Bậc thầy về tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung từng có một cuộc hôn nhân thấm đẫm máu và nước mắt với người vợ thứ 3.
Buổi gặp mặt tình cờ của người vợ 3 với đạo diễn nổi tiếng
Nhiều năm về trước, Dương Quá là chàng trai khiến bao phụ nữ tơ tưởng, nhưng anh lại chỉ một lòng si mê Cô Cô Tiểu Long Nữ. Khi còn trẻ, Kim Dung cũng thường tự gọi mình là Dương Quá nhưng lại phá vỡ hình tượng của mình bằng 3 cuộc hôn nhân. Cuộc hôn nhân cuối cùng của Kim Dung có lẽ là thấm đẫm máu và nước mắt nhất. Vợ hai áp bức tiểu tam không được sinh con, con trai thắt cổ tự sát.
Ba người trong cuộc không ai chiến thắng, và đau đớn nhất có lẽ là người vợ ba của Kim Dung mãi mãi không thể có được đứa con của riêng mình - Lâm Nhạc Di.
Khi Lâm Nhạc Di gặp Kim Dung bà mới 16 tuổi, đang làm phục vụ trong một nhà hàng. Vào thời điểm đó, Kim Dung và người vợ thứ hai của ông - Chu Mai thường có những bất đồng trong hôn nhân. Sau một cuộc cãi vã với vợ, Kim Dung tuyệt vọng đến nhà hàng, và người đón tiếp ông tình cờ là Lâm Nhạc Di.
Lâm Nhạc Di trẻ tuổi và tốt bụng đã nhầm Kim Dung với một người đàn ông trung niên thất nghiệp và tử tế mời ông một bữa ăn. Kim Dung chấp nhận lòng tốt của Lâm Nhạc Di và khá ấn tượng với cô gái dịu dàng, thanh lịch này.
Kim Dung và Lâm Nhạc Di.
Lần đầu gặp mặt, Kim Dung có lẽ không có tình cảm với Lâm Nhạc Di. Ông chỉ cảm thấy cô gái trước mặt có sự thấu hiểu, dịu dàng và rộng lượng, khiến người ta không khỏi buông lỏng cảnh giác mà dễ động lòng.
Người phụ nữ khiến Kim Dung tìm được cảm giác yêu
Nhưng thời điểm đó, Kim Dung vẫn có tình cảm với Chu Mai, mối quan hệ giữa họ rất phức tạp. Ngoài tình vợ chồng, họ còn có sự hỗ trợ lẫn nhau. Khi kết hôn với Chu Mai, Kim Dung chỉ là một nhà văn mới nổi. Dựa vào tài năng của mình, nhà văn tràn đầy năng lượng đã lựa chọn tự mình lập nghiệp.
Tờ Minh Báo chính là do ông hao tâm tổn huyết gây dựng nên.
Con đường khởi nghiệp không hề dễ dàng, thấy chồng ngày đêm bận rộn, Chu Mai kiên quyết từ bỏ sự nghiệp và chọn làm lại từ đầu với Kim Dung. Có thể nói, nếu không có Chu Mai thì sẽ không có Kim Dung ngày hôm nay chứ đừng nói đến Minh Báo lừng lẫy sau này.
Chu Mai không chỉ là người quan trọng trong sự nghiệp của Kim Dung mà còn là một người vợ, người mẹ toàn tâm toàn ý trong cuộc sống. Chu Mai sinh cho Kim Dung bốn người con và chăm sóc gia đình rất chu đáo.
Với sự giúp đỡ của Chu Mai, Minh Báo ngày càng lớn mạnh, nhưng đồng thời, mâu thuẫn giữa bà và Kim Dung ngày càng nhiều. Mỗi khi có xung đột, Kim Dung lại đến nói chuyện với Lâm Nhạc Di. Có thể là vì ngưỡng mộ hoặc cũng có thể là ham mê phù phiếm, Lâm Nhạc Di thường xuyên thể hiện tình cảm với Kim Dung.
