Không chỉ là cậu bé hài hước, đáng yêu mà Leon còn rất tình cảm với anh hai.
Là một người anh lớn điềm đạm, yêu quý và nuông chiều các em nên Subeo nhà nữ hoàng giải trí Hồ Ngọc Hà rất được lòng Leon và Lisa. Thậm chí khi cặp song sinh cùng bố mẹ và ông bà sang Thụy Điển thăm ông bà nội, Leon Lisa vẫn dính anh hai như sam, đi đâu làm gì cũng ở bên anh trai. Trong chia sẻ mới đây của Hồ Ngọc Hà cô đã tiết lộ cách cậu nhóc đang ở tuổi tập nói gọi anh hai của mình mới đáng yêu làm sao.
Cụ thể đoạn video do chính bà mẹ 3 con quay lại, Hồ Ngọc Hà ngồi từ xa theo dõi 3 con nô đùa cùng ba Kim Lý, bà ngoại trong khuôn viên của ông bà nội ở Thụy Điển. Leon mặc dù thích thú với không gian rộng và mới nhưng vẫn luôn theo sát anh Subeo. Trong một khoảnh khắc khi Leon nhìn thấy điều gì đó khá thích thú và mới lạ, bé muốn chỉ cho anh hai xem hoặc muốn anh hai lại gần, cậu nhóc đã gọi to tên anh trai.
Leon khiến mẹ Hà cũng phải ngạc nhiên với cách gọi anh Subeo.
Tuy nhiên vì còn chưa nói sõi và mạch lạc nên Leon đã gọi "Beo, Beo ơi" cho nhanh và rất to để anh nghe thấy. Ngay lập tức Subeo đã đến bên em trai. Cách gọi dễ thương, đáng yêu của cậu út đã khiến mẹ Hà không khỏi bật cười thích thú. Cô cười lớn ngay trong video vào không ngừng hướng ống kính máy ảnh về phía đó. Khung cảnh vui chơi hòa thuận của các con không chỉ khiến người làm mẹ như Hồ Ngọc Hà mà bất kì ai chứng kiến cũng thấy "rụng tim". Có thể thấy dù sang đất nước xa xôi, xinh đẹp có nhiều điều thú vị nhưng Leon vẫn coi anh hai là người anh, người bạn thân thiết lúc nào cũng cần có anh bên cạnh.
Các em luôn bám sát anh hai dù chơi vui vẻ với ông bà nội.
Có anh Subeo ở bên, lúc nào cũng là bình yên.
Trước đó khi ở Việt Nam, Subeo cũng có vai trò rất quan trọng với các em Lisa và Leon. Cậu nhóc ngoài giờ đi học là ở nhà chơi với các em, giúp đỡ mẹ chăm sóc, dạy dỗ em. Trong các chuyến du lịch trong nước cùng gia đình, chính Subeo cũng là người anh đảm đang bên các em giúp Hà Hồ và Kim Lý vô cùng yên tâm.
Ngoài giờ học, Subeo dành nhiều thời gian chơi với các em.
Không ngại bày tỏ yêu thương với cậu ú của cả nhà.
Trong một chia sẻ của Kim Lý, ông bố 2 con đề cao trách nhiệm làm anh của Subeo. "Subeo thật sự là một đứa trẻ ngoan, một người anh tốt. Bé đã 12 tuổi rồi và lớn hơn các em khá nhiều nhưng bé rất thích chơi đùa cùng các em. Subeo cũng có thêm một người em gái khác nữa và tất cả những đứa em đều rất yêu thích Subeo. Điều đó thật sự rất tuyệt".
Subeo còn là người dạy các em học.
Mọi người cũng biết, ngoài Lisa và Leon thì Subeo cũng còn 1 người em cùng cha khác mẹ nữa là Suchin, con chung của Cường Đôla và Đàm Thu Trang. Với Suchin, Subeo cũng luôn quan tâm, yêu thương như cách cậu bé yêu thương con Hồ Ngọc Hà. Bởi thế Đàm Thu Trang cũng vẫn luôn trân trọng cậu bé.
"Ngay từ khi biết Trang và ba Cường sẽ kết hôn, Subeo đã tính sau đám cưới 9 tháng 10 ngày là con sẽ có 1 em trai hoặc 1 em gái. Và khi vào thời điểm khám thai định kỳ Subeo đã rất háo hức đi khám với mẹ Trang để có thể thấy em bé và nói chuyện với em, vẽ tranh tặng em, luôn luôn hỏi: "Giờ em bé trong bụng mẹ đã to bằng trái gì rồi?"… Trước đây đi học về tới nhà là tìm ba mẹ nhưng giờ người mà Subeo tìm tới đầu tiên lại là em gái Suchin, vào phòng tìm em, bế em và chúc em bé ngủ ngon… Đó là niềm hạnh phúc của người làm mẹ như Trang, hạnh phúc vì con là một cậu bé ngoan, sống tình cảm, vị tha và có phần lớn trước tuổi." - Đàm Thu Trang từng cho biết.
