Bảo Yến: "Nghệ sĩ học cao có xu hướng đố kỵ Bolero"

Ngày 26/08/2017 14:05 PM (GMT+7)

Danh ca cho rằng từ xưa, nhiều nhạc sĩ học cao đã có xu hướng đố kỵ Bolero vì họ không chạm được đến trái tim người nghe nhạc như Bolero đã làm.

Mới đây, danh ca Bảo Yến chia sẻ những quan điểm riêng của bà về nhạc Bolero cũng như chuyện vì sao những sáng tác Bolero lại thường xuyên vấp phải phản ứng từ các nhạc sĩ thuộc dòng nhạc khác.

Không phải bỗng dưng mà Boléro lại được dân chúng miền Nam, miền Trung và một số dân miền Bắc say mê đến thế. Nó được du nhập từ phương Tây và đến Việt Nam dưới hình thức các đĩa nhựa từ năm 1950.

Vào năm 1930 những dòng nhạc Classic trữ tình khi ấy đã chiếm hữu hầu hết đời sống âm nhạc thế giới. Đến tận năm 1950, dòng nhạc này, tiêu biểu là Bolero đã chính thức du nhập vào Việt Nam từ năm 1950.

Slow, Jazz, Bolero và đa số là Bolero đã được Danh ca người Pháp: Enrico Marcias, người Ý: Tino Rossi, Dalida hát rất nhiều trong các đĩa nhựa với đa số tiết tấu được sử dụng là Bolero. Giọng ca độc đáo, trữ tình, lãng mạn của họ đã làm náo nức dân chúng thời bấy giờ.

Bolero lẫy lừng một thời, lãng mạn, đằm thắm, không ồn ào, nó đã đi vào lòng người một cách lặng lẽ và âm ỉ lâu dài.

Bảo Yến: amp;#34;Nghệ sĩ học cao có xu hướng đố kỵ Boleroamp;#34; - 1

Bảo Yến cùng chồng con trên sân khấu

Vào thời đó nhà nào cũng cố gắng "tậu" cho được một dàn hát đĩa để có thể nghe những giọng ca vàng của nước Pháp mỗi ngày. Những giai điệu Bolero đã trở thành bất hủ như: Tombe La neige, Histoire d'ume d'amour, Besamé mucho, J'ai quitte mon pays,… (Besamé mucho do Dalida, ca sĩ Ý hát).

Những dòng nhạc trữ tình thăng hoa ấy đã nở rộ trên khắp thế giới vào thập niên 1950 - 1960. Ở Việt Nam, dù trước đó vào năm 1954 nhạc sĩ Phạm Duy cũng manh nha đặt một hai bài nhưng chính nhạc sĩ Lam Phương và Hoàng Thi Thơ, người nhạc sĩ viết lời Việt trên nền nhạc Bolero mới được xem là người tạo nên nền tảng vững chắc, mở ra bước ngoặc mới cho dòng nhạc này.

Nếu nhạc sĩ Lam Phương với những sáng tác bất hủ như: Khúc ca ngày mùa, Nắng đẹp miền Nam,… thì Hoàng Thi Thơ có Tà áo cưới, Duyên quê,… Nối tiếp hai ông, hàng loạt nhạc sĩ thế hệ kế tiếp đã cho ra đời những bài hát Bolero bất hủ.

Bolero thường được viết là loại Văn chương hiện thực và lãng mạn pha trộn. Bolero ghi dấu ấn mạnh mẽ bởi nó tả thực, miêu tả đời sống hàng ngày với nhiều đề tài khác nhau, nó được viết chân thật từ những cảm nghĩ của con người, không xa hoa, trừu tượng.

Sự độc đáo là thời đó đã sản sinh ra lối văn phong đặc biệt này mà ngay cả những người cao học cũng không viết được. Ngay cả thời nay, kể cả những nhạc sĩ đã từng viết Bolero rất độc đáo thời kỳ ấy thì họ cũng không thể viết được. Điều này cũng không xa lạ với lịch sử thế giới. Thời kỳ hoàng kim của âm nhạc thế giới chủ yếu ở giai đoạn 1960 -1970 và cũng ở giai đoạn này đã tạo ra vô số tác phẩm đỉnh cao mà đến nay người ta vẫn phải thừa nhận khó có thể nào lặp lại.

Một số nhà học thuật âm nhạc kinh điển có xu hướng đố kỵ Bolero. Điều này có thể tạm lý giải bởi nghịch lý sau: Mặc dù là cao học nhưng họ không diễn tả được những điều rất mộc mạc, giản dị - những điều cốt lõi của Bolero. Vì lẽ đó, những sáng tác của họ khó có thể đi vào trái tim người yêu nhạc.

