Có những thói quen trước đây, lúc chưa mang bầu là hết sức bình thường, nhưng khi bạn đã có thai, nó có thể lại trở thành thủ phạm gây hại cho thai nhi. Nếu không hiểu rõ và vô tư làm những điều này mẹ có thể làm hại con mà không biết.
Trong thời kỳ mang thai, tốt nhất mẹ bầu không nên duy trì những thói quen này:
Ngồi xổm
Thai nhi rất mỏng manh, nếu mẹ bầu không chú ý có thể gây ra các vấn đề trong quá trình phát triển của thai nhi. Bởi vậy, một số mẹ bầu vẫn giữ thói quen ngồi xổm hoặc đứng dậy đột ngột và điều này là cực kỳ tai hại.
Việc ngồi xổm hoặc đứng dậy đột ngột sẽ mang lại gánh nặng lớn cho cơ thể, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó chịu ở thắt lưng, không chỉ dễ bị đau thắt lưng mà còn dễ đè lên em bé. Tình huống này sẽ đặt em bé trong bụng mẹ vào điều kiện nguy hiểm.
Lười vận động
Khi mang thai, cơ thể nặng nề hơn, di chuyển cũng khó nhọc, vì thế nhiều mẹ bầu gần như ngồi cả ngày, không chịu vận động. Điều này sẽ khiến cho phần thân dưới của mẹ bầu lưu thông kém, sưng phù, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu.
Tư thế ngồi không phù hợp của mẹ bầu có thể tác động xấu đến thai nhi trong bụng (Ảnh minh họa)
Ngoài việc ngồi lâu, đứng lâu cũng ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Nếu mẹ bầu ngồi lâu có thể đứng vài phút cho bớt căng thẳng, nhưng không nên đứng thường xuyên, nếu không cơ chân bị căng quá, dễ sưng phù.
Nằm nghiêng về bên trái sẽ phản tác dụng nếu nằm quá nhiều
Bạn có thể nghe thấy quan điểm khi mang bầu nên nằm nghiêng về bên trái sẽ tốt cho thai nhi. Điều này là đúng, nhưng không nên hiểu và áp dụng một cách máy móc. Đây là tư thế khá dễ chịu với mẹ bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu không thể vì thế mà cứ nằm mãi một tư thế này, không thay đổi. Nếu mẹ bầu nằm ở tử thế này quá lâu, đầu của bé sẽ hướng thẳng vào cột sống của thai phụ, không có lợi cho việc sinh nở diễn ra suôn sẻ, sau một thời gian dài, bé sẽ khó vào chậu, và việc sinh nở suôn sẻ lại càng khó khăn hơn.
Ngồi bắt chéo chân
Ngồi bắt chéo chân là thói quen của rất nhiều người, vì thế ngay cả khi có bầu, một số mẹ cũng vẫn quen duy trì điều này. Bắt chéo chân có rất nhiều nhược điểm, không chỉ không thuận lợi cho việc định hình dáng chân mà còn dễ gây chèn ép thai nhi. Tư thế ngồi bắt chéo chân làm chậm quá trình tuần hoàn máu, mẹ bầu đau thắt lưng sẽ trầm trọng hơn.
Mẹ bầu nên có những vận động phù hợp để tốt cho sức khỏe và thai nhi (Ảnh minh họa)
Nếu cứ bắt chéo chân, cột sống của mẹ bầu sẽ dễ bị xê dịch, thậm chí thai nhi còn có nguy cơ bị thiếu oxy. Vì vậy, nếu mẹ bầu có thói quen này thì phải kịp thời thay đổi.
Cúi gập người
Một số mẹ bầu khi mang thai vẫn muốn làm việc nhà cho đỡ nhàm chán nhưng lại không lưu ý thao tác trong quá trình làm. Họ có thể vô tình cúi gập người xuống, hoặc mang vác đồ quá nặng. Mẹ bầu nên nhớ, sau khi mang thai, mẹ bầu nên cố gắng không được cúi người xuống, đặc biệt là giai đoạn trước khi sinh, mẹ bầu nên tránh làm những hành động như vậy. Vì cúi gập người sẽ gây nhiều áp lực lên vùng eo, nếu cúi người quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương các cơ, nếu không may ấn vào bụng sẽ dễ dẫn đến sảy thai.
