Thiếu ngủ khi mang thai, hậu quả đáng sợ hơn mẹ nghĩ

Ngọc Linh - Ngày 19/08/2022 09:29 AM (GMT+7)

Thiếu ngủ, mất ngủ khi mang thai không chỉ khiến mẹ mệt mỏi mà còn có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Chất lượng giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe nhất là đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, mất ngủ khi mang thai là tình trạng rất nhiều bà bầu gặp phải. Theo thống kế của American Pregnancy, có tới 78% phụ nữ mang thai gặp vấn đề với giấc ngủ. Thiếu ngủ, mất ngủ không chỉ khiến mẹ bầu mệt mỏi mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. 

Mất ngủ khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải. (Ảnh minh họa)

Mất ngủ khi mang thai là hiện tượng phổ biến nhiều người gặp phải. (Ảnh minh họa)

1. Mất ngủ, thiếu ngủ khi mang thai gây ra hậu quả gì? 

1.1 Ảnh hưởng đến mẹ

Thường xuyên bị mất ngủ khi mang thai sẽ dẫn đến nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Dù có cung cấp đủ chất dinh dưỡng nhưng nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến mẹ bầu không tỉnh táo, thậm chí có thể dẫn đến kiệt sức, gây nguy hiểm đến sức khỏe như dưới đây,

Khiến cơ thể kém tỉnh táo, kiệt sức

Mất ngủ khi mang thai sẽ khiến tinh thần kém tỉnh táo, thường xuyên rơi vào trạng thái uể oải, mệt mỏi.

Mất ngủ khiến não bộ thiếu hụt vi chất

Thường xuyên mất ngủ sẽ khiến não bộ thiếu oxy và một số chất dẫn đến các bệnh lý như khó chịu, đau đầu, tăng huyết áp.

Khó sinh

Mất ngủ kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ sinh mổ. Vì vậy, để tránh phải sinh mổ mẹ bầu cố gắng ngủ đủ giấc vào ban đêm.

Quá trình chuyển dạ kéo dài

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, nếu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ thường xuyên bị mất ngủ thời gian chuyển dạ sẽ kéo dài hơn bình thường.

Giảm khả năng tập trung, dễ nổi nóng

Mất ngủ kéo dài sẽ khiến thai phụ thường xuyên cáu kỉnh, khó chịu, dễ mất tập trung, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày.

Nhanh lão hóa da

Thường xuyên mất ngủ khi mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến sắc đẹp của bà bầu. Khi ngủ không đủ giấc làn da của bà bầu nhất là vùng da mặt hay những vùng da thường xuyên tiếp xúc với bên ngoài sẽ dễ bị lão hóa, chảy xệ và khó phục hồi.

Thường xuyên bị căng thẳng

Những thay đổi về hormone có thể khiến tâm sinh lý của bà bầu thay đổi. Nếu cộng thêm việc thường xuyên mất ngủ sẽ làm gia tăng mức độ căng thẳng, stress thậm chí gây trầm cảm, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Bà bầu thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng khó sinh. (Ảnh minh họa)

Bà bầu thiếu ngủ có thể dẫn đến tình trạng khó sinh. (Ảnh minh họa)

1.2 Ảnh hưởng đến thai nhi 

Bất kỳ thay đổi nào của cơ thể cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Mất ngủ khi mang thai có thể gây những tác động xấu như sau:

Trẻ dễ bị thiếu máu

Từ 23h đến 3h sáng là khoảng thời gian cơ thể tạo ra hồng cầu. Nếu thường xuyên mất ngủ sẽ khiến ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu khiến thai nhi dễ bị thiếu máu ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.

Trẻ bị chậm phát triển

Thời điểm từ tuần thứ 24 trẻ sẽ phát triển mạnh về trí não và hoàn thiện các giác quan của cơ thể. Nếu không có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ hợp lý có thể khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, gây rối loạn nội tiết tố.

2. Cách hạn chế tình trạng thiếu ngủ, mất ngủ

Bà bầu mất ngủ phải làm sao?Mất ngủ không ảnh hưởng đến thai nhi nhưng sẽ khiến bà bầu mệt mỏi, căng thẳng và giảm hiệu quả công việc vào ban ngày. Để khắc phục tình trạng mất ngủ, khó ngủ, mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp sau. 

Đẩy lùi ốm nghén 

Ốm nghén cũng gây mất ngủ cho bà bầu. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu tình trạng ốm nghén của mình để có cách điều trị thích hợp. Nếu chỉ là cảm giác buồn nôn, bạn có thể uống những loại trà thảo mộc như trà gừng, trà bạc hà…

Chế độ ăn uống

Bà bầu nên hạn chế tối đa đồ uống chứa chất kích thích như nước ngọt, cà phê, trà và không dùng chúng vào giờ chiều, tối muộn và trước giờ đi ngủ. Không ăn tối quá no và nên ăn trước khi ngủ từ 2-3 tiếng để cơ thể có thời gian tiêu hóa thức ăn và tránh mất ngủ khi mang thai. Mỗi ngày bạn nên uống 8 ly nước lọc để giảm các cơn đau và những triệu chứng khó chịu khác. Nếu bà bầu bị tê chân thì hãy bổ sung canxi và thường xuyên massage chân.

Thư giãn trước khi ngủ

Bạn không nên xem ti vi hay đọc sách báo trên giường. Nghe nhạc nhẹ để có giấc ngủ êm ái. Chọn đồ ngủ  với chất liệu cotton rộng rãi thoải mái. Ngâm chân nước nóng trước khi ngủ cũng giúp lưu thông máu huyết và làm cho mẹ dễ ngủ hơn. Chỉ ngủ khi cảm thấy buồn ngủ.

Chọn tư thế ngủ thích hợp 

Bà bầu nên nằm ghé sang bên trái để ngủ vì tư thế ngủ này giúp lượng máu đến nhau thai tốt nhất. Còn nếu bụng bầu quá lớn, bạn hãy chèn một chiếc gối mềm ở phần bụng hay dùng loại gối quấn toàn thân dành cho bà bầu.

Tạo tâm lý thoải mái

Để ngăn ngừa chứng mất ngủ, cách tốt nhất là mẹ hãy dẹp bỏ những gánh lo, tạo cho mình tâm lý thoải mái nhất. 

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục đều đặn khi mang thai sẽ giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Từ đó, bà bầu sẽ dễ ngủ và ngủ sâu. Tuy nhiên, bà bầu nên tránh tập thể dục mạnh trong vòng bốn giờ trước khi đi ngủ.

Cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. (Ảnh minh họa)

Cải thiện chất lượng giấc ngủ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và thai nhi phát triển tốt. (Ảnh minh họa)

Nếu tình trạng mất ngủ nghiêm trọng, phụ nữ mang thai nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và kê đơn thuốc nếu cần thiết. Tuyệt đối không sử dụng thuốc ngủ bừa bãi, không có sự hướng dẫn của bác sĩ vì điều đó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung bình thường và nguy hiểm mẹ cần biết
Những dấu hiệu thai chưa vào tử cung không thật sự dễ nhận biết. Nhưng mẹ cần chú ý tới những biểu hiện bất thường để sớm nhận ra sự nguy hiểm và có...

Biến chứng thai kỳ

Theo Ngọc Linh (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giấc ngủ khi mang thai