Bác sĩ lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu

Ngày 02/09/2023 15:00 PM (GMT+7)

Sắt có vai trò quan trọng đối với bà bầu. Tuy nhiên, thiếu sắt hay thừa sắt đều gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi…

1. Tầm quan trọng của sắt đối với sức khỏe mẹ bầu

BSCKI Lại Thị Hương, Khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Hữu Nghị.

BSCKI Lại Thị Hương, Khoa Huyết học - Truyền máu, Bệnh viện Hữu Nghị.

‏Ngoại trừ nguyên nhân bệnh lý, phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị thiếu sắt nhất.

Trong thời kỳ mang thai, nhu cầu về lượng sắt cần thiết tăng lên chủ yếu để cung cấp cho thai nhi và nhau thai phát triển. Sắt cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tăng khối lượng hồng cầu ở mẹ.‏

‏Khi lượng sắt trong cơ thể thấp có thể dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Điều này khiến em bé có nguy cơ sinh non và nhẹ cân.

Thiếu máu do thiếu sắt nếu không được bổ sung và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ, chán ăn, khó ngủ, mệt mỏi, làm suy giảm sức đề kháng dẫn đến nhiễm trùng.‏‏

2. Nhu cầu sắt khi mang thai

‏Thông thường trước khi mang thai, phụ nữ cần 18mg sắt/ngày. Nhu cầu này tăng lên gần gấp đôi ở phụ nữ mang thai, cần 30mg sắt/ngày. ‏

‏Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị bà bầu nên bổ sung sắt hàng ngày từ 30-60 mg. Lượng sắt này có thể có trong các loại thực phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất cho bà bầu hoặc một sản phẩm bổ sung sắt riêng biệt.‏ Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sắt ở phụ nữ mang thai.

‏‏3. Lưu ý khi bổ sung sắt trong thai kỳ

‏Thuốc bổ sung sắt cho bà bầu thường ở 2 dạng sắt vô cơ (sắt sulfat) và sắt hữu cơ (sắt fumarat và sắt gluconat), trong đó sắt hữu cơ dễ hấp thu và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.‏

‏Hiện nay, trên thị trường có các sản phẩm bổ sung sắt ở dạng sắt nước và viên sắt. Sắt nước có ưu điểm là dễ hấp thu, ít gây táo bón nhưng lại khó uống và dễ gây buồn nôn. Mặt khác, viên sắt dễ uống hơn, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước và có thể gây táo bón, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. ‏

Khi bổ sung sắt, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

‏- Để ngăn ngừa tình trạng thiếu sắt, phụ nữ mang thai nên sử dụng thường xuyên 30 mg sắt mỗi ngày bắt đầu từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ, kết hợp với chế độ ăn uống cân bằng có chứa chất tăng cường hấp thu sắt.‏

- Để tăng cường hấp thu, nên bổ sung sắt sau ăn 1-2 giờ, không uống sắt cùng sữa, trà và cà phê. Bạn có thể uống sắt kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.‏

- Không dùng sắt cùng thời điểm với thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi vì canxi làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.‏

- Để phòng ngừa táo bón do tác dụng phụ của viên bổ sung sắt, bạn nên uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ.

‏Trước khi bổ sung, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sản phẩm và liều lượng sử dụng.

‏Trước khi bổ sung, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại sản phẩm và liều lượng sử dụng.

4. Bổ sung không đúng cách có thế dẫn đến thừa sắt

‏Việc tự ý bổ sung sắt mà không tham khảo ý kiến bác sĩ có thể dẫn đến thừa sắt. Điều này cũng có thể gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi và tăng nguy cơ tăng huyết áp ở mẹ.‏

‏Ở phụ nữ mang thai không mắc thiếu máu do thiếu sắt, lượng sắt cơ thể hấp thu từ thực phẩm và chất bổ sung tối đa là 45mg /ngày. Trường hợp phụ nữ mang thai bị thiếu máu do thiếu sắt sẽ cần bổ sung liều lượng lớn, theo chỉ định của bác sĩ.‏

‏Dưới đây là một số tác hại mà việc bổ sung sắt không đúng cách có thể gây ra:

‏- Gây rối loạn tiêu hóa: Bổ sung sắt không đúng cách có thể gây rối loạn tiêu hóa như táo bón, buồn nôn, nôn mửa, đầy hơi và đau bụng. Điều này có thể khiến phụ nữ mang thai không thoải mái và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.‏

- Ức chế hấp thu khoáng chất: Việc dùng quá nhiều sắt một lúc hoặc dùng cùng lúc với các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng khác, có thể ức chế hấp thu khoáng (như canxi và kẽm). Điều này có thể dẫn đến thiếu hụt của các khoáng chất quan trọng khác trong cơ thể.‏

- Tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn: Sắt cung cấp môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Việc dùng quá nhiều sắt hoặc không đúng cách có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.‏

- Nguy cơ gây thiếu máu nặng: Mặc dù thiếu sắt là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhưng việc bổ sung quá mức sắt không cần thiết có thể dẫn đến sự tích tụ dư thừa sắt trong cơ thể. Dư thừa sắt cũng có thể gây ra một loại thiếu máu khác gọi là thiếu máu cơ nhiễm.‏

- Nguy cơ tăng huyết áp: Một số loại bổ sung sắt có thể gây tăng huyết áp ở một số phụ nữ, đặc biệt là những người đã có nguy cơ về tăng huyết áp trong quá trình mang thai.‏

‏Do đó, việc bổ sung sắt trong thời kỳ mang thai cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của chuyên gia y tế. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể đưa ra chỉ định cụ thể về lượng sắt cần bổ sung, cách thức dùng, và theo dõi tình trạng sức khỏe của phụ nữ mang thai để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

8 việc bạn không cần làm trong thời gian ở cữ cho dù ai nói gì đi chăng nữa
Hầu hết mẹ bầu đều lo lắng khi gần về cuối thai kỳ. Bạn nhận được rất nhiều lời khuyên về việc sinh con như thế nào, nhưng không ai nói cho bạn những gì sắp xảy ra sau đó.

Chăm sóc mẹ và bé sau sinh

Theo BSCKI Lại Thị Hương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sắt - Canxi - Vitamin