8 điều cần tránh khi mang thai

Ngày 25/03/2023 20:00 PM (GMT+7)

Việc mang thai luôn quan trọng với các gia đình, nhất là với gia đình nào đang mong con. Nhiều cặp vợ chồng không biết phải tránh những gì để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn cho cả mẹ và bé.

Theo các bác sĩ sản khoa, mỗi phụ nữ nói riêng hay cặp vợ chồng nói chung cần trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết trước khi làm cha, làm mẹ. Phụ nữ mang thai có thể tiếp tục các hoạt động hàng ngày và chỉ có những thay đổi nhỏ trong lối sống, cần tránh uống rượu, hút thuốc và một số loại thực phẩm cũng như hoạt động có khả năng gây hại cho thai nhi đang phát triển.

Bài viết về 8 điều nên tránh khi mang thai và giải thích tại sao những điều này có thể gây ra vấn đề do Bác sĩ Nguyễn Tuấn Anh, Bệnh viện Phụ sản Trung ương tư vấn.

1. Không nên uống rượu

Khi một người mang thai uống rượu, rượu sẽ đi qua nhau thai và có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Uống rượu khi mang thai có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, đây là một loạt các tình trạng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe như bất thường về thể chất, thiểu năng trí tuệ, vấn đề hành vi, co giật, tăng trưởng kém, chậm phát triển, giảm khả năng phối hợp và kỹ năng vận động tinh.

Các nghiên chưa chắc chắn thai phụ uống bao nhiêu rượu là an toàn trong thời kỳ mang thai. Vì vậy hầu hết các bác sĩ khuyên phụ nữ mang thai nên tránh uống rượu hoàn toàn.

2. Không nên ăn một số loại thực phẩm

 

Thịt nguội là thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh vì có thể chứa vi khuẩn listeria gây tử vong cho thai nhi.

Thịt nguội là thực phẩm mà phụ nữ mang thai nên tránh vì có thể chứa vi khuẩn listeria gây tử vong cho thai nhi.

Thai phụ nên tránh một số loại thực phẩm trong thời kỳ mang thai, do khứu giác thay đổi hoặc vì thực phẩm đó gây khó chịu.

Thịt nguội và salad chế biến sẵn: Thịt nguội và salad chế biến sẵn có thể chứa vi khuẩn listeria. Listeria là một loại vi khuẩn có thể đi qua nhau thai và có thể gây tử vong cho thai nhi.

Các sản phẩm chưa rửa: Trái cây hoặc rau chưa rửa cũng có thể lây nhiễm vi khuẩn listeria. Hoặc cũng có thể chứa một loại ký sinh trùng toxoplasma, gây nguy hiểm cho người mang thai và thai nhi của họ.

Nước trái cây và sữa chưa tiệt trùng: Cũng như thịt nguội, các sản phẩm sữa và nước trái cây chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria và các vi khuẩn khác có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Một số loại phô mai mềm: Một số loại phô mai mềm có thể chứa sữa chưa tiệt trùng, đặc biệt là các loại phô mai mềm nhập khẩu như brie, feta và queso blanco.

Cá chứa nhiều thủy ngân: Cá kiếm, cá mập và cá thu là một trong những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao. Thai nhi tiếp xúc với thủy ngân có thể gây tổn thương não hoặc các vấn đề về thính giác và thị giác.

Thịt và cá sống: Thịt và cá sống, bao gồm sushi và hàu sống, có thể chứa cả vi khuẩn salmonella và toxoplasmosis. Bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh do thực phẩm từ những mầm bệnh này. Bệnh do thực phẩm có thể gây mất nước, sốt và nhiễm trùng tử cung, đây là một bệnh nhiễm trùng máu có thể gây tử vong cho thai nhi.

Trứng sống: Trứng sống cũng có thể chứa vi khuẩn salmonella. Phụ nữ mang thai nên tránh bất kỳ loại thực phẩm nào có thể chứa trứng sống.

3. Dùng quá nhiều caffein

Tương tự như rượu, caffein có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất nên hạn chế lượng caffein ở mức 200mg mỗi ngày (1,5 tách cà phê). Số lượng lớn hơn mức này có thể gây hại cho thai nhi và có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và sinh con nhẹ cân.

