Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi

Việt Quất - Ngày 11/09/2021 14:59 PM (GMT+7)

Là một giống chó có kích thước nhỏ xinh, thông minh và khá tinh nghịch nhưng không phá phách, sống tình cảm. Phốc Sóc được những người nuôi chó cảnh cực kỳ ưa chuộng.

Thông tin nguồn gốc của chó Phốc sóc

Chó Phốc sóc (tên tiếng Anh là Pomeranian gọi tắt là Pom) là một giống chó cảnh cỡ nhỏ được phát triển từ các giống chó Spitz cổ đại ở tỉnh Pomeranian, nay thuộc Ba Lan.

Những con chó thuộc họ Spitz có đôi tai vểnh, đuôi cong lên trên lưng và một lớp lông kép dày. Phốc sóc có mối liên hệ gần với các giống chó Spitz Đức, chó Eskimo Mỹ và chó Samoyed.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 1

Năm 1761, cô công chúa Sophie Charlotte 17 tuổi kết hôn với hoàng tử Anh. Sau đó cô mang theo một cặp chó màu trắng tên là Phebe và Mercury. Trong suốt 64 năm làm Nữ hoàng Anh, Nữ hoàng Victoria đã lai tạo hơn 15 giống chó khác nhau. Trong những năm cuối đời, bà đặc biệt yêu thích Pomeranians, lần đầu tiên bà nhìn thấy vào năm 1888 trong một chuyến đi đến Ý. Bà đã phải lòng một chú chó Pom màu đỏ tên là Marco. Ban đầu, những chú chó Pomeranians có kích thước to lớn và là chó chăn cừu. Sau này, Nữ hoàng Anh đã cho lai tạo giống chó Pomeranian với nhiều giống chó châu Âu khác để cho ra đời chó Phốc Sóc có màu lông đa dạng và kích thước nhỏ như hiện nay.

Đặc điểm ngoại hình chó Phốc sóc

Sau đây là một số đặc điểm về ngoại hình mà bạn nên biết về giống chó đáng yêu này:

1. Kích thước hình thể

Chó Phốc là giống chó nhỏ thuộc loại Toy với chiều cao từ 18 đến 30cm khi trưởng thành và cân nặng từ 1,9 đến 3,5kg. Một số cá thể Pomeranian có chiều cao vượt trội hơn và nặng cân hơn nhưng lại ít được phổ biến ở Việt Nam, chủ yếu ở các nước châu Âu.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 2

2. Phần đầu

Vì kích thước nhỏ nên phần đầu của chó Phốc cũng khá nhỏ, cân xứng với ngoại hình của chúng. Đầu thuôn tròn, trán cao, khuôn mặt khá giống loài cáo, một số con khác lại giống như búp bê. Mõm ngắn, bộ răng hình kéo.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 3

Đôi mắt to tròn màu nâu sẫm nhưng rất sáng và long lanh thể hiện sự tinh nhanh. Tai chó Phốc sóc nhỏ, nhọn dựng thẳng trên đầu. Ngoài ra, ở Mỹ còn có dòng chó Phốc sóc mặt tròn, mõm ngắn, được gọi là Pom mặt gấu.

Mũi của chúng có thể sẫm màu hoặc cùng màu với màu lông.

3. Bộ lông

Điểm nổi bật nhất của chó Pom ngoài kích thước nhỏ nhắn thì bộ lông và màu sắc của chúng gây sự chú ý lớn khi đi ngoài đường. Phốc sóc sở hữu bộ lông dài 2 lớp mềm mượt giống như chó Alaska, Samoyed hay Husky. Lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng còn lớp trong thì ngắn, mềm và dày. Đặc biệt, lớp lông ở vùng cổ và ngực dài hơn như bờm sư tử.

4. Màu sắc

Màu sắc lông của chúng cũng khá đa dạng: có thể là màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu, đen…

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 4

5. Chân và đuôi

Đuôi của chó Phốc sóc thường uốn cong trên lưng, đuôi có lông mọc dạng xù, trông rất mềm mại. Đôi chân của chúng khá ngắn, chân trước thẳng đứng song song, hai chân sau có hơi hướng mở rộng.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 5

Phân biệt chó Phốc Sóc với chó Chihuahua

Với kích thước khá tương đồng và khuôn mặt giống nhau, nhiều người rất hay nhận nhầm giữa hai loài chó này, bạn có thể phân biệt chó Phốc sóc với chó Chihuahua bằng các đặc điểm dưới đây;

- Phần đầu: Đây là điểm khác biệt dễ nhận ra nhất đối với 2 giống chó này. Phần đầu xương sọ của Chihuahua tròn và gồ lên khi còn nhỏ và sau khi lớn lên thì sẽ bớt gồ hơn. Trong đó, chó Phốc sóc thì có xương sọ đỉnh đầu luôn lõm, khi trưởng thành sẽ bớt lõm đi. Phần ngực của Chihuahua nở rộng hơn.

