Bà bầu bị tê tay là do đâu, xử lý thế nào tốt nhất?

Ngày 03/10/2019 00:37 AM (GMT+7)

Bà bầu bị tê tay do nhiều nguyên nhân như hội chứng ống tay, huyết áp thấp hay cứng khớp cần được xử lý để không làm cản trở sinh hoạt của mình.

Tê bì đau nhức chân tay là một trong những vấn đề mà khi mang thai thường gặp phải. Khi tê bì gây nên những cảm giác khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, làm các mẹ bầu lo lắng. 

Thế nào là tê bì tay khi mang bầu?

Tê bì tay khi mang thai là hiện tượng một phần nào đó của tay bị mất đi cảm giác hoặc cảm giác như kiến bò, kim châm. Hiện tượng tê bì tay chân thường xảy ra khi mang thai tháng thứ 5, thứ 6 và kéo dài đến hết thai kỳ.

Chứng tê tay, tê bì tay chân thường khởi phát nhẹ, có thể là cảm giác tê dại ở đầu ngón tay như bị kim châm hay kiến cắn nhẹ. Trường hợp nặng thì có cảm giác thấy nóng và đau nhức.

Bà bầu bị tê tay là do đâu, xử lý thế nào tốt nhất? - 1

Bà bầu bị tê tay khi có thai là một hiện tượng thường gặp (Ảnh minh họa)

Vì sao lại bị tê bì tay khi mang thai?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng có bầu bị tê ngón tay, chân mà mẹ bầu thường gặp nhất đó là:

- Thai lớn: Thai càng lớn, mẹ bầu tăng cân nhanh, thai to chèn ép vào các mạch máu khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn hơn, tay chân mẹ cũng trở nên tê mỏi hơn. 

- Thiếu canxi và magie: Mẹ bầu bị phù do thiếu canxi và magie cũng là nguyên nhân gây tê bì tay, chân.

- Mẹ bầu lười vận động, đặc biệt là trong giấc ngủ khiến máu tuần hoàn kém gây nên tê bì. 

- Một số nguyên nhân khác như ăn uống thiếu chất, thiếu vitamin B1, B12, acid folic hay mẹ bầu bị tiểu đường gây tổn thương dây thần kinh… tất cả đều có thể gây nên hiện tượng tê bì tay chân.

Bà bầu bị tê tay là do đâu, xử lý thế nào tốt nhất? - 2

Có rất nhiều nguyên nhân khiến khi mang thai bị tê bì (Ảnh minh họa)

Cách giảm tê bì tay chân khi có bầu 

Hiện tượng tê bì tay chân không quá hiếm gặp và gần như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Khi gặp phải hiện tượng này mẹ bầu có thể:

- Vận động cơ thể nhẹ nhàng hàng ngày: Hãy thường xuyên vận động cơ thể hàng ngày bằng những bài tập cơ bản, duỗi tay, chân thoải mái, giúp các khớp linh động hơn để không bị tê bì. Tránh đứng quá lâu khiến máu lưu thông kém, dễ bị co rút, máu lưu thông không đều. 

- Ngủ với tư thế thoải mái: Hãy lựa chọn tư thế thoải mái nhất khi ngủ, đồng thời cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế khi ngủ máu lưu thông dễ dàng hơn, các hiện tượng tê bì giảm dần và ít xuất hiện.

- Tư thế ngồi làm việc thoải mái: Không chỉ ngủ, tư thế khi ngồi làm việc cũng rất quan trọng, mẹ bầu cần phải có tư thế ngồi thoải mái và cũng nên thường xuyên thay đổi tư thế để có thể giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, hạn chế được tê bì. 

- Xoa bóp nhẹ nhàng: Nếu tình trạng tê bì không hết thì mẹ bầu cũng nên xoa bóp nhẹ nhàng, mỗi ngày nên xoa bóp, massage các khớp tay, chân để giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và tê bì giảm dần. 

Bà bầu bị tê tay là do đâu, xử lý thế nào tốt nhất? - 3

Xoa bóp nhẹ nhàng để làm giảm cảm giác tê bì (Ảnh minh họa)

- Chườm đá lạnh: Là một trong những cách giúp tê bì chấm dứt. Không nên chườm nóng sẽ càng khiến tê bì trở nên nặng hơn.

- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ các chất, đặc biệt là canxi có trong sữa, cá tôm, cua...ăn nhiều các chất xơ, các loại trái cây họ cam, các loại ngũ cốc có nhiều vitamin C, E và P có tính năng bảo vệ các tĩnh mạch giúp tuần hoàn dễ dàng hơn, hạn chế tê bì. 

Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Bất cứ khi nào mẹ bầu lo lắng về sức khỏe và cảm thấy tình trạng tê bì tay, chân của mình nghiêm trọng đều nên đến gặp bác sĩ. 

Nếu tình trạng tê bì nặng, chân phù quá to ở những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để có những chẩn đoán và phương pháp xử lý kịp thời tránh những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Chóng mặt khi mang thai, khi nào bà bầu cần đi gặp bác sĩ?
TS. BS Bùi Chí Thương cho biết, chóng mặt khi mang thai là một trong những tình trạng phổ biến mà mẹ bầu sẽ gặp phải.

Bài chuyên gia

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Các bệnh khác khi mang thai