4. Bồn tắm nước nóng, phòng xông hơi khô và quá nóng

 Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn nước nóng.

Phụ nữ mang thai không nên tắm bồn nước nóng.

Mặc dù thư giãn trong bồn nước nóng cho cảm giác giảm bớt sự khó chịu khi mang thai, nhưng các chuyên gia sản khoa lại khuyên thai phụ nên tránh tắm bồn nước nóng và xông hơi khô. Bồn tắm nước nóng có thể gây tăng thân nhiệt, hoặc nhiệt độ cơ thể cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh. Đây chủ yếu là một rủi ro trong ba tháng đầu tiên nhưng cũng có thể gây ra các vấn đề sau này trong thai kỳ.

Các hoạt động khác như tắm nắng quá lâu, tiếp xúc với nhiệt độ cao , tập thể dục quá sức gây mất nước có thể khiến nhiệt độ cơ thể tăng quá cao. Các môn thể thao tiếp xúc làm tăng nguy cơ bong nhau thai. Nhau bong non là một tình trạng nghiêm trọng có thể gây sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu.

Phụ nữ mang thai cũng dễ bị chấn thương hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khiến dây chằng trở nên lỏng lẻo hơn.

5. Các hoạt động có rủi ro

Sau tam cá nguyệt đầu tiên, phụ nữ mang thai nên tránh bất kỳ hoạt động nào có nguy cơ bị ngã như leo núi, hay tập những động tác nguy hiểm. Khi mang thai, trọng tâm thay đổi khi bụng to ra, do đó, ngay cả khi ngã nhẹ cũng có thể dẫn đến chấn thương.

Các bác sĩ khuyên hầu hết thai phụ nên tập thể dục nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo sức khỏe. Nếu được bác sĩ cho phép, phụ nữ mang thai nên tập thể dục vừa phải ít nhất 20-30 phút mỗi ngày vào hầu hết các ngày trong tuần. Nên tránh nằm ngửa sau tam cá nguyệt đầu tiên và cẩn thận với các bài tập có thể khiến mất thăng bằng, vấp ngã hoặc ngã.

6. Mang vác, nâng đồ vật nặng

Thai phụ nên tránh nâng vật nặng, nâng vật nặng có thể làm tăng nguy cơ: kéo cơ, thoát vị, trẻ nhẹ cân khi sinh, sinh non.

7. Hút thuốc

Hút thuốc lá khi mang thai có thể gây hại cho cả thai phụ và thai nhi. Bên cạnh việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư phổi, hút thuốc khi mang thai cũng có thể gây ra các vấn đề trong và sau khi mang thai như sinh non, bất thường bẩm sinh như sứt môi hở hàm ếch, Hội chứng trẻ sơ sinh tử vong đột ngột, vấn đề với nhau thai và tăng nguy cơ phát triển cục máu đông.

Bà bầu nên ngừng hút thuốc ngay khi biết mình có thai và tránh tiếp xúc với khói thuốc thụ động.

8. Dùng một số loại thuốc

Thai phụ nên tránh một số loại thuốc tự mua (OTC) và thuốc theo đơn vì có thể gây hại cho thai nhi. Các bác sĩ khuyên thai phụ nên tránh các loại thuốc sau:

Ibuprofen và các thuốc chống viêm không steroid khác, các chất gây ức chế ACE như các thuốc điều trị cao huyết áp, bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh đái tháo đường, một số bệnh thận mạn tính, đau tim, xơ cứng bì, đau nửa đầu,... ; Một số loại thuốc cảm lạnh, cúm trong ba tháng đầu; Một số loại thuốc trị mụn.

Bà bầu có thể tiếp tục hầu hết các hoạt động thông thường tuy nhiên là thực hiện một số biện pháp phòng ngừa cần thiết. Khi nghi ngờ, tốt nhất nên hỏi bác sĩ về các hạn chế hoạt động trong thời kỳ mang thai.

Mổ đẻ lần 3, người phụ nữ 38 tuổi bị băng huyết, nguy hiểm tính mạng
Người bệnh nhập viện trong tình trạng da xanh niêm mạc nhợt, mạch 120 lần/phút, huyết áp 60/40mmHg, tử cung co kém và to trên rốn, vết mổ băng thấm dịch, âm đạo ra máu cục.

Theo Bảo Châu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết