Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu

Việt Quất - Ngày 16/10/2020 12:01 PM (GMT+7)

Chihuahua là một con chó nhỏ nhưng rất cá tính. Là biểu tượng quốc gia của Mexico, chúng rất thông minh và nhanh nhẹn đặc biệt rất đáng yêu và hay dỗi.

1. Nguồn gốc của chó Chihuahua

Chihuahua đầu tiên đến với các dân tộc ở Mexico như thế nào là một bí mật của thời tiền sử. Khi người Toltec sinh sống ở Mexico khoảng một nghìn năm trước, giống chó được họ nuôi là Techichi được coi là tổ tiên của loài Chihuahua ngày nay nhưng có kích thước lớn hơn, nặng hơn.

Người Aztec đã chinh phục người Toltec vào thế kỷ 12 và sau đó họ đã lai tạo giống chó Techichi thành một con chó nhỏ hơn, nhẹ hơn như Chihuahua ngày nay. Những chú chó này sống trong các ngôi đền và được sử dụng trong các nghi lễ của người Aztec và dần trở thành một phần không thể thiếu đối với người Aztec.

Ban nhạc nổi tiếng Xavier Cugat đã làm rất nhiều để quảng bá cho giống chó Chihuahua này vào những năm 1940 và 50. Đội bóng chày hạng nhỏ của El Paso, Texas, được đặt tên là Chihuahua.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 1

Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ viết tắt là AKC đã công nhận giống chó này từ năm 1904 và cho tới nay, chúng đứng thứ 11 về mức độ phổ biến trong số 196 loại chó mà AKC công nhận.

2. Thông tin về loài chó Chihuahua

Đây là giống chó lâu đời nhất ở châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ nhất trong mọi loài chó trên thế giới.

- Tên khác: Chihuahueño

- Biệt hiệu: "New Yorker"(chỉ México)

- Nguồn gốc: Mexico

- Kích thước: Chiều cao từ chân đến vai từ 15 đến 23cm (con trưởng thành). Tuy nhiên, một số con chó phát triển chiều cao từ 30 đến 38 cm

- Cân nặng: Nặng dưới 3kg

- Màu sắc: Đen, Trắng, Nâu vàng, Kem, Chocolate, Vàng kim

- Sinh sản: 4 lứa

- Tuổi thọ: 14-18 năm

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 2

3. Phân loại Chihuahua

Kiqaqa được chia làm 2 loại là Chihuahua lông ngắn và Chihuahua lông dài. Về ngoại hình tổng thể chúng không khác gì nhau, chỉ khác nhau về chiều dài lông. Ở Việt Nam, chihuahua lông ngắn được nuôi nhiều hơn so với chihuahua lông dài

- Chihuahua lông ngắn có bộ lông mượt mà, óng ả ôm sát cơ thể với một lớp lông dày và dài hơn ở cổ. Lông ở đầu và tai mỏng hơn, đuôi có nhiều lông.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 3

Hình ảnh Chihuahua lông ngắn

- Chihuahua lông dài có bộ lông mềm, thẳng hoặc hơi xoăn. Tai có một dải lông và cái đuôi cụp ra phía sau như cái quạt. Hai chân sau cũng được bao phủ bởi một lớp lông dài giống như mặc quần. Trên bụng có lông dài hơn được gọi là diềm.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 4

Hình ảnh Chihuahua lông dài

4. Đặc điểm ngoại hình của Chihuahua

Một chú chó nhỏ duyên dáng, lanh lợi, di chuyển nhanh nhẹn rất được những người chơi chó cảnh ưa thích, đặc biệt là các bạn nữ. Vì có kích thước nhỏ con nên Kiqaqa dễ dàng trở thành con mồi cho diều hâu, đại bàng hoặc những con chó săn có kích thước lớn.

- Thân hình: Tỷ lệ cơ thể không vuông vắn và cân đối cho lắm; Thân thon dài hơn một chút khi đo từ vai đến mông so với chiều cao tính từ chân tới vai. Con đực ngắn hơn so với con cái. Cổ ngắn hơi cong, đuôi cong dựng hình lưỡi liềm.

- Phần đầu: Hộp sọ “hình vòm quả táo” tròn trịa, trán phẳng. Mắt màu đen hoặc nâu đen, đầy đặn, tròn, nhưng không lồi, cân đối cách xa nhau. Tai vểnh thẳng đứng khi cảnh giác về mối nguy hiểm. Bình thường chếch sang hai bên một góc 45 độ hơi rủ xuống. Mõm tròn ngắn, má và hàm thon gọn. Mũi màu nâu đen hoặc đen.