- Khuôn mặt: Chihuahua có trán rộng, mõm ngắn hơi vểnh, miệng rộng, mắt to tròn và hơi lồi. Còn đối với Phốc sóc có mõm nhỏ và hơi dốc xuống, miệng nhỏ hơn, mắt nhỏ và không lồi.

- Tai: Tai Chihuahua to hơn tai chó Phốc, vểnh hình cánh bướm và thẳng đứng hướng về phía trước, không có nhiều lông tơ còn đối với Phốc sóc thì tai nhỏ, nhọn, nhiều lông tơ hơn.

- Lông: Lông của Chihuahua cũng mỏng và ngắn hơn so với Phốc sóc.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 6

Tập tính của chó Phốc sóc

Một số tập tính và thói quen của giống chó đáng yêu này mà bạn nên biết:

1. Vui vẻ và thân thiện

Pomeranian nói chung là những con chó tuy có ngoại hình nhỏ nhưng chúng không tự ti về điều đó. Chúng luôn tỏ ra vui vẻ, thân thiện, sẵn sàng hòa đồng vào không gian chung và chơi các trò chơi như nhặt đồ vật, đùa giỡn với trái bóng, hay đùa nghịch cùng những chú chó kích thước to lớn hơn mình mà không hề hoảng sợ.

Chúng có thể chơi đùa với những đứa trẻ, thể hiện sự ngoan ngoãn và trìu mến với người cao tuổi. Mặc dù vậy, bạn nên để ý nếu nhà có trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, nếu trẻ trêu đùa Pom quá mức sẽ khiến nó nổi cáu và tấn công phản kháng.

2. Thông minh và nhanh nhẹn

Pom dễ dàng hoàn thành các cuộc thi về sự vâng lời của chó cưng do bản tính ham học hỏi cộng với sự thông minh của chúng. Chính vì điều này, chúng thường xuyên được tham gia các chương trình biểu diễn xiếc ở châu Âu.

3. Dũng cảm và trông nhà tốt

Có thể nói, bản tính của giống chó này ngược lại hẳn so với kích thước nhỏ bé. Mặc dù chỉ nhỏ cỡ Toy trong xếp loại thú cưng nhưng Phốc sóc rất dũng cảm và gan dạ, chúng sẵn sàng chiến đấu với những con chó to hơn mình mà không hề run sợ. Hoặc nếu không, chúng sẽ sủa cho những con chó khác biết để thể hiện cái uy của mình.

Cũng chính vì thế, Phốc sóc được xếp vào Top những giống chó có khả năng trông nhà tốt nhất. Chúng thân thiện với người nhà, quấn quýt với chủ nhân nhưng cực kỳ cảnh giác với người lạ.

Lưu ý về tính cách của loài chó này: Do chúng có kích thước nhỏ nên rất được nuông chiều và sinh ra hội chứng cứng đầu và khó bảo (Small Dog Syndrome). Do đó, bạn nên dạy bảo chúng từ nhỏ khi mới mua về, biết vâng lời, không quậy phá và ăn uống, đi vệ sinh đúng chỗ.

Tuổi thọ và vấn đề sức khỏe

Chó Phốc là một trong những giống chó có tuổi thọ trung bình từ 12 đến 16 năm tuổi.

Các vấn đề về sức khỏe mà chó Pom có xu hướng mắc phải theo hướng di truyền như bị trật xương khớp gối, khuỷu chân sau, bệnh tim, viêm nhiễm mắt, sâu răng và bị rụng răng sớm.

1. Bệnh răng miệng

Đây là bệnh thường gặp ở vật nuôi và Phốc sóc của bạn cũng dễ dàng gặp phải. Bắt đầu bằng việc cao răng tích tụ trên răng và tiến triển thành nhiễm trùng nướu và chân răng. Cần thường xuyên vệ sinh răng miệng cho chúng khoảng 1 đến 2 ngày một lần để phòng ngừa hoặc điều trị bệnh răng miệng, nếu không nó sẽ bị rụng răng và có nguy cơ gây tổn thương thận, gan, tim và khớp.

2. Nhiễm trùng

Pomeranians dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây nên, đây là tình trạng chung hay mắc phải ở các loài chó, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Chẳng hạn như bệnh parvo, bệnh dại và bệnh méo mồm. Nhiều bệnh nhiễm trùng trong số này có thể phòng ngừa được thông qua tiêm chủng.

