cho tới khi bé khỏe mạnh. Việc tiếp tục cho bé bú sữa có thể sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục và thành thật mà nói, không có cách nào tốt hơn việc cho bú khi bé bị ốm. Một khí bé đã khỏe lại, bạn có thể từ từ tiến hành việc cai sữa.
Lượng sữa bổ sung như thế nào thì phù hợp với trẻ trong suốt quá trình cai sữa ?
Nếu em bé lớn hơn 9 - 10 tháng tuổi và vẫn bú sữa mẹ thường xuyên (ít nhất vài lần một ngày), và đang dần tiếp cận tới các thực phẩm rắn, thì bé không cần bất cứ lượng sữa bổ sung nào (sữa bột, sữa bò, sữa đậu nành, sữa gạo hoặc các chất dinh dưỡng tương tự từ các loại thực phẩm khác).
Thay vì các loại sữa bổ sung, bạn có thể gợi ý trẻ bằng các đồ ăn rắn, cùng với nước lọc và nước hoa quả (không quá 85 - 113g mỗi ngày), và các loại sữa khác nếu có.
Thay vì các loại sữa bổ sung, bạn có thể gợi ý trẻ bằng các đồ ăn rắn (Ảnh minh hoạ)
Nền công nghiệp sản xuất sữa đã thành công trong việc thuyết phục chúng ta rằng chế độ dinh dưỡng của ta luôn thiếu một thứ gì đó nếu chúng ta không sử dụng sữa bò! Sữa bò thực sự chỉ là một nguồn dinh dưỡng được tổng hợp và tiện lợi, bao gồm can-xi và các chất dinh dưỡng khác - những thứ không cần thiết. Có rất nhiều người ở nhiều nơi trên thế giới vẫn có đủ lượng can-xi, protein, chất béo, vitamin D,... mà không cần nhờ tới việc uống sữa bò. Quá nhiều lượng sữa bò trong chế độ dinh dưỡng của trẻ có thể khiến trẻ nhiễm bệnh thiếu hụt sắt trong máu (bởi sữa bò sẽ cản trở việc hấp thụ sắt) và giảm thiểu sự ham muốn của trẻ đối với các loại thức ăn khác.
Sau 12 tháng tuổi (hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào con bạn), sữa sẽ không còn đóng vai trò quá quan trọng trong chế độ ăn uống của bé. Nếu đứa trẻ của bạn không chịu uống sữa thường xuyên và không còn bú thường xuyên, bạn có thể dùng sữa chua, pho mát và kem để thay thế. Ngoài ra, bạn có thể đưa sữa vào các loại thực phẩm khác nhau như: bánh xèo, bánh quế, bánh mì nướng Pháp, trứng, khoai tây nghiền và bánh nướng. Có thể cung cấp protein cho con thông qua kem bơ đậu phộng và một lòng đỏ trứng nấu chín; canxi có thể được hấp thụ từ nước quả giàu canxi hoặc rau xanh.