So với người vợ hiếu thắng Chu Mai, Lâm Nhạc Di trẻ trung, xinh đẹp hơn nên Kim Dung đã tìm lại được cảm giác yêu đương khi ở bên cạnh bà.
"Đứng núi này trông núi nọ" là một thói quen xấu của nhiều người đàn ông, ngay cả Kim Dung cũng không ngoại lệ. Ông thèm muốn sự thấu hiểu dịu dàng của Lâm Nhạc Di nhưng lại không thể buông bỏ tình cảm vợ chồng với Chu Mai. Suốt nhiều năm trời ông cứ nhập nhằng giữa hai người phụ nữ.
Hậu quả khi làm tiểu tam, cả đời không thể mang thai
Là người bên gối, Chu Mai sao có thể không nhận ra trái tim của Kim Dung đã đổi thay. Nhưng bà vẫn như cũ, tự tin thái quá nên không thể đoán ra được là chồng mình sẽ đi xa đến mức vậy. Chu Mai suy sụp khóc gọi cho con trai Tra Truyền Hiệp đang ở nước ngoài xa xôi.
Không ngờ lúc đó, Tra Truyền Hiệp đang phải chịu đựng nỗi đau của một mối tình tan vỡ. Hơn thế, việc gọi điện cho cha thuyết phục không ly hôn, nhưng ông không động tâm nên anh đã chọn cách treo cổ tự tử trong ký túc xá, kết thúc cuộc đời ngắn ngủi của mình.
Còn Kim Dung, cũng không ngờ rằng chuyện tình cảm của mình lại khiến ông mất đi đứa con trai. Nỗi đau người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh khiến Kim Dung và Chu Mai không thể chấp nhận được việc nhìn mặt nhau mỗi ngày. Chu Mai ghét Kim Dung, và càng ghét Lâm Nhạc Di, người đã khiến ông phản bội gia đình. Chu Mai từng từ chối ly hôn đã ngay lập tức đồng ý ký giấy, nhưng bà đưa ra yêu cầu, đó là Lâm Nhạc Di phải đi triệt sản để suốt đời không thể thụ thai.
Chu Mai muốn những đứa con của Kim Dung chỉ có thể do bà sinh ra.
Đối mặt với điều kiện khó khăn như vậy, Kim Dung, người đang cảm thấy xấu hổ trong lòng đã hoàn toàn chấp nhận yêu cầu của Chu Mai. Lâm Nhạc Di, người luôn mong muốn trở thành vợ của Kim Dung, cảm thấy như bị giáng một đòn mạnh khi biết tin, nhưng bà vẫn không thể không đồng ý.
Mất quyền làm mẹ chỉ là khởi đầu của nỗi đau, Lâm Nhạc Di phải chịu sự chỉ trích là kẻ phá hoại gia đình Kim Dung trong suốt quãng đời còn lại, bất kể cuộc hôn nhân giữa họ là vì lợi ích hay tình yêu đích thực. Sau biến cố đó, con đường của Lâm Nhạc Di càng khó khăn hơn.
Nhưng đó là do Lâm Nhạc Di chọn lựa, nên bà vẫn ở bên Kim Dung với tư cách một người vợ, chăm sóc cuộc sống hàng ngày của ông. Xét về trình độ học vấn, rõ ràng Lâm Nhạc Di không thể so sánh với Chu Mai.
Nhưng sự dịu dàng như nước của Lâm Nhạc Di đã xoa dịu nỗi đau mất con của Kim Dung trong những năm cuối đời.
Năm 2018, Kim Dung qua đời ở tuổi 94. Kể từ đó, Lâm Nhạc Di trở thành góa phụ. Bà cam chịu cô đơn không con cái. Dù có cuộc sống giàu có nhưng chắc hẳn Lâm Nhạc Di không được hạnh phúc khi về già khi Kim Dung lớn tuổi hơn đã rời khỏi thế gian này. Có lẽ đây là quả báo của bà vì đã xen vào hôn nhân của người khác. Không biết rằng Lâm Nhạc Di có từng hối hận trong lòng và cảm thấy có lỗi với Chu Mai không?