Thai nhi 12 tuần: Bé đã biết phản xạ, mẹ hết ốm nghén

Ngày 29/11/2019 15:44 PM (GMT+7)

Thai nhi 12 tuần tuổi đã có vóc dáng của trẻ sơ sinh với đầy đủ các cơ quan bộ phận trên cơ thể và đang dần hoàn thiện. Tuần 12 các triệu chứng ốm nghén ở mẹ sẽ giảm và hết dần.

Sự phát triển của thai nhi theo tuần và sự thay đổi ở cơ thể mẹ luôn song hành với nhau. Thai nhi 12 tuần là mẹ đã mang thai ở cuối tháng thứ 3. Lúc này, thai đã ổn định hơn và bắt đầu giai đoạn tăng tốc phát triển về trọng lượng cơ thể cũng như hoạt động của bé trong bụng mẹ.

Sự phát triển của thai nhi 12 tuần

1. Trọng lượng thai nhi

Tuần 12, thai nhi sẽ đạt cân nặng khoảng 15 gam và có chiều dài khoảng 5,5cm. Chiều dài cơ thể được đo từ đầu cho đến mông bé (Do chân bé lúc này uốn cong vào báo thai nên khó xác định chính xác chiều dài cơ thể).

Lúc này bé có kích thước tương đương với quả chanh.

Thai nhi 12 tuần: Bé đã biết phản xạ, mẹ hết ốm nghén - 1

Thai 12 tuần có kích thước bằng quả chanh (Ảnh minh họa)

2. Sự phát triển của thai nhi 12 tuần 

Thai 12 tuần đã phát triển mạnh mẽ, ổn định và đã có đầy đủ các bộ phận, bé đã biết làm gì?

- Tim thai đập nhanh gấp 3 lần tim mẹ: Mẹ có thể biết số nhịp tim đập của thai qua kết quả siêu âm.

- Các ngón tay, ngón chân đã tách rời nhau.

- Dấu vân tay dần hình thành.

- Bé đã có các phản xạ: Thai nhi 12 tuần, các ngón tay của bé đã có thể co duỗi, ngón chân có thể cong lên, mắt khép chặt và miệng có thể mút ngón tay, vặn mình. Mẹ có thể thử phản xạ của bé bằng cách gõ nhẹ vào bụng và cảm nhận bé đang ngọ nguậy.

- Xương cứng cáp hơn và tiếp tục phát triển.

- Thận bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang bé.

- Khuôn mặt dần rõ nét. Tuần này 2 mắt bắt đầu dịch chuyển về gần nhau hơn, tai được hình thành.

Thai nhi 12 tuần: Bé đã biết phản xạ, mẹ hết ốm nghén - 2

Thai 12 tuần các bộ phận đã phát triển đầy đủ (Ảnh minh họa)

- Các tế bào thần kinh tăng, các khớp nối thần kinh cũng đang hình thành trong não của bé.

- Bộ phận sinh dục thai nhi 12 tuần tiếp tục phát triển và hoàn thiện: Tuần này có thể xác định giới tính thai, nhưng chưa chính xác hoàn toàn.

- Ruột phát triển hoàn chỉnh. Các dưỡng chất bé hấp thụ qua dây rốn sẽ vào khoang ruột của bé.

- Cổ được hình thành rõ rệt. Phần đầu và phần thân mình không còn dính liền vào nhau như trước.

Sự thay đổi ở cơ thể mẹ khi thai nhi 12 tuần

Tuần thai cuối tam nguyệt cá thứ 2, cơ thể mẹ sẽ có những thay đổi bất ngờ đặc biệt là các triệu chứng ốm nghén giảm nhiều và chấm dứt hẳn ở tuần thai này.

1. Tăng cân

Ở tuần thai này, mẹ đã tăng khoảng 2kg, ngoại hình của mẹ cũng trở nên mập mạp, đầy đặn hơn trước. Bụng cũng to ra và lộ rõ. Mẹ nên thay, mặc quần áo bầu để cơ thể được thoải mái, dễ thở hơn.

