Đang mang bầu, mẹ đã biết những bí mật thú vị về "ngôi nhà" của con chưa?

Minh An - Ngày 30/05/2022 09:30 AM (GMT+7)

Trong 9 tháng thai kỳ, túi ối chính là "ngôi nhà" của em bé, nơi bé được bảo vệ và lớn lên từng ngày.

Túi ối (hay túi nước ối) là một túi chất lỏng nằm trong tử cung. Nó có tác dụng bao bọc và nuôi dưỡng thai nhi cho tới khi bé chào đời. Nhờ có túi chất lỏng này mà bé có thể dễ dàng di chuyển và cử động trong tử cung mẹ. Nói cách khác, đây chẳng khác gì "ngôi nhà" của bé trong 9 tháng thai kỳ. Vậy mẹ đã biết những sự thật thú vị về "ngôi nhà" này chưa? 

Nước tiểu của thai nhi góp phần tạo ra nước ối 

Nước ối trong túi ối còn đóng vai trò như một tấm đệm giúp em bé tránh bị va đập hay tổn thương. Khoảng 2 tuần sau khi quá trình thụ thai diễn ra, túi nước ối sẽ bắt đầu phát triển và nhiều dần. Sau khoảng 10 tuần thai, chất lỏng này coi như đầy đủ và có chứa carbohydrate, lipid, phospholipids, protein và urê để cung cấp đến bào thai.

Nước ối được tạo thành từ: thai nhi, màng ối và máu mẹ.

- Từ thai nhi: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, da thai nhi có liên quan đến sự tạo thành nước ối, thông thường điều này chấm dứt khi thai nhi được 20 tuần tuổi, tuy nhiên cũng có thể kéo dài đến 28 tuần tuổi tuỳ vào từng bé. Từ tuần thứ 20, nước ối có nguồn gốc từ khí-phế -quản, do huyết tương của thai nhi thẩm thấu qua niêm mạc hô hấp của bé. Nhưng nguồn gốc nước ối quan trọng nhất là do đường tiết niệu, sang tuần thứ 16, đường niệu của bé trở thành nguồn sản xuất nước ối. 

- Từ màng ối: Màng ối bao phủ bánh nhau dây rốn, cũng tiết ra nước ối.

- Từ máu mẹ: Giữa các chất có trong máu của người mẹ và nước ối có một sự trao đổi qua lại ở màng ối. Như vậy, nước ối luôn được tái tạo. Và sự tái tạo mang tính tuần hoàn này được thực hiện thông qua thai nhi nhờ hệ tiêu hóa. Chúng ta có thể nhận biết điều này khi thai nhi nuốt ối vào tuần thứ 20. Hiện tượng tuần hoàn này có mức độ tăng dần khi thai đủ tuổi và sau đó giảm đi. Ngoài ra, nước ối còn được tái hấp thu qua da của bé, màng ối và dây rốn.

Thai nhi góp phần tạo ra nước ối bằng cách đi tè. (Ảnh minh họa)

Thai nhi góp phần tạo ra nước ối bằng cách "đi tè". (Ảnh minh họa)

Em bé thường xuyên nuốt nước ối 

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, em bé sẽ thường xuyên nuốt nước ối, lọc qua thận và bài tiết như nước tiểu. Ngoài ra, một ít chất dịch từ phổi của bé cũng sẽ được đào thải ra ngoài và gia nhập thành phần nước ối. Lượng nước ối thay đổi theo từng tháng của thai kỳ

Trong suốt hai tam cá nguyệt đầu, nước ối liên tục tăng lên. Thai 12 tuần lượng nước ối khoảng 60ml. Thai 20 tuần lượng nước ối khoảng 350ml. Thai 34 tuần lượng nước ối khoảng 500-1000ml. Sau khi đạt đến đỉnh điểm này thì nước ối sẽ giảm dần cho đến lúc bé chào đời.

Thiểu ối hay đa ối đều nguy hiểm 

Thiểu ối là lượng nước ối ít hơn số lượng nước ối tương đương với tuổi thai. Nguyên nhân thiểu ối có thể do thai thiếu oxy kéo dài, thai bất thường do dị dạng hệ tiết niệu. Thiểu ối cũng có thể do rỉ ối, do thai quá ngày sinh. Thiểu ối có thể dẫn đến thai suy dinh dưỡng và kém phát triển trong tử cung, thai chết trong chuyển dạ hoặc sau đẻ, thai chết lưu.

Ngược lại với thiểu ối là đa ối, tức là lượng nước ối quá nhiều(>= 2000ml khi đủ tháng). Đa ối có thể xảy ra do bệnh lý của mẹ (tiểu đường, bệnh thận, rối loạn huyết áp khi mang thai, tiền sản giật…), bệnh lý của thai (thai dị dạng, phù nhau thai) hoặc do nhiễm khuẩn. Đa ối cực kỳ nguy hiểm vì dễ gây đẻ non, ối vỡ sớm, băng huyết sau đẻ do đờ tử cung. Tỷ lệ tử vong còn thường cao do đẻ non, dị dạng…

Thiểu ối hay đa ối đều có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

Thiểu ối hay đa ối đều có thể gây nguy hiểm đến thai nhi. (Ảnh minh họa)

Màng ối có thể bị vỡ sớm

Màng ối bị vỡ trước khi thai nhi đủ tháng đủ ngày để ra đời được gọi là vỡ ối non. Nguyên nhân của ối vỡ non không được biết rõ ràng.

Khi màng ối bị vỡ hoặc rò rỉ, nguy cơ lây nhiễm cho cả mẹ và bé rất cao. Khi nước ối ít, hoạt động của thai nhi sẽ bị giới hạn. Cùng lúc đó, tử cung co bóp sẽ va chạm vào bé có thể gây khiếm khuyết cho thai nhi. Một nguy cơ khác là thai bị suy dinh dưỡng khiến mẹ phải sinh non. 

Bé có thể ra đời mang theo cả "ngôi nhà" của mình 

Những trường hợp như vậy được gọi là sinh con trong bọc ối, với tỉ lệ khoảng 1/80000 ca sinh. Những bé sinh trong bọc ối khi chào đời cả cơ thể nằm trong túi ối như lúc nằm trong tử cung mẹ hoặc một phần cơ thể bé mà hầu hết là phần đầu sẽ được bao bọc bởi bọc ối. Theo quan niệm dân gian, những bé như vậy sẽ có số sung sướng cả đời vì được trời bao bọc. 

Một ca sinh trong bọc ối hiếm gặp.

Một ca sinh trong bọc ối hiếm gặp.

Mẹ bầu thường có đường sọc nâu giữa bụng, ý nghĩa của nó là gì?
Khi mang bầu đến tam cá nguyệt thứ hai, mẹ thường thấy một đường sọc màu nâu hoặc đen xuất hiện dọc theo bụng bầu.

Bà bầu cần biết

Theo Minh An (Dịch từ Momjunction)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết