Thêm một vụ cháy bình nóng lạnh khi quên tắt lúc sử dụng: Đừng đùa với thần chết!

Ngày 26/02/2018 09:58 AM (GMT+7)

Hai mẹ con chị Quỳnh Mai may mắn không bị làm sao khi vừa ra khỏi nhà tắm thì bình nóng lạnh bất ngờ bốc cháy đùng đùng.

Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều vụ cháy, nổ bình nóng lạnh xảy ra bất ngờ khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Ngay ngày hôm qua 25/2, bình nóng lạnh trong nhà tắm của gia đình chị Lê Quỳnh Mai (Hà Nội), bỗng dưng bốc cháy lớn khi đang bật. 

Bình nóng lạnh nhà chị Mai bất ngờ bốc cháy.

Vụ việc xảy ra khi chị Mai vừa vào phòng ngủ để thay quần áo cho bé sau khi hai mẹ con vào nhà tắm đánh răng rửa mặt thì bỗng dưng nghe thấy những tiếng "xèo, xèo, bụp bụp,..." rất lạ trong nhà tắm. Chị và chồng chạy vào quan sát thì thấy chiếc bình nóng lạnh đang bốc cháy đùng đùng, lửa liếm đen một góc bình.

Thêm một vụ cháy bình nóng lạnh khi quên tắt lúc sử dụng: Đừng đùa với thần chết! - 1

Anh Nam (chồng chị Mai) nhanh chóng sập cầu dao rồi dập lửa. Rất may mắn, gia đình chị Mai không bị thương.

Thêm một vụ cháy bình nóng lạnh khi quên tắt lúc sử dụng: Đừng đùa với thần chết! - 2

Trao đổi với chị Mai, chị cho biết, chiếc bình nóng lạnh này gia đình chị đã sử dụng được hơn 6 năm nhưng bình mới được bảo dưỡng, sửa chữa cách đây một tháng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, chị thường bật bình 24/24 mà ít khi tắt đi, kể cả khi đang tắm. 

Trước đó không lâu vào hồi đầu tháng 1/2018, bình nóng lạnh của nhà anh T.T (Hà Nội) cũng bất ngờ nổ tung khiến cả nhà tắm cháy đen khi anh T vừa bật bình lên để chuẩn bị tắm. May mắn, anh T vẫn bình an và không bị thương nghiêm trọng, nhưng cả nhà vệ sinh đã biến thành "lò than" đen kịt, bình chứa của bồn cầu bị tung cả nắp đậy.

Thêm một vụ cháy bình nóng lạnh khi quên tắt lúc sử dụng: Đừng đùa với thần chết! - 3

Thêm một vụ cháy bình nóng lạnh khi quên tắt lúc sử dụng: Đừng đùa với thần chết! - 4

Bình nóng lạnh nhà anh T.T (Hà Nội) cũng bất ngờ nổ tung, trần và tường nhà tắm đen kịt.

Kể cả bình đã lắp cả rơ-le tự ngắt và rơ-le chống giật, cũng đừng chủ quan!

Như đã chia sẻ trong bài viết Vừa tắm vừa bật bình nóng lạnh là "tắm chung với tử thần"?, có 2 loại rơ - le thường được trang bị kèm bình nóng lạnh hiện nay là rơ-le tự ngắt (rơ-le nhiệt), có chức năng đóng/ngắt điện khi nhiệt độ nước tăng, giảm - không có chức năng chống điện rò ra nước.

Một loại rơ-le nữa là rơ-le chống giật, hoạt động dựa trên sự thay đổi của hiệu điện thế, khi có người bị giật hoặc điện rò rỉ, tiếp đất nói chung thì hiệu điện thế này sẽ giảm đột ngột, và công tắc sẽ tự ngắt dòng điện chạy qua bình.