2. Vùng kín luôn ẩm ướt

Thời gian này, dịch âm đạo tăng tiết nhiều vùng kín của mẹ luôn ẩm ướt khó chịu do lượng estrogen sản sinh nhiều từ nhau thai với lượng máu tăng. Đây chỉ là hiện tượng bình thường khi có thai, mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

3. Ợ nóng

Thai nhi 12 tuần mẹ sẽ có hiện tượng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản. Nguyên nhân do nhau thai sản xuất nhiều progesterone làm giãn các vách ngăn dạ dày và thực thực quản. 

Mẹ có thể hạn chế hiện tượng này bằng cách uống nước ấm.

Thai nhi 12 tuần: Bé đã biết phản xạ, mẹ hết ốm nghén - 3

Mẹ sẽ thường xuyên bị ợ nóng ở tuần này (Ảnh minh họa)

4. Tiết nhiều nước bọt

Tình trạng ợ nóng nhiều tác động làm tuyến nước bọt của mẹ cũng tiết ra nhiều, khiến mẹ khó chịu hơn. Mẹ nên súc miệng mỗi 2 lần/ngày hoặc nhai kẹo cao su để giảm bớt hiện tượng này.

5. Đau nhức đầu 

Thai nhi 12 tuần, mẹ sẽ bị đau nhức đầu liên tục, thậm chí cả ngày. Nguyên nhân do lượng đường trong máu thấp, máu không lưu thông lên não gây ra hiện tượng đau đầu. Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt, nghỉ ngơi để giảm đau nhức đầu.

6. Mệt mỏi

Tuy các triệu chứng ốm nghén đã giảm, nhưng mẹ vẫn mệt mỏi do thai nhi ngày càng lớn chèn ép bàng quang và phổi. Các triệu chứng đau lưng, đầy bụng, khó tiêu cũng làm mẹ mệt hơn.

7. Xì hơi

Khi thai nhi 12 tuần, mẹ sẽ luôn cảm thấy đầy bụng và “xì hơi” do lượng progesterone tăng lên trong dạ dày và đường ruột làm nhu động dạ dày yếu đi. Thức ăn tiêu hóa chậm và giữ lại lâu trong dạ dày sinh ra hơi khí. Vì vậy mẹ sẽ xì hơi nhiều, mất kiểm soát.

8. Khứu giác nhạy cảm hơn

Mũi mẹ lúc này rất nhạy cảm với các mùi, tuy nhiên những mùi đồ ăn chiên dầu, mùi mồ hôi sẽ làm mẹ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, nôn trở lại. Mẹ nên để vỏ bưởi, cam trong phòng để hạn chế buồn nôn.

9. Hoa mắt, chóng mặt

Khi thai nhi 12 tuần, mẹ sẽ có hiện tượng chóng mặt, hoa mặt do thiếu máu. Lượng máu cơ thể sản sinh không đủ dẫn đến các hiện tượng này. Khi gặp hiện tượng này mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn và bổ sung chất sắt.

Thai nhi 12 tuần: Bé đã biết phản xạ, mẹ hết ốm nghén - 4

Mẹ nên nghỉ ngơi khi bị hoa mắt chóng mặt (Ảnh minh họa)

10. Nhu cầu tình dục giảm

Thời gian này, chị em không hứng thú mấy với chuyện chăn gối do mệt mỏi, các cơn đau lưng, đau đầu và bụng bầu cũng ro ra. Ở tuần 12 trở đi vợ chồng nên hạn chế quan hệ để tốt nhất cho thai nhi.

11. Tâm lý thay đổi

Mang bầu, mẹ rất nhạy cảm có thể vui, buồn, khóc một cách bất thường không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên đây chỉ là sự thay đổi tâm lý khi mang thai, mẹ không quá lo lắng.

12. Ăn ngon miệng hơn

Tuần này mẹ giảm và hết các triệu chứng ốm nghén nên ăn sẽ thấy ngon miệng, thèm ăn hơn. Mẹ nên tranh thủ thời gian này để nạp các dưỡng chất cho cơ thể, giúp con yêu phát triển.