3. Ký sinh trùng

Ký sinh trùng rất thường gặp ở loài chó có bộ lông dày và nhiều lớp như chó Pom. Tất cả mọi thứ, từ bọ chét, bọ ve đến bọ ve tai đều có thể xâm nhập vào da và tai của cô ấy. Giun móc, giun đũa, giun kim có thể xâm nhập vào cơ thể từ việc uống nước không sạch, đi trên đất bị ô nhiễm, hoặc bị muỗi nhiễm bệnh cắn. Những ký sinh trùng này có thể gây đau đớn, khó chịu và thậm chí tử vong, vì vậy, bạn cần vệ sinh thường xuyên, tắm sạch sẽ và môi trường sống đảm bảo sức khỏe.

Chăm sóc chó Phốc sóc

Bạn cần biết được cách chăm sóc cho thú cưng của mình thông qua những điều sau đây:

1. Bộ lông

- Cần chải lông cho Pomeranian mỗi ngày để lông mượt và loại bỏ lông rụng. .

- Nếu trời nóng phải tỉa bớt lông cho chúng.

- Sấy khô lông sau khi tắm xong để chúng tránh bị cảm lạnh và có mùi khó chịu.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 7

2. Vệ sinh và răng miệng

- Cần phải đánh răng ít nhất ba lần một tuần.

- Không cho đồ ăn quá cứng ảnh hưởng đến bộ hàm sau này.

- Kiểm tra răng miệng thường xuyên xem có vấn đề về lở miệng, sâu răng, viêm chân răng hay không.

- Tẩy giun, sán đúng định kỳ và cho chó Phốc sóc ăn thức ăn chất lượng.

- Vệ sinh mũi thường xuyên để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp.

- Vệ sinh tai hàng tuần, ngay cả khi còn là một chú chó con.

3. Nơi ở

Nên chuẩn bị một chỗ ngủ riêng, có thể là một chiếc lồng nhỏ để Pomeranian ngủ. Khi thời tiết nóng bức, hãy cho chúng di chuyển chúng đến nơi thoáng mát, bật điều hòa cho chúng là tốt nhất.

Chó Phốc sóc ăn gì?

Cung cấp chế độ ăn hàng ngày đủ bữa, đủ số lượng và phù hợp với độ tuổi của chúng.

1. Các thức ăn dành cho chó Phốc sóc:

- Các loại thịt bò, thịt gà, lợn, dê, nội tạng như gan, cá và trứng vịt lộn. Tất cả đều được chế biến chín kỹ. Những loại thức ăn này chứa nhiều protein, chất béo và cung cấp lượng đạm cần thiết cho cơ thể của Pomeranian.

- Rau xanh, cơm kết hợp cùng thịt để bổ sung tinh bột, vitamin và chất xơ. Có thể xay nhỏ cơm và rau trộn với thịt để chúng dễ ăn hơn.

- Nước uống luôn để sẵn để chúng uống, cần thay nước hàng ngày.

- Thỉnh thoảng nên bổ sung trứng vịt lộn luộc chín cho chúng để bộ lông được mượt mà hơn.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 8

2. Thức ăn hạn chế không cho chó Phốc sóc ăn

- Không cho đồ ăn sống hoặc đã bị ôi thiu khiến chúng bị đi kiết.

- Không cho chó Phốc sóc ăn thức ăn giàu mỡ vì chúng sẽ bị rối loạn tiêu hóa.

- Sữa tươi nên hạn chế vì đường ruột của chúng yếu, dễ bị đau bụng.

- Lượng thức ăn của Pomeranian phải bằng 3 – 4% trọng lượng cơ thể, không cho ăn quá nhiều và quá no trong một bữa.

Đối với những con nhỏ thì cần nhiều thức ăn hơn và chia nhiều bữa. Chó Phốc sóc khi trưởng thành chỉ cần cho ăn 2 bữa/ngày.

Tập thể dục

Chó Pom có thể thích nghi vô cùng tốt với cuộc sống trong những căn hộ không có sân vì ở trong nhà chúng cũng có thể rất vui vẻ. Nhưng nên cho chúng được đi dạo, tập thể dục hàng ngày và đi chơi thường xuyên để giữ cho tinh thần của chúng được thoải mái.

Tuy nhiên không cho chúng tập thể dục hay chạy nhảy quá mức khi còn nhỏ để không bị ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ xương.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 9

Huấn luyện chó Phốc sóc

Huấn luyện những kỹ năng cơ bản cho chó Phốc sóc khiến chúng biết vâng lời và kiểm soát hành động của chúng. Rèn tính kỷ luật để thoát khỏi Hội chứng chó nhỏ.

1. Cách huấn luyện chó Phốc sóc nằm

Bước 1: Kéo dây dắt chúi xuống về phía trước, đồng thời ấn lên vai chó bắt chó nằm xuống, hoặc kéo hai chân trước bắt chó nằm xuống.

Bước 2: Tay phải cầm mồi, kích thích chó, chìa tay có mồi ra và hạ thấp xuống, nhắc lại mệnh lệnh ‘nằm’ chó ham ăn sẽ tức khắc nằm xuống.

Bước 3:Khi chó đã nằm xuống, chủ chó hô khẩu hiệu ‘nằm’ bằng giọng trầm sau đó cho chúng ăn.

Lặp lại hàng ngày, khi bạn hô ‘nằm im’ và bỏ đi xa khoảng 5m, chó vẫn nằm im là chó đã hình thành phản xạ, tất nhiên lệnh ‘nằm im’ đã có hiệu lực.

Chó Phốc sóc - Nguồn gốc, đặc điểm, giá bán và cách nuôi - 10

2. Cách huấn luyện chó Phốc sóc đứng

Bước 1: Khi chó đang ở tư thế ngồi, hoặc nằm, bạn đứng bên cạnh và ra lệnh ‘đứng’. Sau đó luồn tay trái xuống phía dưới bụng nâng chó dậy.

Khi chó đứng dậy chủ chó động viên bằng cách vuốt ve, nhắc lại mệnh lệnh ‘đứng’, ‘tốt’ và thưởng cho chó thức ăn.

Khi thấy chó định ngồi xuống, người chủ chó lại luồn tay trái xuống dưới bụng chó và giữ cho nó ở tư thế đứng và nhắc lại mệnh lệnh ‘đứng’, kết hợp với ‘đứng im’.

3. Cách dạy chó Phốc sóc đi vệ sinh đúng chỗ

Bước 1: Tìm chỗ đi vệ sinh cố định dành cho chó Phốc sóc.

Bước 2: Quan sát kĩ, nếu chó chúng có biểu hiện đi vệ sinh như: chạy lòng vòng, một chân nhấc lên, ngửi ngửi thì bạn phải nhanh chóng đưa chúng đến đúng chỗ cần vệ sinh.

Bước 3: Giữ Phốc sóc tại nơi đó, để tập cho chúng biết rằng bắt buộc phải đi vệ sinh ở nơi này.

Bước 4: Đợi chúng đi vệ sinh bằng được. Nếu không đi, bạn ép chúng phải ngồi đấy. Đến khi đi xong mới được đứng dậy.

Lặp đi lặp lại các bước trên mỗi ngày từ 2-3 lần.

4. Cách dạy chó Phốc sóc đi theo chủ

Bước 1: Chủ chó đứng bên cạnh chân trái, hô lệnh ‘ngồi’.

Bước 2: Khi chó đã ngồi chủ chó giật nhẹ dây hô ‘đi’ chó sẽ đi cùng bạn.

Bước 3: Khi chó đi trước chủ chó kéo nhẹ dây hô ‘chậm’ cho chó đi ngang đầu gối chủ chó. Khi nó đi ngang chân thì hô ‘tốt’. Nếu chó đi tụt lại cũng kéo dây đồng thời hô ‘nhanh’ chó bắt kịp chủ.

Bước 4: Huấn luyện đi cạnh chủ chó kết hợp với huấn luyện đi đứng, nằm, ngồi, bò rất có hiệu quả.

Giá bán chó Phốc sóc

Trên thị trường hiện nay thì giá chó Phốc sóc khá đa dạng, trải rộng từ mức giá hơn 1 triệu đồng đến hơn 20 triệu đồng cũng có.

Những chú chó Phốc được lai tạo không rõ nguồn gốc, không có thông tin gia phả hay chó bố mẹ thường được nhân giống tự nhiên ở hộ cá nhân nên giá rẻ, chỉ từ 1 đến 2 triệu đồng một con.

Đối với những chú chó Phốc sóc thuần chủng được lai tạo ở Việt Nam có nguồn gốc rõ ràng, đầy đủ thông tin và ngoại hình đẹp có giá dao động từ 12 đến 15 triệu đồng 1 con.

Đắt nhất vẫn là giống chó Phốc sóc nhập khẩu nguyên con, đầy đủ thông tin gia phả, chó bố mẹ, màu sắc, sổ theo dõi sức khỏe, được kiểm định từ thị trường Thái Lan có giá từ 16 đến 22 triệu đồng, nhập khẩu từ châu Âu hay Mỹ có giá 20 đến 30 triệu đồng.

8 giống chó Nhật được ưa chuộng có gì đặc biệt
Tổng hợp những thông tin hữu ích về các loại chó Nhật Bản đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của các loài chó này có gì hay.

Chó cảnh

Việt Quất
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chó cảnh