Tiêu chảy khi mang thai, khi nào cần đi khám?

Ngày 12/07/2022 15:47 PM (GMT+7)

SKĐS – Tiêu chảy thường gặp khi mang thai. Nhiều người nghĩ rằng đó có thể do thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn uống và căng thẳng. Mặc dù hầu hết các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy thường không nghiêm trọng nhưng chúng có thể gây ra các biến chứng khi mang thai nếu có các triệu chứng nghiêm trọng.

1. Nguyên nhân tiêu chảy khi mang thai

Nếu thai phụ đi tiêu phân lỏng từ ba lần trở lên trong một ngày, có thể bị tiêu chảy. Tiêu chảy khi mang thai là phổ biến nhưng không phải lúc nào tiêu chảy cũng là do mang thai mà do một số nguyên nhân khác như nhiễm virus hay ngộ độc thực phẩm...

1.1 Tiêu chảy không phải do mang thai

Các lý do gây tiêu chảy, không phải do mang thai như nhiễm Rotavirus, virus noro hoặc viêm dạ dày, ruột do virus; nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella hoặc vi khuẩn E.coli; ký sinh trùng đường ruột; ngộ độc thực phẩm; tác dụng phụ của thuốc hoặc không dung nạp thực phẩm

Một số điều kiện cũng có thể làm cho tiêu chảy phổ biến hơn như hội chứng ruột kích thích, bệnh Crohn, bệnh celiac, viêm loét đại tràng.

1.2 Tiêu chảy liên quan đến mang thai

Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể làm tăng tốc độ của hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể làm tăng tốc độ của hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

Các nguyên nhân liên quan đến mang thai gây tiêu chảy có thể bao gồm:

- Thay đổi chế độ ăn uống: Nhiều thai phụ thay đổi chế độ ăn uống của mình khi họ phát hiện ra mình có thai. Thay đổi chế độ ăn uống có thể làm rối loạn dạ dày và có khả năng gây tiêu chảy.

- Sự nhạy cảm với thực phẩm mới: Nhạy cảm với thức ăn có thể là một trong những thay đổi mà phụ nữ gặp phải khi mang thai. Thực phẩm mà bà bầu đã dung nạp tốt trước khi mang thai giờ đây có thể khiến bị đầy hơi, đau bụng hoặc tiêu chảy.

- Vitamin trước khi sinh: Uống vitamin trước khi sinh rất tốt cho sức khỏe của thai phụ cũng như sức khỏe của thai nhi đang lớn. Nhưng những loại vitamin này có thể làm rối loạn dạ dày của bà bầu và gây tiêu chảy.

- Thay đổi nội tiết tố: Hormone thay đổi có thể khiến hệ tiêu hóa của bà bầu hoạt động chậm lại, có thể dẫn đến táo bón. Sự thay đổi nội tiết tố cũng có thể làm tăng tốc độ của hệ tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy.

2. Các biện pháp điều trị tiêu chảy khi mang thai

Nếu đang dùng thuốc khi đang mang thai, có thể không cần dùng thêm bất kỳ loại thuốc nào để điều trị tiêu chảy. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp tiêu chảy tự khỏi mà không cần điều trị.

Nhưng có một số biện pháp khắc phục tại nhà mà bà bầu có thể thực hiện:

- Giữ đủ nước: Khi bị tiêu chảy, uống nhiều nước giúp loại bỏ nhiều chất lỏng ra khỏi cơ thể. Tình trạng mất nước có thể xảy ra nhanh chóng và gây ra các biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt nếu đang mang thai. Tốt nhất nên uống nước để thay thế chất lỏng mà thai phụ đã mất khi bị tiêu chảy. 

Bà bầu có thể uống nước trái cây và nước canh để thay thế một số chất điện giải, vitamin và khoáng chất mà cơ thể đã mất. Nhưng hãy cố gắng lưu ý không uống đồ uống có hàm lượng đường cao.

- Ăn những thức ăn nhạt: Cố gắng ăn những thức ăn nhạt. Một số nhóm thực phẩm có thể làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn. Cố gắng tránh xa các loại thực phẩm béo, chiên hoặc cay. Cũng cố gắng hạn chế uống sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Cân nhắc thuốc: Nếu một loại thuốc đang dùng gây tiêu chảy, cơ thể có thể điều chỉnh được và cơn tiêu chảy có thể ngừng lại. Nếu không, hãy đi khám để bác sĩ có thể thay đổi thuốc phù hợp. Đừng ngừng dùng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn mà không nói trước với bác sĩ.

- Thêm men vi sinh vào chế độ ăn uống: Probiotics là những vi sinh vật nhỏ bé và một loại vi khuẩn tốt hoạt động trong đường tiêu hóa để tạo ra một môi trường đường ruột khỏe mạnh. Probiotics có thể đặc biệt hữu ích khi tiêu chảy do dùng thuốc kháng sinh.

- Theo dõi trong vài ngày: Hầu hết các trường hợp tiêu chảy sẽ hết sau vài ngày. Trường hợp này thường xảy ra nếu tiêu chảy là kết quả của ngộ độc thực phẩm, do virus hoặc vi khuẩn.

- Hãy đi khám: Nên đi gặp bác sĩ để được tham khám nếu bệnh tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 ngày. Bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe và trong một số trường hợp có thể lấy máu để xác định nguyên nhân gây tiêu chảy.

Không dùng thuốc trị tiêu chảy không kê đơn mà không hỏi ý kiến bác sĩ: Một số tình trạng có thể trở nên tồi tệ hơn bởi những loại thuốc này. Không chỉ không an toàn với thai phụ mà không an toàn cho tất cả mọi người.

3. Khi nào thai phụ cần đi khám và điều trị tiêu chảy?

Thai phụ nên đi khám nếu bệnh tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 ngày.

Thai phụ nên đi khám nếu bệnh tiêu chảy không thuyên giảm sau 2 hoặc 3 ngày.

Tiêu chảy kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước. Nếu thai phụ bị tiêu chảy kéo dài hơn 2 hoặc 3 ngày, hãy đi khám ngay lập tức tại các bệnh viện hoặc các ở các cơ sở y tế. Mất nước nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, suy dinh dưỡng nghiêm trọng, có thể gây hại cho thai phụ và thai nhi.

Phụ nữ mang thai cần đến bệnh viện hay cơ sở y tế ngay lập tức nếu gặp bất kỳ triệu chứng như phân có máu hoặc mủ, tiêu chảy kéo dài hơn 48 giờ, phân lỏng trong khoảng thời gian 24 giờ, sốt từ 39°C trở lên, nôn mửa thường xuyên, đau dữ dội ở trực tràng hoặc bụng, các triệu chứng mất nước, chẳng hạn như nước tiểu sẫm màu, khát nước, khô miệng, cảm thấy lâng lâng hoặc đi tiểu ít thường xuyên.

Bà bầu bị cúm khi mang thai có được chữa bằng thuốc, xông lá không?
Bà bầu bị cúm có biểu hiện rõ nhất là sốt cao 39 - 40 độ và kèm theo ho, đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, đau nhức cơ thể. Cảm cúm khi mang thai dù ở...

Cảm sốt - Ho khi mang thai

Theo Bác sĩ Thu Hồng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đau bụng khi mang thai