10 năm đi khắp các bệnh viện "tìm con", vợ chồng Hưng Yên đã được "nếm trái ngọt"

Thảo Nguyên - Ngày 11/03/2024 09:00 AM (GMT+7)

Vì biết trong gia đình có bố bị bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh Thalassemia) nên ngay sau đó, chị Ph. đã chủ động đi xét nghiệm, phát hiện bản thân cũng mang gen bệnh này.

Trong những câu chuyện éo le về các cặp vợ chồng hiếm muộn vất vả tìm con, bác sĩ Nguyễn Thị Nhã - Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) rất ấn tượng về trường hợp một cặp vợ chồng ở Hưng Yên. Đây là gia đình may mắn tìm được con yêu khỏe mạnh sau gần 10 năm mòn mỏi mong con về.

Theo bác sĩ Nhã cho biết, vợ chồng chị Dương Thị Ph. (Hưng Yên) kết hôn. Vì biết trong gia đình có bố bị bệnh tan máu bẩm sinh (bệnh Thalassemia) nên ngay sau đó, chị Ph. đã chủ động đi xét nghiệm, phát hiện bản thân cũng mang gen bệnh này.

10 năm đi khắp các bệnh viện tìm con, vợ chồng chị Ph. đã hái được quả ngọt.

10 năm đi khắp các bệnh viện tìm con, vợ chồng chị Ph. đã hái được quả ngọt.  

Do đó suốt 9 năm sau kết hôn, vợ chồng trẻ Hưng Yên đã điều trị vô sinh hiếm muộn ở nhiều bệnh viện lớn nhỏ. Đặc biệt, bản thân chị Ph. chưa bao giờ nghĩ chồng chị cũng là người lành mang gen lặn Thalassemia giống như vợ. Vì thế khó khăn càng chồng chất khó khăn, hành trình tìm con của vợ chồng họ gian nan hơn bao giờ hết. Nhưng ông trời vẫn thử thách, chưa trao cho họ may mắn và niềm hạnh phúc được đón con yêu trên tay.

Năm 2021 vợ chồng chị Ph. quyết định đến Bệnh viện Bưu điện khám. Cũng tại đây qua những xét nghiệm, cả hai vợ chồng chị Ph. mới biết họ cùng mang gen bệnh di truyền tan máu bẩm sinh.

“Khi cả 2 vợ chồng cùng mang gen bệnh di truyền tan máu bẩm sinh không chỉ có xác suất sinh con bị bệnh cao mà đây cũng có thể là một trong nguyên nhân gây vô sinh hiếm muộn. Rất may họ được các bác sĩ tư vấn tận tình nên hai vợ chồng quyết định lựa chọn làm IVF kết hợp xét nghiệm di truyền tiền làm tổ trên phôi”, bác sĩ Nhã kể lại.

Và lần này, may mắn đã mỉm cười với vợ chồng chị Ph. Kết quả, vợ chồng Hưng Yên đã sinh được bé gái khỏe mạnh. Đến thời điểm này, con gái của vợ chồng chị Ph. đã được hơn 2 tuổi.

“Qua thực tế thăm khám, điều trị cho nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn bị gen bệnh di truyền tan máu bẩm sinh, tôi thấy nếu các vợ chồng trẻ chẳng may bị các bệnh hoặc mang gen các bệnh lý di truyền cũng không có gì phải quá lo lắng và sợ hãi. Điều quan trọng là các cặp vợ chồng nên đi thăm khám sớm để biết và phát hiện bệnh, gen bệnh sớm nhằm điều trị đúng hướng, hiệu quả, loại bỏ bệnh và gen bệnh di truyền cho thế hệ sau khỏe mạnh”, bác sĩ Nhã quả quyết.

Vợ chồng chị Dương Thị Ph. (Hưng Yên).

Vợ chồng chị Dương Thị Ph. (Hưng Yên).

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Bưu Điện (Hà Nội) cũng cho biết thêm, bệnh tan máu bẩm sinh là bệnh có thể phòng ngừa, tiến tới chấm dứt tình trạng trẻ sinh ra bị bệnh và giảm dần tỷ lệ di truyền gen bệnh trong cộng đồng.

Biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là tầm soát tiền hôn nhân và tiền thai sản dựa trên xét nghiệm máu. Vì thế trước khi kết hôn, các cặp đôi cần khám sức khỏe và xét nghiệm tầm soát để xác định xem cá nhân có mang gen bệnh hay không, từ đó giúp họ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai nhằm sinh ra những đứa con không mắc bệnh này.

Vợ chồng 7 năm hiếm muộn vì tinh trùng dị dạng, con đầu vừa 17 tháng lại bỗng có bầu tập 2
7 năm hiếm muộn phải chạy chữa nhiều nơi tốn kém đủ đường, thậm chí phải nhờ đến IVF mới được đón con yêu về. Nhưng sau sinh 17 tháng, một kỳ tích...

Câu chuyện mang thai

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hiếm muộn - Vô sinh