Bà bầu mắc COVID-19, chuyên gia giải đáp thắc mắc liệu có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng?

Như Loan - Ngày 20/05/2021 06:24 AM (GMT+7)

Các bằng chứng hiện tại cho rằng: Nếu mẹ không may mắc COVID-19 thì hầu như không ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi.

Nếu các đợt dịch COVID-19 trước tại Việt Nam tỷ lệ mẹ bầu nhiễm bệnh khá thấp thì ở đợt dịch lần này đã có rất nhiều phụ nữ mang thai không may bị nhiễm vi rút SARS-CoV-2 và đẻ tại chính bệnh viện mình đang điều trị bệnh COVID-19.

Mới đây, Khoa Ngoại sản, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã mổ cấp cứu thành công cho một phụ nữ mang thai 38 tuần tuổi mắc COVID-19. Trước đó em bé có dấu hiệu suy thai, may mắn nhờ hội chẩn kịp thời, ca mổ đã diễn ra thành công. Em bé chào đời có tình trạng suy hô hấp (ngạt), sau khi hồi sức sơ sinh thì sức khoẻ đã ổn định.

Bà bầu mắc COVID-19, chuyên gia giải đáp thắc mắc liệu có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng? - 1

Bà bầu mắc COVID-19, chuyên gia giải đáp thắc mắc liệu có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng? - 2

Ca mổ cho sản phụ mắc COVID-19 tại BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. (Ảnh: Đặng Thanh)

Hiện tại, COVID-19 đang gây đợt bùng phát dịch lớn trong nước. Đáng lo ngại là chủng SARS-CoV-2 mới từ Ấn Độ và Anh đang chứng tỏ sức lây lan mạnh mẽ và biến chứng gây tử vong khá lớn.

Do tính chất nghiêm trọng của dịch COVID–19 gây ra. Nhiều chị em phụ nữ đang mang thai thai vô cùng hoang mang lo lắng, nếu không may bị nhiễm COVID-19 liệu có lây truyền mẹ - con hay không? Và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ mẹ bầu. Là người có nhiều năm trong nghề, bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Cao Cường – Bệnh viện Hùng Vương (TPHCM) sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc liên quan tới thai kỳ và COVID-19.

Mẹ bầu nhiễm SARS-CoV-2 có ảnh hưởng đến em bé không?

Theo bác sĩ Hồ Cao Cường, các bằng chứng hiện tại cho rằng nếu mẹ không may bị nhiễm COVID-19 thì hầu như không ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi, và hiện tại chưa có báo cáo nào về ảnh hưởng của COVID-19 lên thai nhi.

Hiện chưa có bằng chứng mẹ nhiễm COVID-19 ở những tháng đầu của thai kỳ làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai lưu. Sự lây truyền COVID-19 từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc sau sinh dường như rất ít gặp, và em bé của bạn vẫn ổn.

Phụ nữ mang thai phải đối mặt với nguy cơ rủi ro nào khi nhiễm COVID-19?

Bác sĩ Cường thông tin, thống kê trong dịch cúm do chủng H1N1 năm 2009, số phụ nữ mang thai tử vong chiếm 5% tổng số ca tử vong ở Hoa Kỳ, mặc dù họ chỉ chiếm khoảng 1% dân số Mỹ. Rõ ràng mang thai đã làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng do nhiễm các virus đường hô hấp.

Tại sao phụ nữ mang thai khi bị nhiễm vi rút lại dễ bị tổn thương trầm trọng hơn?

Đã có rất nhiều các giả thiết được nêu ra để làm sáng tỏ câu hỏi trên. Theo Akiko Iwasaki, một nhà miễn dịch học tại Trường Y Yale, cho biết: Nhiễm vi-rút có thể nghiêm trọng hơn ở phụ nữ mang thai một phần vì “toàn bộ hệ thống miễn dịch của mẹ hướng tới việc đảm bảo không tạo ra bất kỳ phản ứng miễn dịch kháng bào thai nào”.

Theo Carolyn Coyne, một nhà virus học tại Đại học Pittsburgh "Người mẹ phải thỏa hiệp khả năng bảo vệ miễn dịch của chính mình để bảo vệ sức khỏe của em bé. Trong quá trình mang thai thì hệ thống miễn dịch làm việc chống lại các tác nhân vi sinh là không thể không tránh khỏi”.

Mặt khác, đích tấn công của SARS-CoV-2 là phổi và hệ thống tim mạch, những nơi vốn dĩ đã chịu áp lực lớn trong thai kỳ. “Khi tử cung phát triển, càng ngày càng có ít chỗ cho phổi. Đó là lý do tại sao bà bầu thường cảm thấy khó thở. Và điều đó ảnh hưởng đến chức năng phổi” Denise Jamieson, chủ nhiệm khoa sản phụ tại Trường Y Đại học Emory cho biết.

