Sau khi sinh 3 ngày, các mẹ áp dụng những điều này sẽ giúp cơ thể nhanh phục hồi, tươi trẻ hơn, đẩy lùi được bệnh tật và tốt cho cả sự phát triển của con!
Những ngày đầu sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ còn yếu, việc áp dụng những điều khoa học, tốt cho sức khỏe là cực kỳ cần thiết để người mẹ nhanh chóng phục hồi và giúp con cũng ngoan hơn, tăng trưởng tốt hơn.
Cho con bú càng sớm càng tốt
Trẻ sơ sinh cần được cung cấp dinh dưỡng càng sớm càng tốt. Trẻ sơ sinh cũng tự hình thành phản xạ bú rất tốt. Chỉ từ nửa giờ cho tới 1h sau khi sinh, trẻ đã có phản xạ bú mạnh. Do đó, dù mới sinh sữa chưa về nhưng mẹ hãy cho bé ngậm vú bú, trẻ sẽ giúp mẹ kích thích tuyến sữa về nhanh hơn.
Hãy cho con bú mẹ càng sớm càng tốt để kích thích tuyến sữa, sớm về cho con bú. Trên thực tế, trong những lần bú đầu không cần phải tràn trề sữa mà chỉ cần hai ngụm là trẻ đã được lấp đầy dạ dày. Hơn nữa, việc trẻ bú cũng có lợi cho mẹ. Khi con bú sẽ kích thích tiết ra oxytocin. Đây là chất kích thích sự co bóp tử cung, làm cho tử cung của người mẹ co lại nhanh hơn.
Những ngày đầu sau khi sinh con, cơ thể người phụ nữ còn yếu, việc áp dụng những điều khoa học, tốt cho sức khỏe là cực kỳ cần thiết để người mẹ nhanh chóng phục hồi và giúp con cũng ngoan hơn, tăng trưởng tốt hơn. (Ảnh minh họa)
Nếu mẹ không cho trẻ bú sớm sau khi sinh, phản xạ bú của trẻ sẽ yếu dần. Ngoài ra,việc cho bé bú bình mà không cho bé tập bú sữa mẹ trước sẽ dễ dẫn đến cảm giác thấy bú bình nhanh hơn, đỡ tốn sức hơn. Khi đó, mẹ muốn bé bú mẹ trở lại cũng sẽ khó khăn hơn.
Đi tiểu càng sớm càng tốt
Đối với các bà mẹ sinh thường, sau khi sinh từ 6 – 8 tiếng, y tá sẽ nhắc mẹ vào nhà vệ tinh để kéo ống nước tiểu. Đồng thời dặn người mẹ cố gắng dùng chính sức mình để đi tiểu càng sớm càng tốt để tránh mắc ống dẫn tiểu.
Khi mang thai, do thai nhi cần nhiều máu hơn nên lượng máu của mẹ sẽ tăng lên. Sau khi sinh con, lượng máu này sẽ chuyển sang dạng lỏng và được đào thải ra ngoài theo đường mồ hôi và tiểu tiện. Nhưng do đầu thai nhi chèn ép bàng quang khi mang thai nên một ít nước tiểu sẽ khiến mẹ cảm thấy bí bách và muốn đi tiểu ngay lập tức. Sự căng của bàng quang là rất yếu. Sau khi sinh, sức căng của bàng quang không thể tự phục hồi ngay lập tức. Mẹ cần đi vệ sinh càng sớm càng tốt để tống nước tiểu ra ngoài, phục hồi sức căng của bàng quang.
Nếu là sinh mổ, ống thông tiểu sẽ được đưa vào trong quá trình mổ. Nhìn chung, ống thông tiểu sẽ được rút ra sau đó và mẹ nên cố gắng đi tiểu càng sớm càng tốt sau đó.
Ra khỏi giường càng sớm càng tốt
Sau khi sinh, người mẹ cần được theo dõi trong phòng sinh hai giờ, sau đó được y tá đưa về khoa. Khi bạn trở lại phòng, hãy ngồi dậy càng chậm càng tốt, rồi từ từ rời khỏi giường. Các bà mẹ đã sinh mổ cũng nên ra khỏi giường và đi lại chậm rãi sau khi sinh.
Các bà mẹ sau sinh nên ra khỏi giường sớm, đi lại nhẹ nhàng để ngăn ngừa sự hình thành tắc mạch máu (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân là vì, trong khoảng thời gian từ 2 – 4 tuần sau khi sinh, máu ở trạng thái tự bảo vệ để tránh cho mẹ bị băng huyết, không cầm được máu. Độ đông của máu tương đối cao. Một khi ra máu, lượng máu sẽ nhanh chóng đông lại và cầm lại được. Nhưng điều này cũng có một số tác dụng phụ: Máu có đặc tính đông mạnh sẽ dễ kết tụ lại với nhau, tạo thành thuyên tắc và gây tắc nghẽn mạch máu. Vì thế, các bà mẹ nên ra khỏi giường càng sớm càng tốt, đi lại nhẹ nhàng, vận động để thúc đẩy quá trình lưu thông máu, ngăn ngừa sự hình thành tắc mạch.
