Đối với em bé mới sinh, những bộ phận này "càng bẩn thì càng tốt", có thể bảo vệ trẻ.
Việc hình thành thói quen vệ sinh tốt giúp trẻ tránh bị ốm, nhưng việc chăm sóc quá kỹ cũng có thể gặp bất lợi. Một số bà mẹ lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thực tế, đôi khi một số bộ phận "bẩn" có thể bảo vệ trẻ. Đối với trẻ mới sinh, những bộ phận này "càng bẩn thì càng tốt". Cơ thể trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương, vì vậy một số vi khuẩn tự nhiên lại có thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
Tai
Nhiều bà mẹ thích sạch sẽ và không nỡ nhìn thấy một chút bụi bẩn trên người con, đặc biệt là ống tai của trẻ sơ sinh rất dễ bị ráy tai. Thực tế, đây là một biểu hiện sinh lý bình thường.
Ráy tai trong ống tai trẻ sơ sinh là một cơ chế tự nhiên để bảo vệ thính giác. Những chất tiết này có chứa các chất kháng khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn, côn trùng và các tác nhân gây hại xâm nhập vào tai trong, có tác dụng bảo vệ nhất định đối với thính giác của trẻ.
Ráy tai trong ống tai trẻ sơ sinh được xem là cơ chế tự nhiên để bảo vệ thính giác.
Mẹ không cần phải vội vàng vệ sinh sạch sẽ ống tai của bé. Trường hợp quá nhiều ráy tai, gây tắc nghẽn ống tai hoặc trẻ có biểu hiện khó chịu thì mới nên làm sạch. Việc này cần được thực hiện cẩn thận, tránh làm tổn thương tai trẻ.
Quan trọng là mẹ cần hiểu rằng một ít ráy tai là điều bình thường và không cần lo lắng. Thay vì quá vệ sinh, mẹ nên chú trọng đến các biện pháp chăm sóc tổng thể như vệ sinh cơ thể, giữ ấm, đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Đầu
Sau khi sinh, da của trẻ sơ sinh thường có một số thay đổi, bao gồm cả những mảng bám màu vàng nhạt hoặc xám mà người ta thường gọi là "cứt trâu".
Nguyên nhân là do tuyến bã nhờn của nang lông hoạt động quá mạnh. Khi các bã nhờn này tiết ra kết dính với các tế bào chết sẽ làm cản trở quá trình bong tróc của các tế bào này. Đồng thời tạo thành các mảng bám bẩn trên da đầu của trẻ.
Mẹ có thể dùng nước ấm để làm mềm và lau sạch một cách nhẹ nhàng trên da đầu trẻ.
Tuy nhiên, không cần quá lo lắng vì những mảng màu này sẽ tự biến mất khi da trẻ phát triển và hoàn thiện hơn. Nếu mẹ thấy những mảng màu này khó chịu, có thể dùng nước ấm để làm mềm và lau sạch một cách nhẹ nhàng.
Điều quan trọng là theo dõi tình trạng sức khỏe, đảm bảo chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ và vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Như vậy, những thay đổi về màu da sẽ dần biến mất khi lớn lên.
Vùng kín
Sau khi trẻ sơ sinh chào đời, vùng kín cũng có những thay đổi. Đối với bé gái, có thể thấy một số chất tiết chảy ra từ vùng kín. Đây là do các hoocmon của mẹ vẫn tồn lưu trong cơ thể của trẻ sau sinh. Loại chất tiết này hoàn toàn bình thường và sẽ tự biến mất khi các hoocmon ổn định.
Khi vệ sinh cho trẻ, mẹ nên thực hiện cẩn thận và nhẹ nhàng, lau sạch từ trước ra sau bằng nước sạch và khăn mềm. Tuyệt đối không nên tùy tiện lau chùi liên tục hoặc dùng các sản phẩm có chứa hóa chất, vì có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến vùng kín.
Không nên tùy tiện chạm vào vùng kín trẻ sơ sinh.
Đối với bé trai, mẹ không nên lật bao quy đầu của bé quá sớm, trước khoảng 3 tuổi. Việc lật bao quy đầu quá sớm có thể gây tổn thương và ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục. Sau khi trẻ đi vệ sinh, nên rửa nhẹ nhàng bên ngoài bằng nước sạch.
Bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc vùng kín của trẻ một cách cẩn thận, tránh tác động không cần thiết. Những thay đổi về chất tiết và màu sắc là hoàn toàn bình thường và sẽ dần ổn định khi lớn lên.