Bảo Yến: amp;#34;Nghệ sĩ học cao có xu hướng đố kỵ Boleroamp;#34; - 2

Bảo Yến dẫn chứng sáng tác của nhạc sĩ Vinh Sử không có tính văn chương.

Không phải bây giờ mà ngay từ ngày xưa Bolero cũng bị chỉ trích dè bỉu và kể cả "hạ bệ".

Bolero có điểm yếu, đây cũng là điểm yếu chung của dòng nhạc kinh điển trên thế giới, đó là sẽ bị lỗi thời theo thời gian. Vậy nên nếu xét theo góc độ hiện đại, Boléro có thể không phù hợp phần nào nếu đặt ra để so với tính thời điểm nhưng ở đây chỉ bàn về góc độ thưởng thức thuần túy.

Sự thất thế của giới cao học âm nhạc 1950 được du nhập bởi Tây học, bỗng nhiên bị "chia lửa". Trước đây họ cũng được tôn vinh nhưng bỗng chốc bị mờ nhạt. Đây cũng có thể là lý do họ chống lại Bolero. Các học giả thường ganh tỵ và đố kỵ Bolero, càng lúc số lượng yêu Bolero càng đông mà những người yêu âm nhạc Cao học thì số lượng càng ít ỏi.

Bên cạnh đó, việc một số người viết nhạc thiếu kiến thức đã góp phần làm "hoen ố" dòng này trong cả ca từ, melody,… Khán giả thưởng thức khi nghe qua sẽ thấy rất giống nhau và không thấy được sự khác biệt nhưng đối với những nhà chuyên môn thì họ không khó để phát hiện.

Bảo Yến: amp;#34;Nghệ sĩ học cao có xu hướng đố kỵ Boleroamp;#34; - 3

Bảo Yến nhấn mạnh nhạc sĩ Lam Phương là người giúp Bolero nở rộ.

Thật ra, Bolero cũng có giá trị ngang ngửa văn học như dòng nhạc Classic.

So sánh văn chương tả thực và lãng mạn của những nhạc sỹ Bolero nổi tiếng viết về tình yêu, ta hãy xem Bolero để biết được nó có diễn tả giá trị văn chương hay không?

Nhạc sĩ Lam Phương:

"Đời là vạn ngày sầu, biết tìm vui chốn nào

Ta quen nhau bao lâu, nhưng tình đã có gì đâu

Nhiều khi anh cũng muốn biết bao giờ sẽ có tình yêu

Cho lòng không thấy quạnh hiu, khi đêm về buông xuống tịch liêu…"

 * Nhạc sĩ Trúc Phương

" Ai cho tôi tình yêu để làm duyên nụ cười

Tôi xin dâng tình tôi trọn đời, người hỡi người, xin đừng e ấp làm tim nghẹn ngào…

Tôi đến nơi hẹn hò, đường chiều nghiêng nghiêng nắng đổ

Bàn tay thon ngón nhỏ đan tay nắm sông Hồ…"

Còn đây là nhạc rẻ tiền, không văn chương, khiến cho người ta hiểu lầm:

"Người ta cho em gấm lụa

Còn tôi cho em nhẫn cỏ

Thì em phải bận tâm gì…"

Đây chỉ là bình luận để so sánh chứ không bình luận về tác giả.

Ngày xưa, thưởng thức Bolero, chúng ta thưởng ngoạn giá trị của một thời huy hoàng của nó. Tuy hiện nay không phù hợp lắm với đời sống văn minh. Bởi nó tạo ra lối sống chậm, thanh thản, đời sống tương phản với máy móc hiện đại. Nhưng điều ấy chính là giá trị nhân bản mà nền văn minh Á Đông vẫn luôn là tấm gương đối với văn minh Tây phương.

Nhưng có lẽ Bolero cũng có đời sống hạn định của nó, như thời vua Tự Đức có ngâm thơ Tao Đàn, có cải lương là những giá trị nghệ thuật cao nhưng cũng phôi pha theo thời gian.

Mặc dù Bolero vẫn còn tồn tại nhưng cũng không còn vinh quang như thời xưa (giai đoạn 1960-1975) nữa.

Hãy để Bolero có sự tự do, nó sống hay chết là tùy theo số phận của nó. Chắc chắn sẽ đi theo qui trình lịch sử, chúng ta không thể biết được, cũng không có quyền can thiệp".

Theo ca sĩ Bảo Yến
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hậu trường showbiz