“Xì hơi” càng sớm càng tốt
Có rất nhiều những rắc rối sau khi mới sinh con. Các bà mẹ sinh thường sẽ có thể ăn uống bình thường ngay sau khi sinh. Nhưng với các bà mẹ sinh mổ, sử dụng thuốc gây mê, gây tê, cơ bản đường ruột lúc này bị ứ đọng. Khí trong ruột sẽ tích tụ lại nên người mẹ không được ăn gì. Người mẹ cần phải “xì hơi” được càng sớm càng tốt để đường ruột trở lại bình thường.
Sau khi mổ lấy thai, mẹ phải nằm nghỉ 6 tiếng. Sau 6 tiếng nếu bụng chưa hết khí, bác sĩ sẽ khuyên uống một ít nước củ cải trắng để thúc đẩy khí đường ruột. Ngoài ra cũng có thể áp dụng cách mẹ nằm ở tư thế nửa người, nằm nghiêng, làm ấm bụng và các phương pháp thức đẩy thải độc khác. Dấu hiệu nhận biết là có thể sẵn sàng tiếp nhận thức ăn là khi mẹ “xì hơi” được.
Sau khi cơ thể mẹ có thể ăn, hãy ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp để có nguyên liệu tiết sữa, sớm có sữa cho con bú.
Sau khi cơ thể mẹ có thể ăn, hãy ăn đồ ăn lỏng như cháo, súp để có nguyên liệu tiết sữa, sớm có sữa cho con bú. (Ảnh minh họa)
Đi đại tiện càng sớm càng tốt
Sau khi sinh con, các bà mẹ sẽ dễ bị táo bón do nhu động ruột chậm lại. Mẹ cần đi đại tiện càng sớm càng tốt. Sau sinh 2 – 3 ngày, nếu không đi đại tiện được thì có thể sử dụng Kaisailu để kích thích ruột đại tiện.
Khi đi đại tiện được, mẹ sẽ tiêu hóa tốt hơn và việc ăn uống cũng ngon miệng hơn.
Có 3 điều các mẹ cần tránh:
Tránh tâm trạng tồi tệ, tiêu cực
Sau khi sinh, nội tiết tố tiếp tục giảm mạnh, hơn nữa sản dịch tiết ra khiến cơ thể phụ nữ rất mệt mỏi, khó chịu, lại phải cho con bú, chăm con… Tất cả những điều này sẽ khiến các mẹ cảm thấy ức chế tinh thần, dễ nổi cáu hơn bình thường.
Các bà mẹ nên cố gắng học cách kiểm soát cảm xúc của mình, tống ra ngoài những cảm xúc tiêu cực để tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái. Chỉ có như vậy mới có thể chăm con tốt hơn.
Bà mẹ phải giữ tinh thần lạc quan, tươi vui mới có thể chăm sóc con tốt (Ảnh minh họa)
Không ăn thức ăn quá nhiều dầu mỡ, khó tiêu hóa
Một số người lớn tuổi trong nhà, khi có con dâu hay con gái sinh nở, sẽ thường thịt những con gà lớn, cho vào hầm, thành súp gà hầm béo ngậy. Họ nghĩ rằng món súp gà, thịt gà hầm là bổ dưỡng cho bà đẻ.
Tuy nhiên, có một vài người mới đẻ có nhu động ruột chậm, sự tiết dịch tiêu hóa ít đi, món súp gà nhiều dầu mỡ sẽ không thể tiêu hóa hết được, nó sẽ làm tăng gánh nặng cho đường ruột.
Ba ngày sau khi sinh, các bà mẹ chỉ nên ăn một số thức ăn lỏng, chẳng hạn như cháo, mì, bún, súp thanh đạm…
Sau sinh, các mẹ chỉ nên ăn một số thức ăn lỏng, chẳng hạn như cháo, mì, bún, súp thanh đạm… (Ảnh minh họa)
Tránh kích ứng vết thương
Sản phụ trong quá trình sinh con có thể bị rách nhẹ hoặc vết rạch ở vùng kín nếu sinh thường, hoặc vết mổ lớn ở bụng nếu sinh mổ. Những vết thương này còn mới, chỉ 3 ngày sau khi sinh con nên mẹ phải cố gắng không chạm vào vết thương. Cũng cần chú ý có sự chăm sóc đặc biệt, không chà xát cơ thể, tránh làm ướt vết thương, thay băng kịp thời, vệ sinh sạch sẽ.
Để làm tốt được những điều này, người phụ nữ rất cần có chồng hiểu, hỗ trợ. Vì thế, đây không chỉ là kiến thức mà các bà mẹ phải biết mà chính các ông bố cũng phải nắm được để đồng hành và hỗ trợ vợ mình.