Thai nhi 12 tuần mẹ cần phải làm gì?

Để con yêu phát triển tốt nhất, mẹ bầu nên làm những việc cụ thể sau:

1. Tới bệnh viện

Khám thai

Tuần 12 là cột mốc quan trọng mẹ cần đi siêu âm để theo dõi sự phát triển của con yêu. Ở tuần này, thai nhi đã tăng về trọng lượng và đã có đầy đủ các bộ phận. Mẹ có thể quan sát qua hình ảnh siêu nhi 12 tuần tuổi để biết con yêu đã biết làm gì, lớn như thế nào.

Dựa vào các chỉ số thai nhi 12 tuần, bác sĩ sẽ thông báo thai có phát triển tốt, đủ cân hay không và nhắc nhở mẹ về chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho con. 

Nếu có vấn đề gì bất thường trong cơ thể mẹ hoặc câu hỏi về thai nhi mẹ có thể hỏi để bác sĩ giải đáp, tư vấn.

Thai nhi 12 tuần: Bé đã biết phản xạ, mẹ hết ốm nghén - 5

Tuần 12 mẹ nên đi khám thai và làm sàng lọc trước sinh (Ảnh minh họa)

Siêu âm độ mờ da gáy

Thai nhi 12 tuần là thời điểm thích hợp nhất để mẹ đi siêu âm, đo độ mờ da gáy thai nhi để phát triển trẻ mắc bệnh dị tật bẩm sinh? Phương pháp siêu âm này sẽ dựa vào lớp chất lỏng dưới da mặt sau cổ thai nhi để phát triển bé có bị Down hay không.

Nếu siêu âm độ mờ da gáy có bất thường, mẹ sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm có kết quả chính xác cao hơn như: Double test, Triple test, sinh thiết nhau thai, chọc ối, xét nghiệm không xâm lấn NIPT

Lưu ý: Phương pháp sinh thiết nhau thai và chọc ối có hại cho thai nhi, dễ gây sảy thai, rò nước ối mẹ nên cân nhắc và lắng nghe tư vấn của bác sĩ khi làm các phương pháp sàng lọc trước sinh.

Các dấu hiệu bất thường thai nhi 12 tuần

Khi có các dấu hiệu bất thường sau đây, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị kịp thời.

- Đau bụng dưới mạnh, nhiều.

- Ra máu tươi âm đạo, nhiều.

- Tăng cân hoặc sụt cân đột ngột, thiếu cân quá nhiều.

- Thường xuyên tụt huyết áp, ngất xỉu.

2. Chế độ dinh dưỡng

Thai nhi 12 tuần, mẹ hết ốm nghén có thể ăn ngon, ăn tốt hơn vì thế thời gian này mẹ nên tranh thủ bổ sung các dưỡng chất và chế độ dinh dưỡng khoa học.

- Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu chất đạm, sắt, canxi, vitamin, axit folic, kẽm như: Thịt bò, sữa, trứng gà, cá, súp lơ, măng tây, bí đỏ, cam, bưởi, các loại hạt, các loại đậu...

- Ăn đủ 3 bữa chính và không ăn quá no, nên chia nhỏ các bữa ăn, ăn thêm các bữa phụ.

- Không ăn và uống các thực phẩm có hại cho thai nhi như: Rượu bia, cafe, nước có ga, đu đủ xanh, đồ ăn sẵn, khoai đã nảy mầm, đồ sống…

Thai nhi 12 tuần bắt đầu biết phản xạ và phát triển hoàn thiện các chức năng của cơ thể. Tuần thai này, mẹ đã giảm và hết ốm nghén mẹ nên tranh thủ thời gian “nhàn hạ” này để nghỉ ngơi, thư giãn, bổ sung các thực phẩm thiết yếu. Tuần 12 mẹ đừng quên đi siêu âm độ mờ da gáy để phát hiện con có bị dị tật bẩm sinh không nhé.

Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu để cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Tham khảo một số loại thực...
Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Thai nhi 12 tuần