Thai 14 tuần: Cơ quan sinh dục bé phát triển mạnh, mẹ chấm dứt ốm nghén

Ngày 27/09/2019 08:57 AM (GMT+7)

Thai 14 tuần, mẹ đã hết hẳn các triệu chứng ốm nghén và bé yêu lúc này có đã biết mút tay, bộ phận sinh dục phát triển mạnh. Thời điểm này mẹ nên tranh thủ tập yoga và bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho mẹ và bé.

Ở tuần 14, thai đã ổn định hơn, khả năng động thai cũng thấp hơn so với tam nguyệt cá thứ nhất. Mẹ cũng hết các triệu chứng ốm nghén, có thể ngủ ngon, thoải mái và tham giam các lớp tập bơi, yoga cho bà bầu. Đây được coi là thời gian dễ chịu nhất của mẹ trong quá trình mang thai.

Sự phát triển của thai 14 tuần

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung - Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Phòng khám Phụ sản Hoàng Gia, thai 14 tuần đã phát triển mạnh mẽ qua các chỉ số, hoạt động của bé như:

- Trọng lượng cơ thể tăng lên: Ở tuần 14, bé đã tăng lên 43g và có chiều dài cơ thể 8,7cm (đo từ đầu đến mông), tuần tuổi này bé có kích thước tương đương quả chanh dây.

Thai 14 tuần: Cơ quan sinh dục bé phát triển mạnh, mẹ chấm dứt ốm nghén - 1

Thai nhi 14 tuần tương đương quả chanh dây (Ảnh minh họa)

- Bé biết mút tay: Bàn tay của bé lúc nắm có thể nắm được và nếu đi siêu âm, mẹ sẽ thấy bé đang mút ngón tay cái.

- Tim bé đã có khả năng bơm máu: Tim thai nhi có thể bơm khoảng 25 lít máu/ngày đi nuôi cơ thể và tăng lên khi bé lớn.

- Bé biết đi tiểu: Thận bé đã bắt đầu bài tiết ra nước tiểu, bé có thể đi tiểu và thải nước tiểu vào nước ối.

- Bé biết phản ứng với các tác động bên ngoài bụng mẹ: như âm thanh, ánh sáng. Thời gian này mẹ nên cho bé nghe nhạc, trò chuyện cùng con…

- Bé đã biết ưỡn mình, dạng chân tay: Thai 14 tuần bắt đầu có những chuyển động trong bụng mẹ, thi thoảng con sẽ nấc và đạp qua đạp lại. Tuy nhiên tuần thai này mẹ cảm nhận những cú đạp của bé chưa rõ.

- Bộ phận sinh dục của bé phát triển nhanh: Tuần 14, cơ quan sinh dục của bé phát triển rất nhanh. Với bé gái những chồi non bắt đầu tách ra thành rãnh nhỏ tạo lên âm vật, buồng trứng của bé đã chứa tới 6 triệu trứng. Với bé trai, dương vật được hình thành.

- Bé biết nhăn mặt, cau mày, nheo mắt: Do các xung động não, hệ thần kinh tác động nên thai 14 tuần tuổi đã biết biểu cảm quả nét mặt.

- Bé có hình dáng giống hệt trẻ sơ sinh: Thai 14 tuần đã có cằm, mũi, trán rõ ràng, mí mắt bắt đầu phản ứng với các tác động từ bên ngoài.

- Hệ xương phát triển nhanh: Xương của bé đang chuyển từ trạng thái xương sụn sang xương cứng.

- Các nang tóc của bé cũng đã bắt đầu hình thành nhưng chưa rõ rệt. 

- Lông tơ phát triển trên khuôn mặt bé.

- Hormone tuyến giáp được sản xuất.

- Cánh tay của bé phát triển theo chiều dài với cơ thể, phần chân phải chờ thời gian tiếp theo để phát triển.

Sự thay đổi trong cơ thể mẹ

Ở tuần 14 cơ thể mẹ có những thay đổi đáng kể như:

- Bụng mẹ to ra: Khi thai 14 tuần bụng mẹ đã to và lộ rõ, tuần thai này mẹ nên mua sắm những bộ váy bầu để vùng bụng thoải mái, dễ chịu nhất.

