Rửa lòng già cũng cần biết cách thì mới sạch và thơm.
Lòng già là một trong những bộ phận được mọi người yêu thích của con lợn. Lòng già có thể được chế biến thành các món nhậu lai rai như luộc, xào, nướng mà món nào cũng ngon và hấp dẫn. Tuy nhiên lòng già vốn rất bẩn và nặng mùi, nếu không biết cách rửa nó sẽ không sạch được thậm chí còn tanh, hôi. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người ngại nấu món lòng già tại nhà.
Khi rửa lòng già, một số người dùng giấm và kiềm, hoặc muối và bột mì, tuy bề mặt đã được làm sạch nhưng khi ăn vẫn còn mùi tanh, nên những cách này không phải là tốt nhất. Lòng già ngon sau khi chế biến phải thơm, không nặng mùi.
Do đó đầu bếp mách, lòng già lợn sau khi mua về, đang nhớt và tanh, nếu chỉ rửa bằng nước không thì rửa cả ngày cũng không thể sạch mà cần phải rửa với các nguyên liệu đặc biệt song cũng rất quen thuộc trong nhà bếp.
Trước tiên rửa lòng với muối để khử trùng. Sau đó chà và rửa lòng với bột mì khô. Bột mì các tác dụng hút nhiều chất béo và bẩn, vì thế sau khi chà xát khoảng 2-3 phút, lòng già đã sạch hơn nhiều. Lộn bên trong lòng già ra, tiếp tục bóp 2-3 phút với bột mì.
Tuy nhiên để lòng già sạch nhất có thể, vẫn cần phải thêm một nguyên liệu nữa đó chính là bột ngô. Sau khi xát bột mì xong chúng ta cũng cần rắc một bát bột ngô. Đặc điểm của bột ngô là không dính tay và có cảm giác sần sật vì bột ngô không mịn. Hơn nữa bột ngô khi bị ướt cũng không dính tay nên khi làm sạch lòng già, cần rắc thêm chút bột ngô này vào sẽ đem lại hiệu quả tốt.
Cuối cùng rửa lại lòng với nước nhiều lần rồi xả lại dưới vòi nước nhiều lần. Nhào cho thật sạch lòng già, sau đó cũng rửa sạch bên trong như vậy mới an toàn.
Sau khi rửa sạch lòng, cho vào nồi, thêm nước, rắc vào lòng một thìa muối, 1 thìa rượu trắng, cho lên bếp đun cho đến khi lòng trắng và cứng lại thì thêm chút dầu hào. Thời gian chần này chỉ diễn ra trong vòng vài phút, chần lâu quá khiến lòng bị dai.
Giờ lòng đã sạch hoàn toàn, bạn có thể chế biến thành các món ăn tùy thích.
Chúc các bạn thành công!