Tủ bếp cần được sắp xếp gọn gàng để tránh lộn xộn và mất nhiều diện tích.
Có một điều thường thấy là chúng ta mua đồ, hoàn toàn có ý định sẽ dùng chúng nhưng những món đồ ấy lại chỉ được xếp trong góc tủ bếp và gây mất diện tích. Ban đầu có thể không để ý nhưng đến cuối cùng thì những thứ đồ dùng ấy đều phải được dọn dẹp.
I. Dọn dẹp ngăn tủ với diện mạo hoàn toàn mới:
- Dọn dẹp mọi thứ và cho vào trong hộp hoặc đặt trên bàn bếp.
- Loại bỏ những loại thực phẩm đã bị hỏng hoặc đã để quá lâu.
- Tháo những giấy dán kệ ra, lau và chà sạch từng ngăn trong tủ bếp. Thay mới giấy dán kệ, không sử dụng lại giấy đã cũ.
- Nếu trong tủ chạn khá tối và xám xịt thì sơn lại bằng màu trắng hoặc màu nhạt và có thể thắp sáng bằng loại đèn dính không cần dây dẫn.
- Nếu tủ bếp có các kệ có thể điều chuyển được thì di chuyển chúng sao cho giảm thiểu được khoảng trống thừa giữa các kệ để đồ có sẵn.
II. Xếp những thứ giống nhau cùng một chỗ:
1. Đặt lên giá các loại thực phẩm theo từng nhóm như sau:
- Tất cả rau quả đóng hộp.
- Các loại tịt, ớt, soup đóng hộp.
- Các loại hỗn hợp đóng hộp – mì ống, pho mát, mì khô, v.v…
- Ngũ cốc.
- Hoa quả đóng hộp, chai.
- Gia vị.
- Thực phẩm khô – gạo, bột mì, v.v…
- Những nguyên liệu để nướng bánh – bột trộn sẵn để làm bánh, đường cô, bột nướng bánh
- Đồ ăn vặt – bỏng ngô, quả hạch, khoai tây chiên, kẹo cuộn, v.v…
- Sản phẩm bằng giấy – khăn ăn, khăn lau, túi đựng hộp cơm
2. Sắp xếp các đồ dùng sao cho những đồ vật cao hơn thì ở đằng sau những đồ thấp ngắn hơn; những loại giá có ba ngăn sẽ giúp giải quyết được vấn đề khi cần phải lấy những thứ đồ nằm tận trong cùng của ngăn tủ. Loại giá để đồ ba ngăn này rất dễ tìm ở trong các cửa hàng chuyên dụng.
3. Nếu cần thiết (sau khi đã phân loại đồ vật), có thể chia nhỏ một giá kệ ra thành nhiều ngăn mà vẫn sắp xếp được những thực phẩm cùng loại với nhau. Nếu vẫn còn lăn tăn về sự ngăn nắp, thì có thể sử dụng các miếng các tong hoặc nhựa để phân chia giữa các ngăn.
4. Hãy chắc chắn rằng các loại hình đa dạng của mỗi loại thực phẩm phải được xếp gần nhau (ví dụ như ba hộp ngô) để chỉ nháy mắt là có thể thấy được số lượng thực phẩm ta có.
5. Sau khi lấy đồ dự trữ ra sử dụng thì cần ghi nhớ là phải bổ sung món đồ đó ngay khi đi mua sắm.
III. Sắp xếp ngăn tủ cho thuận tiện:
- Những thứ hiếm khi dùng hoặc có độ dài quá khổ phải đặt lên trên cùng.
- Những đồ dùng thường xuyên sử dụng phải được đặt trong tầm mắt.
- Đồ vật ít dùng, quá dài hoặc những đồ dự trữ, những thứ nặng nên để xuống dưới cùng.
- Sau đó mới bắt đầu xếp các loại đồ dùng ở mỗi giá theo nhóm đồ giống nhau.
- Nếu thiếu chỗ thì cần xem xét việc di chuyển một số đồ dùng không cần thiết đến chỗ để khác. Ví dụ, những đồ bằng giấy có thể để trong gara, nước ngọt và rượu vang có thể đặt ở tầng hầm, v.v… Ngoài ra, có một loại kệ gọi là caddy pantry – loại kệ di động, có gắn bánh xe và vừa với những không gian có độ dài khoảng 25cm. Loại kệ này sẽ tạo thêm không gian tiện dụng để chứa đồ.
- Nếu tủ chứa đồ có ngăn rộng thì nên lắp thêm giá treo để có thể lưu trữ các loại thực phẩm như nước sốt đóng gói, hỗn hợp gia vị và các chiết xuất.
- Xếp mì, bột mì, đường, bỏng ngô (hoặc bất kì một loại thực phẩm nào được chứa trong túi nhựa hoặc túi giấy) vào trong hộp kín. Việc này sẽ giúp duy trì sự tươi mới, tránh côn trùng và giữ cho mọi thứ không bị tràn ra khi mở túi.
- Ưu tiên các loại hộp đựng hình vuông hơn là hộp hình tròn vì chúng vừa hơn khi đặt lên kệ.
- Các sản phẩm làm sạch cần được sắp xếp cách xa thực phẩm.