Nhiều mẹ bầu chăm "leo cầu thang" để sinh nở nhanh chóng và suôn sẻ, sự thật thế nào?

Nhật Minh - Ngày 08/02/2024 14:00 PM (GMT+7)

Theo kinh nghiệm chia sẻ của nhiều mẹ bầu thì đi lại cầu thang, nói cách khác là "leo cầu thang" giúp các mẹ bầu dễ sinh hơn. 

"Khi có dấu hiệu sắp sinh, em đến viện, bác sĩ sau khi kiểm tra thì bảo em đi lại ở cầu thang đi. Thế là khoảng 30 phút - 1 tiếng sau thì em sinh thường rất nhanh gọn", Mai Trang (mẹ một con ở Hà Nội) chia sẻ. 

"Không phải chỉ lúc sắp sinh bác sĩ mới bảo đi cầu thang đâu. Hồi em bầu, trong lúc siêu âm, em bé không hợp tác lắm, bác sĩ cũng bảo em ra đi bộ cầu thang một lúc. Thế là lúc sau siêu âm lại, em bé đạp tung tóe cả lên", Hiền Lê, mẹ 2 con ở Thanh Hóa cho biết.

Đó chỉ là một vài chia sẻ của các mẹ về tác động của việc đi lại ở cầu thang bộ đến thai kỳ. Qua những chia sẻ này thì nhiều người sẽ tin rằng rõ ràng "leo cầu thang" có lợi cho việc mang thai và sinh nở.

Nhiều mẹ bầu chăm amp;#34;leo cầu thangamp;#34; để sinh nở nhanh chóng và suôn sẻ, sự thật thế nào? - 1

Mỗi phụ nữ có một cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau, nên cần thảo luận với bác sĩ của mình để có những lựa chọn tập luyện an toàn và phù hợp trong suốt thai kỳ.

Thực tế, leo cầu thang bộ cũng là một dạng hoạt động nhưng phù hợp với từng người. Nhất là khi trong thai kỳ, mẹ bầu càng cần chú ý hơn nếu muốn thực hiện dạng hoạt động này.

Nhiều mẹ bầu chăm amp;#34;leo cầu thangamp;#34; để sinh nở nhanh chóng và suôn sẻ, sự thật thế nào? - 2

1. Các bà mẹ có tình trạng cổ tử cung kém không nên leo cầu thang

Mẹ bầu có cổ tử cung kém mà "leo cầu thang" có thể khiến thai nhi tụt xuống, cổ tử cung mở ra dễ dẫn đến sinh non hoặc sẩy thai.

2. Mẹ bầu có các vấn đề sức khỏe nên hạn chế "leo cầu thang"

Mẹ bầu gặp vấn đề sức khỏe như huyết áp không ổn định, tiền sử về các vấn đề với cơ xương khớp, có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, hoặc những trường hợp có chỉ định của bác sĩ cần tránh hoạt động mạnh như "leo cầu thang" nên hạn chế hoặc tránh hoàn toàn việc này.

3. Nếu thai nhi quá nặng hoặc mẹ bầu quá nặng, không "leo cầu thang"

Phụ nữ mang thai quá nặng để leo cầu thang bộ sẽ khiến chân, cột sống thắt lưng và những nơi khác bị chèn ép, rất dễ gây đau đớn và khó chịu, ảnh hưởng đến em bé.

4. "Leo cầu thang" theo khả năng của mình

Cho dù mẹ bầu có khỏe mạnh đến đâu cũng phải chú ý đến khả năng của mình khi leo cầu thang! Không "leo cầu thang" quá 10 phút và không quá 4 tầng. Ngay khi bạn cảm thấy cử động nhẹ nhất của thai nhi hoặc khó chịu ở chân, hãy dừng lại ngay lập tức.

Lý do cha mẹ nên lưu trữ máu cuống rốn cho con mình như một hình thức bảo hiểm sinh học trọn đời
Nhiều mẹ bầu đã từng nghe đến chuyện “lấy máu cuống rốn” của con nhưng lại chưa thực sự hiểu việc này là gì, có ý nghĩa thế nào.

Bà bầu: Photo story

Theo Nhật Minh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic