Trẻ đã bắt đầu thể hiện tình cảm của mình thông qua những phản ứng, hành vi trong cuộc sống hàng ngày.
Thực tế, bố mẹ không cần phải chờ đến khi trẻ lớn lên, mới có thể nhận ra được mức độ hiếu thảo của con.
Từ rất sớm, trẻ đã bắt đầu thể hiện tình cảm của mình thông qua những phản ứng, hành vi đơn giản. Bố mẹ cần quan sát và đáp lại những phản ứng này một cách chu đáo. Điều này không chỉ giúp bố mẹ hiểu rõ hơn về con, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ gắn bó, tin cậy.
Trong những tình huống nhạy cảm, khi bố mẹ không đáp lại tình cảm, trẻ sẽ dễ bị tổn thương. Đặc biệt, trong những trường hợp sau đây.
Khi trẻ tặng quà, bố mẹ phàn nàn “tiêu tiền bừa bãi”
Nhiều bố mẹ không nhận thức được rằng, những món quà đơn giản mà trẻ mua thể hiện sự lãng mạn, sự chân thành.
Khi phụ huynh vô tình chê bai rằng món quà không thiết thực, trẻ sẽ cảm thấy tổn thương. Sự lãng mạn của trẻ xuất phát từ ước muốn được bố mẹ coi trọng, yêu thương. Nếu bố mẹ không đáp lại những tình cảm chân thành này, trẻ sẽ dần khép mình lại, không dám thể hiện cảm xúc một cách tự do.
Những món quà đơn giản mà trẻ tặng thể hiện sự lãng mạn, chân thành.
Ngược lại, khi trẻ chuẩn bị một món quà với tất cả sự lãng mạn và chân thành, nếu cha mẹ hào hứng đón nhận, thể hiện sự cảm động và biết ơn, điều đó sẽ khiến trẻ vô cùng hạnh phúc. Trẻ sẽ cảm nhận được rằng, tình cảm được đáp lại, yêu thương được truyền đi và nhận lại một cách hai chiều.
Đây là một việc rất nhỏ, nhưng lại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển tâm lý của trẻ. Vì vậy, việc đón nhận và trân trọng những món quà này chính là cách tốt nhất để trẻ cảm nhận được tình yêu thương, dạy con về lòng hiếu thảo, biết ơn.
Bố mẹ so sánh trẻ với người khác
Nhiều phụ huynh vô thức so sánh mẹ so sánh món quà trẻ tặng. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng rất tiêu cực đến sự tự tin và cảm xúc của trẻ.
Khi trẻ tặng bố mẹ một món quà, đó chính là sự thể hiện tình cảm và sự quan tâm. Thay vì so sánh với những món quà khác, bố mẹ nên nhìn nhận và đánh giá món quà dựa trên nỗ lực, tình cảm và ý nghĩa mà con muốn truyền tải.
Khi được yêu thương và ủng hộ, trẻ sẽ trở nên tự tin hơn, biết cách thể hiện cảm xúc và ý tưởng của mình một cách chân thành. Đây chính là điều quan trọng để nuôi dạy đứa trẻ hiếu thảo.
Bố mẹ nên nhìn nhận và đánh giá món quà dựa trên nỗ lực.
Kiểm tra giá khi nhận quà
Một cô gái kể rằng, nhớ lúc nhỏ khi tặng quà sinh nhật cho mẹ, nếu giá rẻ hơn, người mẹ sẽ thay đổi thái độ ngay lập tức. Điều này khiến chị cảm thấy rất chán nản.
Trẻ tặng quà đa phần muốn làm hài lòng và gắn kết với bố mẹ. Trẻ mong muốn được yêu thương, đón nhận và đánh giá cao những món quà dù giá trị vật chất có khiêm tốn.
Cách bố mẹ nhận quà từ con cũng truyền đạt bài học về lòng hiếu thảo.
Khi trẻ cảm thấy những món quà và tình cảm của mình bị từ chối hay đánh giá thấp, sẽ không còn suy nghĩ hay nhu cầu "mua quà" trong tương lai nữa. Thay vào đó, trẻ không mong muốn tỏ tình cảm với bố mẹ như trước.
Vì vậy, bố mẹ nên nhìn nhận những món quà của con không phải để so sánh hay khoe khoang, mà là cách bày tỏ tình yêu, sự trân trọng và mong muốn kết nối.
Món quà quý giá nhất mà bố mẹ và con cái dành cho nhau chính là sự tin tưởng. Nếu bố mẹ coi trọng suy nghĩ và tình cảm, thì đứa trẻ sẽ học theo, noi gương tốt trở thành người hiếu thảo, giàu lòng biết ơn.