- Chân, vai: Vai hơi mở rộng, bàn chân nhỏ, thanh mảnh với các ngón chân tách rời có khe hẹp và mặt dưới có đệm thịt giúp chúng di chuyển nhẹ nhàng êm ái.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 5

5. Tính cách của Chihuahua

Chihuahua được nuôi hoặc mua làm bạn đồng hành chứ không phải là chó cảnh và rất thích hợp cho bầu bạn.

Tinh nhanh hoạt bát

Với lợi thế thân hình nhỏ, Kiqaqa dễ dàng luồn lách qua khe cửa, gầm bàn gầm tủ để đùa nghịch, chúng quan sát tốt để không bị dẫm phải khi di chuyển.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 6

Quấn chủ

Chúng luôn bày tỏ tình cảm và cũng đòi hỏi sự chăm sóc của người chủ và thậm chí còn biết ghen tỵ nếu chủ nhân nuôi một chú chó khác. Khi xuất hiện người lạ mặt đến gần, chúng rất cảnh giác và chạy ngay tới chỗ chủ nhân, lẽo đẽo bám theo từng bước một khi có người lạ. Đặc biệt, chúng rất thích được ôm hôn, và được liếm mặt chủ.

Trung thành, giàu tình cảm

Giống chó này có xu hướng trung thành mãnh liệt với một người cụ thể và trong một số trường hợp có thể phản ứng quá mức để bảo vệ người đó, đặc biệt là xung quanh người hoặc động vật khác.

Thông minh và can đảm

Chúng đủ thông minh để nhận biết được các mối nguy hiểm rình rập quanh mình. Ham học hỏi và rất nghe lời chủ sau những bài huấn luyện. Tuy có kích thước nhỏ nhưng khi chiến đấu, chúng can đảm và không hề sợ hãi, không lùi bước mặc dù đối thủ của nó có kích thước to lớn hơn rất nhiều.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 7

Tinh nghịch phá phách

Chúng có thể phá phách khi cảm thấy buồn chán và có thể trở thành những kẻ ăn vụng nếu không được chăm sóc và bị bỏ đói.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 8

Chihuahua dễ bị run khi lạnh, bị kích động hoặc sợ hãi nên chúng có xu hướng yêu thích ổ của mình và thường vùi mình trong gối, giá treo quần áo và chăn. Chúng thường được tìm thấy dưới các tấm phủ hoặc dưới đáy giường, sâu trong bóng tối và sự an toàn của những gì chúng coi là hang ổ của chúng.

6. Cách nuôi chó Chihuahua

Cho Chihuahua ăn gì

Lượng thức ăn và thành phần dinh dưỡng của đồ ăn dành cho Kiqaqa phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển của chúng. Thức ăn tự chế biến là tốt nhất để bổ sung dinh dưỡng cho chúng, hạn chế sử dụng đồ ăn đóng hộp

- Chất đạm chiếm 20 -25%: Thịt lợn, thịt bò, gà, cá, trứng, nội tạng...

- Chất béo chiếm 10 -15%: Cho ăn bổ sung mỡ cá, mỡ gà hoặc dầu thực vật (không nên cho mỡ lợn).

- Chất xơ và tinh bột: Các loại rau xanh, bông cải xanh, cà rốt, súp lơ, khoai tây, khoai lang thái nhỏ trộn lẫn vào cơm và thức ăn.

- Hoa quả: Táo, lê, chuối,...

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 9

Dinh dưỡng theo giai đoạn:

- Dưới 3 tháng tuổi: Giai đoạn này hệ tiêu hóa của chúng chưa được hoàn thiện, rất yêu nên cho các thức ăn dạng lỏng như cháo thịt bò xay hoặc cháo thịt nạc heo, thịt gà xay để chúng dễ hấp thu, ngày chia làm 4 bữa nhỏ. Tăng dần độ đặc sệt để chúng thích nghi dần.

- Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Lúc này, chúng đã bắt đầu ăn được nhiều hơn, bổ sung thêm sữa và trái cây, rau củ để bổ sung chất xơ và canxi.

- Trên 6 tháng: Đến giai đoạn này, hệ tiêu hóa đã hoàn thiện tốt hơn và cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để chúng phát triển khỏe mạnh. Các loại thức ăn giàu protein, chất đạm, chất béo, canxi, chất xơ từ thịt và rau củ cần được tăng cường. Băm nhỏ rồi nấu cháo đặc hoặc trộn chút cơm cho ăn làm 3 bữa một ngày.

Các loại thức ăn Chihuahua cần tránh

- Tỏi và hành: Các chất trong tỏi và hành làm ảnh hưởng không tốt tới tiêu hóa và sức khỏe của chó.

- Nho và các loại hạt: Đối với con người, thì đây là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe nhưng đối với chó, đặc biệt là Chihuahua thì lại khác vì chất salicylate trong nho có thể tàn phá hệ thống các cơ quan nội tạng của chó. Trong hạt chứa nhiều xyanua, mặc dù một lượng nhỏ sẽ không ảnh hưởng đến người hoặc các loài chó lớn khác, nhưng đối với Kiqaqa thì kích thước chúng khá bé, việc sử dụng cũng sẽ không tốt đối với chúng.

- Đồ ngọt: Chất làm ngọt như xylitol điều này cũng không tốt khi dung nạp vào cơ thể của chó

Lưu ý: Đối với chó trưởng thành, cho ăn bao nhiêu tùy thuộc vào kích thước, độ tuổi, cơ thể, sự trao đổi chất và mức độ hoạt động của nó. Chó là cá thể cũng giống như con người, cần được cho ăn đúng bữa và ăn đủ.

7. Cách chăm sóc chó Chihuahua

- Chăm sóc bộ lông: Chải lông cho nó hàng tuần bằng một chiếc chổi chải lông. Dùng lược chải bọ chét có răng thưa giúp loại bỏ các con bọ ký sinh, lông rụng hoặc lông sâu. Khi chải lông, hãy kiểm tra các vết loét, phát ban hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng như mẩn đỏ, đau hoặc viêm trên da, ở tai, mũi, miệng, mắt và bàn chân.

- Tắm: Với việc chải lông thường xuyên, Chihuahua không cần tắm nhiều lần trong 1 tuần. Trung bình từ 3 đến 4 ngày nên cho chúng tắm một lần. Sử dụng loại dầu gội dành riêng cho chó để không làm khô lông và da.

- Vệ sinh tai: Tai là khu vực quan trọng cần kiểm tra sau khi tắm hoặc chải lông cho Chihuahua. Nếu bạn ngửi thấy mùi hoặc nhìn thấy ráy tai, hãy làm sạch tai trong bằng bông gòn, sử dụng chất tẩy rửa do bác sĩ thú y khuyên dùng.

- Vệ sinh mắt: Một số Chihuahua chảy rỉ nước mắt và nếu dính bụi bẩn dễ bị nhiễm bệnh. Bạn có thể dùng khăn mềm thấm nước ấm, cẩn thận lau mắt để loại bỏ dịch tiết.

- Cắt tỉa móng: Móng của loài chó này khá nhanh mọc, khoảng 1 tuần 1 lần bạn nên để ý và cắt tỉa cho chúng.

- Đánh răng: Giống như nhiều giống chó nhỏ khác, Kiqaqa có sức khỏe răng miệng kém. Đánh răng cho chúng ít nhất hai hoặc ba lần một tuần hoặc hàng ngày sẽ tốt hơn để loại bỏ cao răng và vi khuẩn có thể giúp răng miệng khỏe mạnh. Bắt đầu đánh răng cho chúng khi chó con còn nhỏ để chúng quen dần.

- Nơi ở: Nên bố trí cho chúng một không gian riêng nếu bạn không muốn bị chúng chiếm dụng sofa của mình làm giường ngủ hoặc ngủ chung với bạn.

8. Các loại bệnh Chihuahua thường gặp

Chihuahua gần như rất khỏe mạnh, ít bị bệnh, nhưng giống như tất cả các giống chó, nó có thể bị nhiễm bệnh từ đời bố mẹ hoặc khi sinh ra được chăm sóc và không được tiêm phòng ngừa. Các loại bệnh có thể gặp ở loài chó này như:

- Patellar Luxation: Còn được gọi là "cổ chân bị trượt", đây là một vấn đề phổ biến ở những con chó nhỏ khi mới sinh. Nó được gây ra khi xương bánh chè, có ba phần - xương đùi (xương đùi), xương bánh chè (chỏm đầu gối) và xương chày (bắp chân) - không được xếp thẳng hàng. Điều này gây ra tình trạng khập khiễng ở chân hoặc dáng đi bất thường, giống như nhảy hoặc nhảy lò cò.

- Hạ đường huyết: Hạ đường huyết, hoặc lượng đường trong máu thấp, là một vấn đề có thể xảy ra với tất cả chó con giống chó cảnh.

- Run rẩy: Run rẩy là hiện tượng phổ biến ở Chihuahua. Cơ chế lý do tại sao chúng rùng mình hoặc run rẩy là không rõ ràng nhưng nó thường xảy ra khi con chó bị kích thích, căng thẳng hoặc lạnh.

9. Tiêm phòng bệnh cho chihuahua

Việc bảo vệ con chó của bạn chống lại bệnh tật vẫn luôn và sẽ là điều vô cùng quan trọng. Khi chó con được cai sữa, chúng sẽ được tiêm phòng ngay, vì chúng sẽ không nhận được miễn dịch từ sữa mẹ.

