Trẻ mắc chân tay miệng ngày càng nặng có thể do phạm phải những sai lầm này

Ngày 03/10/2018 18:25 PM (GMT+7)

Theo PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng, hiện nay dịch tay chân miệng có diễn biến gia tăng, nhưng chính những việc làm sai lầm của nhiều cha mẹ đã khiến bệnh này của trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.

Trẻ mắc chân tay miệng ngày càng nặng có thể do phạm phải những sai lầm này - 1

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai

Theo số liệu thống kê mới nhất được cập nhật, mấy ngày qua số bệnh nhi nhập viện vì bệnh tay chân miệng cả nước gia tăng đột biến, nổi bật hơn cả là tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho đến nay, rải rác ở các tỉnh phía nam đã có tới 6 trẻ bị tử vong do bệnh tay chân miệng.

Trung tâm Y tế dự phòng TP HCM thống kê, số trẻ mắc tay chân miệng tuần vừa qua tăng 45% so với trung bình các tuần trước. Đây là thời điểm dễ bùng phát bệnh này. Thông thường, bệnh tay chân miệng có 2 mùa dịch, đợt 1 là vào tháng 4, 5, 6 và đợt 2 vào tháng 9, 10, kéo dài tới đỉnh dịch là tháng11, 12.

1. Dấu hiệu bệnh tay chân miệng

Trước tình hình bệnh chân tay miệng có diễn biến gia tăng, cha mẹ cần lưu ý những dấu hiệu ở trẻ nhỏ, từ đó có hướng xử lý kịp thời nhất.

- Ngoài các biểu hiện nổi mẩn, bóng nước ở tay chân và trong niêm mạc miệng. Trẻ mắc tay chân miệng thường giật mình trong lúc thiu thiu ngủ, nếu tần suất trẻ giật mình trên 2 lần trong 30 phút kèm sốt cao.

- Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Lúc này do các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh.

- Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp.

Trẻ mắc chân tay miệng ngày càng nặng có thể do phạm phải những sai lầm này - 2

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ kèm các dấu hiệu nổi mẩn, bóng nước ở tay chân và trong niêm mạc miệng là biểu hiện mà cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm (Ảnh minh họa)

2. Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ bị tay chân miệng trở nên nghiêm trọng

Bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh, ngoài việc tìm cách phòng tránh bằng vệ sinh sạch sẽ cho trẻ, cha mẹ cũng cần nâng cao hiểu biết chăm sóc trẻ bị tay chân miệng. Tránh mắc phải những sai lầm khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng.

Dưới đây, chuyên gia nhi khoa, PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai sẽ cảnh báo những việc làm sai lầm của cha mẹ khiến cho dịch tay chân miệng trở niên nghiêm trọng.

- Cha mẹ không cách ly trẻ với trường lớp

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm dễ dàng từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, dịch mũi, họng, chất dịch từ mụn nước hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Nhưng nhiều phụ huynh không ý thức được điều này và vẫn cho trẻ đến lớp, chơi với trẻ khác khi con có dấu hiệu bệnh, dẫn tới dịch lây lan rộng hơn.

Để phòng tránh dịch tay chân miệng lây lan rộng, trẻ bị bệnh cần được cách ly ít nhất là 10 ngày kể từ khi xuất hiện các triệu chứng bệnh. Không được đưa trẻ đến lớp, đến nơi tụ tập đông người để phòng lây nhiễm sang các trẻ khác.

- Cha mẹ không thường xuyên rửa tay cho trẻ

Virus gây bệnh tay chân miệng có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Do đó, cha mẹ và trẻ phải hình thành thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước đang chảy nhiều lần trong ngày.

Đôi bàn tay của cha mẹ hay người chăm trẻ cũng cần phải rửa sạch bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi chế biến thức ăn cho trẻ và sau khi đi vệ sinh, thay bỉm, tã… Khi phát hiện trẻ bị tay chân miệng, nhiều cha mẹ vì quá bận rộn nên vẫn cho trẻ đến trường. Điều này là vô cùng sai lầm.