- Hết ốm nghén: Sang tam nguyệt cá thứ 2, tình trạng ốm nghén đã hầu như chấm dứt, mẹ sẽ thấy dễ chịu, nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Đây là giai đoạn mẹ dễ chịu nhất thai kỳ.

Thai 14 tuần: Cơ quan sinh dục bé phát triển mạnh, mẹ chấm dứt ốm nghén - 2

Thai 14 tuần mẹ đã hết ốm nghén, khỏe hơn (Ảnh minh họa)

- Ngực to và căng hơn: Ngực của mẹ tiếp tục phát triển và to lên, tuy nhiên mẹ sẽ không cảm thấy đau nhức như 3 tháng đầu thai kỳ.

- Ăn ngon miệng hơn: Thai 14 tuần, mẹ đã hết buồn nôn, sợ đồ ăn. Lúc này mẹ sẽ cảm thấy thèm ăn, ăn ngon miệng và ăn được nhiều hơn. Mẹ nên tranh thủ thời gian này bổ sung những thực phẩm tốt cho bà bầu.

- Các mạch máu nổi lên: Mẹ quan sát sẽ thấy chân nổi những mạch máu lớn do máu không được lưu thông, mẹ có thể đi bộ, tập yoga để lưu thông máu, giảm tình trạng này.

- Mũi nở ra: Thời điểm này mẹ sẽ thấy mũi nở to hơn bình thường và mẹ hay gặp tình trạng nghẹt mũi do nồng độ estrogen và progesterone tăng cao làm lượng máu chảy đến màng nhầy khiến cánh mũi sưng lên và mềm hơn. 

- Chấm dứt buồn nôn và nôn: Thai 14 tuần mẹ sẽ không còn cảm giác buồn nôn, nôn ọe dữ dội nữa. Từ tuần này mẹ thấy cơ thể nhẹ nhàng hơn, không sợ mùi đồ ăn nhiều.

- Chuột rút: Mẹ sẽ thường xuyên bị chuột rút, do đau dây chằng tròn và các cơ đang giãn ra cùng với sự phát triển của bé yêu, cũng như trọng lượng cơ thể mẹ tăng lên.

- Tóc dày và óng mượt hơn: Nếu để ý mẹ sẽ thấy tóc mình ở tuần thai này dày, mượt, đẹp hơn trước rất nhiều.

Thai 14 tuần có nên đi siêu âm không?

Tuần 14, mẹ nên đi siêu âm theo lịch hẹn của bác sĩ để thăm khám, theo dõi tình trạng sức khỏe, sự phát triển của bé yêu và sức khỏe của mẹ. Qua đó, bác sĩ sẽ phát hiện được những bất thường ở thai nhi (nếu có) để có phương pháp điều trị kịp thời.

Siêu âm ở tuần tuổi này, bác sĩ có thể phát hiện thai có dị tật bẩm sinh không cũng như mẹ có thể biết được con yêu phát triển tốt hay không qua các chỉ số như: Cân nặng, kích thước, nhịp tim, lượng nước ối, các hoạt động của bé.

Thai 14 tuần đã biết mút tay, nheo mắt, nhăn mặt… mẹ có thể nhìn được con yêu hoạt động thông qua siêu âm.

Cách dưỡng thai 14 tuần tuổi tốt, hiệu quả nhất

Để dưỡng thai tốt nhất, giúp con yêu phát triển theo tiêu chuẩn, mẹ khỏe, không gặp vấn đề gì về sức khỏe thì mẹ bầu cần dưỡng thai theo các cách sau.