"Tuy nhiên, mục đích của rơ-le chống giật chỉ là phòng khi người dùng quên không ngắt điện. Nếu có xảy ra rò rỉ thì sẽ giảm mức độ nghiêm trọng của tai nạn chứ không thể an toàn bằng việc ngắt điện hoàn toàn" - Anh Phạm Thế Dự, giảng viên khoa Nhiệt lạnh trường Cao đẳng Điện tử - Điện lạnh Hà Nội cho biết.

Không bật bình 24/24, càng không bật bình nóng lạnh khi tắm!

Trong quá trình tắm và dùng nước nóng, nhiệt độ trong bình sẽ thay đổi. Hệ thống sẽ tự cảm biến và sẽ cấp điện lại cho bình để tiếp tục làm nóng nước, do vậy, khả năng bạn bị điện giật khi vừa tắm vừa bật bình sẽ tăng cao.

Thêm một vụ cháy bình nóng lạnh khi quên tắt lúc sử dụng: Đừng đùa với thần chết! - 5

Khi dùng bình nóng lạnh, tốt nhất nên bật nước nóng trước, chờ đủ thời gian làm nóng thì ngắt hẳn nguồn điện vào bình rồi mới bắt đầu dùng nước. (Ảnh minh họa)

Không chỉ vậy, còn nhiều nguyên nhân khác làm tăng khả năng rò điện, khiến người dùng bị điện giật như: thanh cấp điện sau thời gian dài sử dụng bị bám cặn, hao mòn sẽ gây rò điện vào nước; dây điện lắp chung với ống dẫn nước dùng lâu có thể han gỉ, giòn cũng gây rò điện; gioăng cao su cách điện nối với dây mayso, vỏ bình, dây dẫn bị nứt sẽ dẫn điện... Như vậy, sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Ngoài ra, việc bật bình 24/24 sẽ khiến thiết bị hoạt động quá tải, giảm tuổi thọ, nhanh hỏng hóc và còn góp phần làm tăng chi phí hóa đơn tiền điện hàng tháng.

"Dù có trang bị rơ-le chống giật hay không, cách duy nhất có thể đảm bảo an toàn cho người dùng bình nóng lạnh vẫn là bật nước nóng trước, chờ đủ thời gian làm nóng thì ngắt hẳn nguồn điện vào bình rồi mới bắt đầu dùng nước. 

Trên thực tế, nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh là đốt nóng, khi khởi động không hề gây tốn điện nhiều như điều hòa, tủ lạnh… Bởi vậy, việc đóng/ngắt điện khi sử dụng là biện pháp an toàn mà vẫn đảm bảo tiết kiệm, kinh tế" - Anh Dự cho hay.

Chú ý việc chọn mua bình nóng lạnh và bảo dưỡng thường xuyên

Một vấn đề nữa góp phần đảm bảo an toàn cho người sử dụng bình nóng lạnh là việc chọn mua bình của các hãng uy tín, có bảo hành, tem mác,... rõ ràng. Không nên mua bình khi không rõ nguồn gốc xuất xứ, không bảo hành,... dù giá có rẻ đến đâu. 

Ngoài ra, khi bình quá “già nua” sau nhiều năm sử dụng, cần thường xuyên bảo trì và kiểm tra bằng bút thử điện xem bình có rò rỉ hay không, và thay mới nếu cần.

Mùa đông, nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh tăng cao, các gia đình cần hết sức chú ý việc dùng bình nóng lạnh an toàn, tiết kiệm. Các bạn có thể tham khảo thêm cách sử dụng bình nóng lạnh vừa an toàn mà lại tiết kiệm tối đa điện năng tại đây.

Kì lạ chiếc
Bảo quản đồ ăn tươi ngon tới 27 ngày, hiện đại mà không "hại điện", đó chính là những lợi ích tuyệt vời mà chiếc "tủ lạnh" đặc biệt được sáng chế bởi...
Du Jin - Ảnh, Video: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Đồ dùng gia đình