- Cha mẹ không vệ sinh răng miệng cho trẻ

Khi bị tay chân miệng, trong miệng các em sẽ mọc các nốt phỏng, sợ trẻ bị đau nên cha mẹ không dám vệ sinh răng miệng cho trẻ. Đây là một sai lầm. Do đó, cha mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ để tránh nguy cơ bị bội nhiễm viêm nha chu, nấm miệng…

Cha mẹ nên vệ sinh cho trẻ bằng nước muối sinh lý, xúc miệng cho trẻ sau bữa ăn, trước khi đi ngủ, sau khi ngủ dậy. Khuyến khích trẻ uống nước nhiều, xúc miệng nước muối. Bằng cách này sẽ không gay nguy hiểm mà vẫn làm sạch răng miệng.

- Cha mẹ ủ ấm khi trẻ sốt

Trẻ mắc chân tay miệng ngày càng nặng có thể do phạm phải những sai lầm này - 3

Ủ ấm khi trẻ sốt đây là một việc làm sai lầm của nhiều ông bố bà mẹ có con bị tay chân miệng. Khi trẻ bị tay chân miệng có thể sốt. Bố mẹ chỉ nên cho trẻ uống hạ sốt khi bé sốt trên 38,5 độ C. Đặc biệt, khi trẻ sốt, phụ huynh cần phải cho con ở nơi thông thoáng, mặc đồ rộng rãi; tuyệt đối không ủ ấm trẻ.

- Cha mẹ kiêng tắm cho trẻ + Kiêng cho trẻ ăn một số thực phẩm

Việc kiêng khem quá mức cho con như vậy là không đúng. Theo bác sĩ Dũng, trẻ bị tay chân miệng cần phải được tắm rửa sạch sẽ. Cho đến nay, chưa có cơ sở khoa học nào chứng minh người mắc tay chân miệng sẽ khỏi bệnh. Trái lại, kiêng ăn, kiêng tắm sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn.

Nhiều cha mẹ thấy con bị tay chân miệng với những vết thương lở loét trên da, kèm theo bị sốt là bắt con kiêng khem đủ thứ như trứng, rau muống, hải sản… để con nhanh khỏi bệnh, không bị sẹo.

Trẻ bị tay chân miệng với những mụn nước ở miệng làm trẻ đau đớn, khó chịu khi ăn uống nên trẻ rất lười ăn. Đã vậy mẹ còn kiêng không cho con ăn món này, món kia sẽ làm trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, không đủ sức để chống chọi bệnh tật.

Cha mẹ cần dỗ dành cho trẻ ăn đủ loại thức ăn để đảm bảo dinh dưỡng. Tuyệt đối không kiêng khem, hạn chế đồ ăn của trẻ. Bởi, trẻ đang khó chịu, lười ăn, nên cứ để trẻ, uống ăn tất cả những đồ ăn mà trẻ thích. Vì bệnh tay chân miệng lây qua đường tiêu hóa khi ăn uống nên cần thực hiện tốt vệ sinh ăn uống như: ăn chín, uống sôi, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng…

- Cha mẹ tự ý truyền dịch

Việc tự ý truyền dịch tại nhà do bị sốt khi bị tay chân miệng có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.

PGS.TS.Nguyễn Tiến Dũng khuyến cáo khi trẻ bị tay chân miệng ở thể nhẹ gia đình nên cho bé uống nhiều nước trái cây như cam, bưởi... để bổ sung vitamin C, nâng cao sức đề kháng. Cha mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ cả thau chậu tắm giặt, ngừa virus bám lại trên tay và gây bệnh cho trẻ nhỏ. Đặc biệt là những người trông trẻ, giáo viên ở các trường học càng cần chú ý hơn.

7 điều cha mẹ cần biết về bệnh tay chân miệng ở trẻ em
Theo PGS, TS Nguyễn Tiến Dũng thì quan trọng trong việc điều trị bệnh tay chân miệng ở trẻ em là việc giữ vệ sinh sạch sẽ và cách ly tốt.

Bình An
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh dịch