Việc các em Suchin, Lisa và Leon chào đời đã thân thiết, yêu thương và gắn kết anh hai Subeo là nhờ vào sự giáo dục, dạy dỗ của Hồ Ngọc Hà, Kim Lý, Cường Đôla và Đàm Thu Trang rất lớn. Vì thế với các bậc phụ huynh cũng mong muốn các con thêm gần gũi, gắn kết thì chúng ta nên chính là người kết nối trẻ. Với bé dưới 18 tháng tuổi Việc giúp bé hiểu về sự tồn tại của đứa em là cần thiết trước khi đứa em ra đời và càng cần thiết hơn nếu trẻ dưới 18 tháng tuổi. Đó cũng là cách mà cha mẹ giúp trẻ phát triến về nhận thức về "sự tồn tại" của "2", thay vì chỉ là "1". Hãy bắt đầu khi bé thứ 2 có thể "đạp vào bụng bạn". Đứa trẻ thứ nhất sẽ rất tò mò tại sao mẹ mình thường nói chuyện với "em bé". Bé vẫn chưa hiểu "em bé" là như thế nào? Cha mẹ có thể làm như thế này: - Hãy nói cho trẻ biết: “Mẹ có 1 em bé sẽ ra đời vài tháng nữa, con có muốn nghe em bé nói chuyện với con không”. Hãy để bé nghe tiếng đạp của bé thứ 2 vài lần trong ngày. Hãy nói với bé: Con hãy chạm tay vào bụng mẹ, em bé sẽ nghe con nói đó. - Hãy cho bé biết “Em bé sẽ ra đời như thế nào?” bằng việc cho bé 1 con búp bê hoặc 1 món đồ chơi bé thích và nói em bé ra đời như cách mà con dành sự yêu thích này lên món đồ này, con có thích món đồ này không và con có muốn bảo vệ món đồ này không? Hãy cho bé biết, em bé ra đời con có thương em bé không? Cứ nhắc lại các câu hỏi và trò chuyện Với bé lớn hơn 18 tháng Khi em bé thứ 2 vẫn chưa sinh ra: Việc để bé lớn hơn 18 tháng tuổi hiểu sự có mặt của em bé sẽ dễ dàng hơn. Cứ hãy cho bé biết mẹ sẽ có em bé và em bé sẽ làm em của con. Bé tuổi này có thể nhận thức là "em của bé". Vẫn những hành động ở trên dành cho bé dưới 18 tháng tuổi, nhưng ở đây bạn sẽ nhấn mạnh hơn khái niệm "anh/chị và em". Vào ngày bé thứ 2 ra đời Vào ngày em bé thứ 2 chào đời, hãy cho bé thứ nhất nhìn mặt em bé, đừng trì hoãn điều này sau 72 giờ (trừ những trường hợp đặc biệt) vì trẻ thứ nhất cần tạo một liên kết đặc biệt với bé thứ 2 này. Khi bé thứ nhất vào xem em bé, hãy gọi bé thứ 1 vào. Khi cả hai bé cùng chơi với nhau Khi em bé thứ 2 lớn và chơi cùng bé thứ 1: Bé thứ 2 sẽ cố bắt chước bé thứ 1 về mọi thứ như cách chơi, cách đi và cách giành nói chuyện/chơi với mẹ. Do đó việc 2 bé hay xung đột là điều dễ hiểu. Khi hai bé xung đột thì không nên trách mắng hay la bé thứ 1 hoặc yêu cầu bé thứ nhất phải nhường em. Cách hành xử đúng nhất là mẹ sẽ tách 2 bé ra và cả 2 bé không ai được lấy món đồ chơi đó và mẹ sẽ giữ nó đến khi em bé chơi lại. Dĩ nhiên cả hai bé đều khóc, nhưng sẽ quên ngay và quay lại chơi cùng. Chọn 1 thời điểm nào đó dạy 2 bé biết cách chia sẻ lẫn nhau bằng chính món đồ đó: Cho bé lớn chuyền sang bé nhỏ hơn và để bé nhỏ truyền lại cho mẹ, và mẹ sẽ truyền lại cho bé lớn. Bài tập này đều có ích cho tất cả các bé từ 10 tháng - 48 tháng tuổi. Nếu bé nhỏ có tuổi dưới 18 tháng tuổi, bạn đợi khi bé nhỏ ngủ, hãy lựa những quyển sách có câu chuyện về tình anh em để kể cho bé lớn nghe. Không cần nhấn mạnh “Con lớn phải nhường em” và nên nói theo cách “Nếu em ngã, con giúp em đứng dậy không?”, “Nếu em muốn chơi món này, con sẽ cho em chơi 1 lát nhé, rồi đến con”, “Nếu em khóc đòi mẹ, con ngồi chơi cái này và đợi mẹ 1 tí nhé, sau khi mẹ hỏi em có sao không và lại chơi với con nhé” và bạn làm động tác như giao kèo với bé. Nếu bé thứ 2 lớn hơn 18 tháng tuổi, thì hãy đọc chuyện cho cả hai anh em nghe về tình anh em. Vẫn những câu hỏi ở trên, nhưng bạn hỏi ngược lại với bé nhỏ và xen kẽ câu hỏi giữa bé lớn và bé nhỏ. Những hoạt động này sẽ giúp cả hai anh em dần nhận thức trách nhiệm và sự gắn bó cần có trong việc giao tiếp và ứng xử hành vi. |