Để cung cấp cho thai nhi, phụ nữ mang thai cũng cần thêm oxy và máu để vận chuyển. Điều này có thể làm tăng lên áp lực với hệ thống tim mạch. Và nếu phụ nữ mang thai nhiễm vi rút thì khả năng gây ra nhiều sự thay đổi tới hệ mạch máu, viêm nhiễm thành mạch, tim hoạt động nhiều hơn.

Bà bầu mắc COVID-19, chuyên gia giải đáp thắc mắc liệu có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng? - 3

Bác sĩ chuyên khoa 2 Hồ Cao Cường

Phụ nữ mang thai có dễ dàng bị nhiễm COVID – 19 so với người không mang thai?

Các bằng chứng hiện tại của Anh khẳng định rằng phụ nữ mang thai không dễ mắc COVID-19 hơn so với những người lớn khoẻ mạnh khác.

Nếu phụ nữ mang thai không may nhiễm COVID – 19 thì biểu hiện như thế nào?

Bác sĩ Cường cho biết, chỉ có khoảng 2/3 phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng, còn lại là không triệu chứng. Nếu có triệu chứng thường là các triệu chứng của cảm lạnh nhẹ: đau nhức mình mẩy, đau rát họng, mệt mỏi, đau cơ xương khớp…

Tuy nhiên bước qua 3 tháng cuối của thai kỳ thì các bằng chứng ghi nhận phụ nữ mang thai nhiễm SARS-CoV-2 có thể tăng nguy cơ biến chứng nặng hơn so với phụ nữ không mang thai nhiễm bệnh.

Các nghiên cứu cho thấy rằng có một tỷ lệ cao hơn nhập đơn vị chăm sóc đặc biệt (ICU) của nhóm phụ nữ mang thai so với nhóm phụ nữ không mang thai. Tuy nhiên chúng ta không quá lo lắng vì điều này được giải thích là đối tượng phụ nữ mang thai là đối tượng được chăm sóc đặc biệt nên nếu không may nhiễm COVID-19 thì cũng được điều trị ở những nơi có điều kiện chăm sóc y tế nhất.

Phụ nữ mang thai nên làm gì để dự phòng nhiễm SARS-CoV-2?

Phụ nữ mang thai nên thực hiện các bước sau để giữ gìn sức khỏe, bao gồm:

- Duy trì lịch khám thai định kỳ trước khi sinh của bạn.

- Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng của cơ thể với bệnh dịch.

- Hạn chế tiếp xúc với người khác càng nhiều càng tốt.

- Ở nhà càng nhiều càng tốt, không nên đi ra khỏi nhà nếu không thật cần thiết.

- Giữ khoảng cách với người khác ít nhất 2 mét nếu bạn cần ra ngoài.

- Đeo khẩu trang ở nơi công cộng và bất kỳ sự bảo vệ cần thiết nào khác khi làm việc

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước trong ít nhất 20 giây.

- Làm sạch tay bằng chất sát khuẩn tay có chứa ít nhất 60% cồn nếu bạn không thể rửa tay (chà cho đến khi tay bạn cảm thấy khô).

- Tránh chạm tay vào mắt, mũi và miệng.

- Bạn dự trữ thuốc men thiết yếu trong nhà để hạn chế ra ngoài.

- Tránh đi xa, nếu đi ra ngoài hạn chế tối đ cáca phương tiện công cộng

Bà bầu mắc COVID-19, chuyên gia giải đáp thắc mắc liệu có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng? - 4

Nếu mẹ bầu bị nhiễm SARS-CoV-2

- Tất cả phụ nữ có thai nhiễm SARS-CoV-2 chưa có biến chứng cần được chuyển đến khu cách ly để theo dõi nếu có các biến chứng nặng xẩy ra. Họ sẽ được theo dõi cho đến khi khỏi bệnh (không có triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm âm tính).

- Nếu mẹ bầu vào chuyển dạ nhiễm SARS-CoV-2 thì sẽ được đỡ sinh tại bệnh viện (tại bệnh viện có 1 khu riêng và có một ekip riêng dành cho các thai phụ nhiễm bệnh. Sau sanh mẹ và con ổn định sẽ chuyển về khu cách ly theo dõi tiếp tục.

- Nếu trường hợp mẹ bầu nhiễm SARS-CoV-2 có biến chứng nặng về hô hấp sẽ được chuyển về bệnh viện Nhiệt Đới.

Mắc Covid-19 khi mang thai, mẹ đẻ xong ra đi mãi mãi, chưa một lần được bế con
Sau khi nhận kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, mẹ bầu này bắt đầu cảm thấy tức ngực, khó thở và phát sốt.
Như Loan (Ảnh: NVCC)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sức khỏe bà bầu