Cúi gập người sẽ gây nhiều áp lực lên vùng eo, nếu cúi người quá mạnh sẽ dễ làm tổn thương các cơ, nếu không may ấn vào bụng sẽ dễ dẫn đến sảy thai. (Ảnh minh họa)
Kiễng gót chân
Nhiều mẹ bầu không muốn làm phiền người khác, ngay cả khi mang thai cũng tự lấy đồ hoặc nhấc đồ, khi nhón kiễng chân cao, mẹ bầu rất dễ bị kéo bụng, sau một lực tác động nào đó vào bụng sẽ khiến tổn thương thai nhi.
Hơn nữa, nhón gót rất dễ bị ngã, động tác vươn người với vật gì cũng nguy hiểm như kiễng chân, nhón gót, vì vậy mẹ bầu nên ít thực hiện hai động tác này.
Lái xe
Để thuận tiện cho việc đi lại, mẹ bầu vẫn có thể lái xe ra ngoài khi mang thai nhưng cũng nên hết sức hạn chế.
Nguyên nhân là vì khi lái xe chỗ đông người, ồn ào, sẽ khiến mẹ bầu rất mệt. Xử lý cả tay chân cùng nhau, căng thẳng không tốt cho mẹ bầu. Ngoài ra, phụ nữ mang thai rất dễ bị mệt mỏi, không dễ tập trung, rất không an toàn, do đó, phụ nữ mang thai không được khuyến khích tự mình lái xe, nhất là lái xe đường dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Muốn con khỏe mạnh hơn, mẹ bầu hãy học 3 cách thức sau đây:
Đi bộ cầu thang
Đi cầu thang bộ có thể rèn luyện cơ bắp chân và tăng tốc độ tuần hoàn cơ thể, đồng thời có tác dụng tăng cường dây chằng vùng chậu và cũng có thể làm giảm tình trạng thai nhi khó chui vào khung chậu.
Mặc dù leo cầu thang có những ưu điểm nhất định nhưng dễ xảy ra các tình huống nguy hiểm như té ngã. Vì vậy, nếu mẹ bầu đi cầu thang bộ thì phải có người nhà đi cùng, chú ý kiểm soát tốc độ và nhịp thở, không vận động gắng sức.
Đi cầu thang bộ có thể rèn luyện cơ bắp chân và tăng tốc độ tuần hoàn cơ thể, tốt cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Đi bộ
Các hoạt động phù hợp trong thai kỳ có thể thúc đẩy sự phát triển của thai nhi và giúp mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Là một bài tập thể dục rất nhẹ nhàng, đi bộ rất phù hợp cho cả bà mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ và những bà mẹ tương lai trong tam cá nguyệt thứ ba.
Tốc độ đi bộ nên chậm lại, đồng thời thở aerobic vừa giúp bé hít thở được lượng oxy trong lành hơn, vừa có thể thúc đẩy quá trình giải độc của cơ thể, bé phát triển nhanh hơn và tốt hơn. Mẹ bầu nên chú ý hơn trong việc đi lại, cố gắng tránh xa những nền đất mấp mô và những nơi dễ bị va chạm. Ngoài việc chú ý những tư thế trên thì tư thế ngủ của mẹ bầu khi mang thai cũng vô cùng quan trọng.
Mẹ bầu cố gắng không áp dụng tư thế ngủ giống nhau mà nên thay đổi nhiều tư thế ngủ vào ban đêm, nếu không, việc duy trì 1 tư thế ngủ trong thời gian dài có thể đè nén cơ thể và làm lưu thông máu kém. Nếu mẹ bầu không dễ lật thì có thể nhờ bố đẻ giúp lật.
Một số mẹ bầu cho rằng ngủ nghiêng về bên trái sẽ tốt cho sự phát triển của thai nhi nên sẽ tiếp tục áp dụng phương pháp này, tuy nhiên nếu mẹ bầu cứ ép mình duy trì tư thế ngủ này thì cũng bất lợi cho sự phát triển của trẻ. Nhìn chung, khi mang thai, mẹ bầu có thể cố gắng giữ tư thế ngủ nghiêng về bên trái, nhưng nếu cảm thấy không thoải mái thì phải chú ý điều chỉnh tư thế ngủ, để em bé và bản thân được ngủ thoải mái và thai nhi sẽ phát triển, khỏe mạnh hơn.