Có những chuyện về nhà mẹ đẻ bạn không nên nói với chồng mình, nếu không có thể ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng, mối quan hệ giữa nhà vợ và con rể.
Nhà đẻ và chồng là những người thân thiết nhất với bạn trong cuộc đời, giữa hai bên có thể phát sinh xung đột và với vai trò là người đứng giữa, bạn cần phải cân bằng được đôi bên. Người xưa nói “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói” là để nhắc nhở nói cái gì cũng cần phải suy nghĩ, cân nhắc lợi hại. Đừng vì thân thiết mà nói ra mọi chuyện không chút giấu giếm, kẻo về sau lời nói có thể làm hại bạn đấy.
Với vợ chồng cũng vậy, có những chuyện về nhà mẹ đẻ bạn không nên nói với chồng mình, nếu không có thể ảnh hưởng tới tình cảm vợ chồng, mối quan hệ giữa nhà vợ và con rể.
1. Bố mẹ ruột có bao nhiêu tiền tiết kiệm
(Ảnh minh họa)
Cổ nhân có câu: “Nhà mẹ giàu thì con có, cha mẹ khó thì con không”. Bố mẹ có nhiều tiền tiết kiệm thì cuộc sống sẽ vô tư không áp lực, thậm chí con cái cũng thường xuyên được ông bà cho, đỡ đần rất nhiều.
Tuy nhiên đứng trước tiền tài, rất nhiều người bị động lòng, lu mờ lý trí và có những suy nghĩ không đúng mực. Đặc biệt nếu chồng của bạn là kẻ lười biếng, ỷ lại và không có chí cầu tiến thì việc để chồng biết nhà vợ có nhiều tiền chỉ gây hại cho anh ta mà thôi.
Rất có thể anh ta sẽ nhăm nhe tới số tiền đó hoặc lười biếng, không cố gắng phấn đấu vì nghĩ rằng trước sau gì cũng được thừa kế tài sản từ nhà vợ chẳng hạn. Hoặc trong việc quà cáp, vốn dĩ nên biếu hai bên nội ngoại như nhau nhưng vì nhà vợ có điều kiện hơn một chút mà anh ta sẽ chăm lo cho nhà nội nhiều hơn, nghĩ nhà ngoại có cũng được không có cũng chẳng sao. Chẳng nhẽ đây là điều bạn mong muốn?
2. Chuyện bố mẹ trục trặc trong quá khứ
(Ảnh minh họa)
Nếu như trước đây bố bạn từng phản bội mẹ bạn, phản bội gia đình và đã được mẹ bạn tha thứ thì tốt nhất đừng nói chuyện này với chồng bạn làm gì cả. Hoặc bất kỳ sai lầm nào trong quá khứ của bố mẹ, nếu đã qua thì nên để nó qua đi, đừng đào lại rồi kể với chồng bạn.
Bởi quá khứ đã qua không thể nào thay đổi được nữa, kể với chồng chỉ khiến làm hỏng hình ảnh của bố mẹ trong mắt chồng bạn mà thôi. Anh ta có thể tỏ ra xa cách với bố mẹ bạn hơn, thậm chí là coi thường.
Hoặc nếu anh ta phạm phải sai lầm tương tự như năm xưa bố bạn phảm phải, rất có thể anh ta sẽ lấy “tấm gương” của mẹ bạn để phản chiếu lên bạn: “Bố em như vậy mà mẹ em vẫn tha thứ đó thôi, tại sao em là con mẹ mà không giống mẹ, không làm được như vậy?”. Lúc này bạn sẽ thấy việc kể quá khứ không mấy tốt đẹp của bố mẹ cho chồng nghe chẳng khác gì lấy đá đập chân mình.
3. Bố mẹ bạn không hài lòng về chồng
(Ảnh minh họa)
Con người ta ai chẳng thích nghe điều hay, chứ ai lại muốn bị người khác nói xấu chứ, chồng bạn cũng vậy thôi. Vì vậy nếu bố mẹ có điều gì đó chưa hài lòng về chồng bạn và than vãn với bạn, tốt hơn hết bạn đừng nói lại với chồng làm gì. Người vợ khôn ngoan sẽ biết cách nhắc nhở chồng một cách khéo léo, giúp chồng sửa sai, chứ không bao giờ nói thẳng với chồng rằng bố mẹ em trách anh thế này, chê anh thế kia đâu.
Ảnh hưởng từ lời nói của vợ và lời nói của bố mẹ vợ là hoàn toàn khác nhau. Nếu biết bố mẹ vợ không hài lòng, chê trách mình, chàng rể có thể sẽ cảm thấy bất mãn rồi ghét bỏ nhà vợ. Hoặc anh ta sẽ cố gắng sửa đổi để hoàn thiện bản thân hơn, nhưng dù sao đi chăng nữa thì sâu thẳm trong lòng khó tránh khỏi nảy sinh khoảng cách nhà vợ - con rể, không thể gần gũi như trước được nữa.
Vì vậy, người vợ thông minh sẽ lắng nghe những gì bố mẹ ruột nói và diễn đạt với chồng theo cách của mình. Họ biết cái gì nên nói cái gì không, biết dừng ở đâu là đủ.