1. Chế độ dinh dưỡng

Thai 14 tuần nên ăn gì? Ở giai đoạn này mẹ không cần quá kiêng khem khắt khe như 3 tháng đầu, việc ăn uống của mẹ cũng dễ dàng hơn. Vì thế mẹ nên ăn những loại thực phẩm như:

- Thực phẩm giàu tinh bột: Cơm, ngô, khoai lang, khoai tây, bí đỏ, củ dền…

- Thực phẩm giàu protein: Tôm, cua, cá, thịt, vừng, lạc, các loại đậu…

- Thực phẩm giàu sắt: Trứng gà, ngũ cốc, cải bó xôi, các loại hạt, đậu phụ, thịt bò, thịt nạc, yến mạch…

- Thực phẩm giàu canxi như: Sữa tươi, sữa công thức, sữa chua, phô mai, trái cây khô, quả kiwi, chuối, bột yến mạch…

Thực phẩm giàu kẽm như: Cua, ốc, trai, ngao, hến và các loại hạt như hạt nhân, óc chó, hạt điều, mắc ca...

- Thực phẩm giàu vitamin C như: Ổi, đu đủ chín, cam, quýt, bưởi, thanh long, việt quất…

Thai 14 tuần: Cơ quan sinh dục bé phát triển mạnh, mẹ chấm dứt ốm nghén - 3

Mẹ bổ cần nên bổ sung các loại hạt, trái cây vào thực đơn hàng ngày (Ảnh minh họa)

Ngoài ra những thực phẩm và đồ uống không tốt cho thai 14 tuần, mẹ bầu không nên ăn như: 

- Thực phẩm sống như: Sushi, hàu sống, nộm sống… sẽ gây hại, vi khuẩn vẫn tồn tại mẹ bầu không nên ăn.

- Hải sản như: Các loại cá biển, tôm, cua… chứa nhiều thủy ngân vì vậy mẹ không nên ăn quá nhiều, ăn ở lượng vừa phải.

- Rau củ quả nảy mầm: Khoai tây, khoai lang đã mọc mầm mẹ bầu tuyệt đối không được ăn, nó rất độc và gây hại tới thai nhi.

- Trứng sống: Trứng lòng đào, trứng sống mẹ bầu không nên ăn vì các dạng trứng này vi khuẩn dễ xâm nhập.

- Đồ uống có ga, có cần, caffein: Mẹ cũng nên tránh để tránh gây dị tật bẩm sinh, đẻ non.

2. Chế độ sinh hoạt, vận động

Thai 14 tuần là thời điểm thích hợp, tốt để mẹ bầu vận động và lập kế hoạch về chế độ sinh hoạt hợp lý nhất. Mẹ có thể tham khảo chế độ sinh hoạt dưới đây.

Chế độ sinh hoạt: 

- Mẹ nên ngủ trước 11h, không thức quá khuya và ngủ trưa đều đặn.

- Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày và ăn thêm các bữa phụ vào giữa các buổi.

- Hạn chế ăn no, uống nhiều sữa vào buổi tối gây tức bụng, khó chịu, đi vệ sinh nhiều.

Vận động:

Thai 14 tuần tuổi là này thời điểm thích hợp để mẹ vận động, tăng cường sức khỏe, phòng tránh các triệu chứng đau lưng, chuột rút, sưng phù nề chân tay, mệt mỏi, trầm cảm khi mang bầu. Mẹ có thể vận động bằng cách:

- Tham gia vào các lớp tập yoga cho bà bầu

- Đi bơi

- Đi bộ

Khi nào mẹ cần gặp bác sĩ?

Khi có các dấu hiệu bất thường này, mẹ nên tới viện để bác sĩ theo dõi, thăm khám ngay.

- Đau bụng dưới dữ dội.

- Ra máu âm đạo.

- Hạ huyết áp, ngất xỉu.

- Buồn nôn, nôn dữ dội.

- Sốt cao, mệt mỏi.

Thai 14 tuần tuổi sẽ tăng trưởng, phát triển về cân nặng, kích thước và hoàn thiện các bộ phận của cơ thể. Vì thế trong giai đoạn này mẹ nên biết cách dưỡng thai hiệu quả nhất, để giúp con được phát triển một cách tốt, an toàn.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần
Thông qua bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi, mẹ bầu có thể so sánh với kết quả siêu âm thai về cân nặng và chiều dài cơ thể bé ở từng tuần tuổi....

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai nhi 14 tuần