Để đảm bảo sức khỏe cho chú chó của bạn, Chihuahua của bạn sẽ cần được tiêm các loại vắc xin sau tại phòng khám bác sĩ thú y. Dưới đây là lịch trình tiêm bạn có thể tham khảo

- 5 tuần tuổi: Parvovirus **: Dành cho chó con có nguy cơ cao bị nhiễm parvo.

- 6 tuần tuổi: Vắc xin kết hợp (parvovirus, distemper và adenovirus loại 2).

- 9 tuần tuổi: Vắc xin kết hợp (parvovirus, distemper và adenovirus loại 2).

- 12 tuần tuổi trở lên (đôi khi từ 16 đến 26 tuần tuổi): Bệnh dại

- 12-16 tuần tuổi: Vắc xin kết hợp (parvovirus, distemper và adenovirus loại 2).

10. Huấn luyện Chihuahua

Huấn luyện Chihuahua có thể là một nhiệm vụ thú vị. Chúng là giống chó thông minh và nhanh nhạy, thích chạy nhảy và chơi đùa và thường có thể tập thể dục trong một không gian rất nhỏ.

Dạy cách biết chạy tới khi chủ gọi tên

Đặt cho chúng một cái tên và gọi chúng “lại đây” rồi tiến lại gần cho chúng ăn đồ chúng yêu thích. Làm lặp đi lặp lại vài lần một ngày để chúng biết và ghi nhớ, sau mỗi lần bạn gọi “tên của chúng + lại đây, đến đây” thì chúng sẽ tự động chạy lại gần bạn. Không nên quát mắng to tiếng vì chúng sẽ run sợ và không dám lại gần.

Huấn luyện Chihuahua biết nằm, ngồi

Chuẩn bị một khay đồ ăn mà chúng thích rồi gọi chúng lại gần. Bạn cúi người thấp xuống, đưa đồ ăn trước mũi chúng rồi từ từ đặt xuống, hạ lệnh “nằm xuống” rồi cho chúng ăn, dùng tay ấn nhẹ phần lưng và hông cho chúng nằm hẳn xuống.

Lặp đi lặp lại nhiều lần trong vài ngày để chúng nhớ khẩu lệnh.

Chó Chihuahua - Giống chó nhỏ nhưng rất tinh nhanh, đáng yêu - 10

Đối với huấn luyện kiểu ngồi cũng tương tự, bạn gọi chúng tới cho chúng ăn và hạ lệnh “ngồi xuống” sau đó đặt khay thức ăn xuống sàn, dùng tay ấn nhẹ phần hông cho chúng ngồi xuống. Thực hiện lặp lại vài lần chúng sẽ nhớ rất nhanh.

Dạy đi vệ sinh đúng chỗ

Khi thấy chúng có biểu hiện lạ, chạy nhảy quay cuồng hoặc sủa lên mặc dù không có gì tức là ý chúng muốn đi vệ sinh, lúc này hãy dẫn chúng ra đúng chỗ khu vực đi vệ sinh, đứng ở đó cầm dây xích đến khi nào chúng đi vệ sinh xong. Sau khi chúng đi xong, bạn có thể để dính chút mùi chất thải của chúng, bạn dẫn đi hai ba lần đúng chỗ như vậy là chúng sẽ quen ngay.

Khi chúng đi sai chỗ, hãy quát nó, dặn không được đi chỗ này và dẫn nó vào đúng chỗ cũ bắt nó phải đi ở đây.

11. Giá bán chó Chihuahua

Chihuahua trong nước có giá bán giao động từ 500 đến 2,5 triệu đồng tùy từng đặc tính như chó cái sẽ đắt hơn chó đực, giống thuần chủng đắt hơn giống lai tạo, đặc điểm về màu sắc, hình dáng của chó.

Các loại chó được nhập khẩu từ Thái Lan, Trung Quốc thì có giá từ 3 đến 9 triệu đồng, có đầy đủ giấy tờ chứng nhận.

Chihuahua được nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ có mức độ thuần chủng 100%, tiêm chủng đầy đủ, đầy đủ thông tin hệ gia phả có giá cao gấp nhiều lần từ 18 đến 35 triệu đồng.

Nên chọn chó từ 2 tháng tuổi, đã được tiêm đầy đủ các loại thuốc phòng ngừa, vắc xin. Đặc biệt nếu kỹ lưỡng, bạn nên chọn những chú chó có đầy đủ thông tin về nguồn gốc, bố mẹ, chứng nhận sức khỏe, giống lai tạp,... nhưng như vậy giá thành sẽ đắt hơn những chú chó được bán được chủ tự nuôi và nhân giống, không có thông tin nhiều.

Mua bán chó cảnh nhất định phải xem những lưu ý này
Bạn đang muốn nuôi thú cưng hay có nhu cầu mua bán thì đều nên đọc một số lưu ý được gợi ý từ Siêu Pet.

Việt Quất
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chó cảnh