Dù hầm xương để làm gì cũng nên nhớ 3 bước này, đảm bảo nước dùng trong, thơm nức

Lam Anh - Ngày 12/03/2021 16:15 PM (GMT+7)

Chắc chắn nếu bạn nhớ 3 bước này khi hầm xương, đảm bảo nước xương hầm thơm nức, thơm ngon, không hề có mùi tanh, lại trong veo.

Khi nấu các món canh hầm, canh rau củ hoặc làm nước lẩu thì việc đầu tiên chúng ta phải chuẩn bị đó là hầm xương. Các món canh nấu từ xương có giá trị dinh dưỡng cao, vì bản thân xương rất giàu canxi và protein tốt cho cơ thể.

Nhiều người có thói quen khi hầm xương là xương mua về đem rửa sạch sau đó cho vào nồi nước hầm luôn. Tuy nhiên đầu bếp cho rằng, làm theo cách này tuy nhanh gọn nhưng nước hầm xương chưa chắc đã ngon, thậm chí còn bị đục và đôi lúc còn có mùi không thơm. 

Dù hầm xương để làm gì cũng nên nhớ 3 bước này, đảm bảo nước dùng trong, thơm nức - 1

Đầu bếp cũng mách rằng, khi hầm xương, có 3 bước người nấu không thể bỏ qua dưới đây:

Ngâm xương đã mua trong nước sạch 2 giờ

Xương tươi khi mua về còn rất nhiều máu thừa, bạn cần phải làm sạch máu này nếu không sẽ ảnh hưởng tới hương vị của món canh. Khi uống canh còn nồng, mất mùi thơm đặc trưng. Không những thế máu thừa này còn làm nước canh xương bị đục, nhiều bọt.

Do đó, khi xương mua về đem chặt miếng vừa ăn rồi cho vào trong chậu nước sạch ngâm trong 2 tiếng. Máu trong xương sẽ ngấm ra ngoài theo thời gian và từ từ hòa vào nước sạch. Lúc này nước sạch ban đầu đã có rất nhiều máu thừa, màu nước chuyển sang màu hồng đỏ. Với cách ngâm này, khi nấu xương lên, nước hầm xương sẽ không có mùi quá nồng. Vì vậy mọi người phải phải ngâm xương với nước trước đã nhé! Sau khi ngâm xong đem rửa sạch với nước vài lần là được.

Dù hầm xương để làm gì cũng nên nhớ 3 bước này, đảm bảo nước dùng trong, thơm nức - 2

Chần xương

Đến đây nhiều người có thể nghĩ rằng ngâm xương trong 2 tiếng là máu thừa trong xương đã sạch hoàn toàn. Thực tế không phải như vậy, xương sau khi ngâm vẫn còn một ít máu. Do đó, khâu tiếp theo để xử lý chỗ máu thừa này là chần. 

Chuẩn bị một lượng nước lạnh thích hợp cho vào nồi, thêm cho xương vào, đun đến khi sôi vài phút để loại bỏ máu trên bề mặt của xương. Lúc này nước sôi lên có rất nhiều bọt màu nâu xỉn, đây chính là máu thừa tạo ra. Nhanh chóng vớt bỏ máu thừa rồi đổ xương ra rổ, rửa lại với nước ấm cho sạch hoàn toàn.

Lưu ý, không bao giờ cho xương vào chần trong nồi nước sôi, vì làm như vậy, phần thịt trên bề mặt của xương sẽ co lại ngay lập tức do nhiệt độ quá cao, lúc này máu còn sót lại bên trong xương sẽ không còn ra ngoài nữa. Nước dùng vẫn còn nặng mùi, như vậy rất phí công sức bạn khử máu thừa. Do đó, hãy luộc xương với nước lạnh nay từ đầu.

Dù hầm xương để làm gì cũng nên nhớ 3 bước này, đảm bảo nước dùng trong, thơm nức - 3

Xào xương

Sau khi sơ chế xương theo hai bước trên về cơ bản xương không còn mùi tanh. Tiếp theo, bạn cần xào xương để tăng mùi thơm cho xương.

Cho xíu dầu ăn vào chảo, thêm vài lát gừng hoặc ít hành lá đảo đều. Khi nhiệt độ trong nồi ở mức cao rồi thì rưới một ít rượu trắng lên, khi rượu bay hơi sẽ tự bay hết mùi tanh của xương. 

Dù hầm xương để làm gì cũng nên nhớ 3 bước này, đảm bảo nước dùng trong, thơm nức - 4

Nếu bạn nấu canh, thì đến lúc này bạn có thể thêm nước ấm trực tiếp vào rồi cứ như vậy mà hầm xương thôi. Làm như vậy nước hầm xương sẽ trở nên trắng trong và đặc, mùi thơm nức vô cùng hấp dẫn.

Khi xương hầm chín, lúc này bạn mới thêm các loại rau, củ quả cần hầm vào, nêm nếm gia vị rồi nấu đến khi chín là xong. 

Dù hầm xương để làm gì cũng nên nhớ 3 bước này, đảm bảo nước dùng trong, thơm nức - 5

Chúc các bạn thành công!

Hầm thịt bò mãi vẫn dai, thêm nắm lá này vào bò mềm ngon trong 30 phút
Hóa ra chỉ cần cho thêm ít lá này vào thịt bò hầm sẽ rất nhanh mềm và ngon như ý.
Lam Anh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo hay nhà bếp