Muốn cải thiện trí thông minh cho trẻ, bố mẹ cần bắt đầu thực hiện những hoạt động này sau đây.
Chỉ số IQ của trẻ được xác định dựa trên các yếu tố môi trường và di truyền. Vì vậy, nhiều bậc phụ huynh quan tâm liệu có cách nào để cải thiện chỉ số IQ của con mình và giúp trẻ phát triển trí thông minh tốt hơn không?
Các chuyên gia cho biết rằng, nếu bố mẹ quan tâm và yêu thương con, thường xuyên tạo cho trẻ những hoạt động, trò chơi kích thích não bộ, điều này có thể đem lại lợi ích lớn cho sự phát triển trí tuệ của trẻ và có thể tăng chỉ số IQ.
Do đó, từ khi con được sinh ra thì bố mẹ cần bắt đầu thực hiện những hoạt động này, đặc biệt là 4 điểm sau đây.
Thực hiện các hoạt động nghệ thuật
Đây là một cách tuyệt vời để trẻ phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo. Nó cũng giúp trẻ tìm hiểu về sự đa dạng trong nghệ thuật và phát triển khả năng thẩm mỹ.
Trong quá trình thực hiện các hoạt động nghệ thuật, trẻ sẽ phải suy nghĩ cách thức để thể hiện ý tưởng của mình và giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Đồng thời, trẻ cũng phải quan sát và chú ý đến chi tiết, màu sắc và hình dạng để có thể tạo ra một tác phẩm nghệ thuật đẹp và ý nghĩa.
Việc vẽ, tô màu hay sáng tác là một cách tuyệt vời để trẻ thể hiện những suy nghĩ, cảm xúc và tình cảm của mình một cách tự do và trung thực.
Ngoài việc vẽ, tô màu và gấp giấy, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động khác như chơi nhạc cụ, hát, vũ đạo, diễn xuất và sáng tác. Những hoạt động này giúp trẻ có cơ hội thể hiện bản thân và khả năng giao tiếp.
Trẻ cũng sẽ học được cách tập trung, kiên trì và tự tin, phát triển khả năng khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh một cách sáng tạo và độc đáo.
Ngoài việc vẽ, tô màu và gấp giấy, bố mẹ có thể khuyến khích trẻ thực hiện các hoạt động khác như chơi nhạc cụ, hát, vũ đạo, diễn xuất và sáng tác.
Trò chuyện đơn giản với trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng từ trẻ nghe được khi còn nhỏ có mối quan hệ rất lớn với việc phát triển ngôn ngữ và chỉ số IQ. Việc trò chuyện thường xuyên với nội dung đơn giản, cụ thể, trực quan, sinh động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và tư duy logic một cách tốt nhất.
Khi bố mẹ trò chuyện với trẻ, nên sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và cụ thể về những điều xung quanh cuộc sống. Những câu chuyện về chiếc gối nhỏ của bé hoặc chiếc bình bú trên tay bé sẽ giúp trẻ tập trung và suy nghĩ về các chi tiết cụ thể một cách dễ dàng hơn, thay vì những câu chuyện trừu tượng hoặc khó hiểu.
Việc trò chuyện với trẻ một cách cụ thể, trực quan, sinh động cũng giúp trẻ phát triển khả năng quan sát và tư duy logic. Trẻ sẽ học được cách tập trung vào chi tiết và xây dựng mối liên hệ giữa các chi tiết đó để hiểu rõ hơn về một vấn đề nào đó. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng giải quyết vấn đề và tư duy logic một cách hiệu quả hơn.
Cách này còn giúp tăng cường quan hệ tình cảm giữa bốa mẹ và con, tạo sự tin tưởng và tình cảm yêu thương lẫn nhau, giúp con phát triển trí tuệ và tư duy logic tốt hơn.
Cùng trẻ chơi nhiều trò chơi cảm giác
Những trò chơi này giúp trẻ tăng cường khả năng quan sát, nhận biết và phản ứng với các cảm giác khác nhau, cũng như tạo ra những trải nghiệm mới giữa bố mẹ và con cái.
Một số trò chơi cảm giác mà bố mẹ có thể chơi cùng trẻ như:
Nhận biết vật thể: Trong trò chơi này, bố mẹ có thể đưa cho trẻ một số vật thể và yêu cầu trẻ nhận biết chúng bằng cách sờ, xem hoặc ngửi.
Trò chơi đoán mùi: Bố mẹ có thể đưa cho trẻ một số mùi khác nhau và yêu cầu trẻ đoán xem đó là mùi gì.
Trò chơi chạm: Mẹ có thể đưa cho trẻ một số vật thể có các bề mặt khác nhau để trẻ chạm và cảm nhận.
Trò chơi vị: Mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ một số thức ăn có các vị khác nhau để trẻ thử và tìm hiểu.
Trò chơi nghe: Mẹ cho trẻ một số âm thanh khác nhau để trẻ nhận biết và phân biệt.
Điều quan trọng là bố mẹ cần đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chơi và giúp trẻ hiểu rõ hơn về các vật thể, mùi vị, âm thanh và cảm giác khác nhau.
Những trò chơi giúp trẻ tăng cường khả năng quan sát, nhận biết và phản ứng với các cảm giác khác nhau, cũng như tạo ra những trải nghiệm mới giữa bố mẹ và con cái.
Cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai
Bố mẹ có thể cho con tiêp xúc với ngôn ngữ thứ hai, cách này sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, cải thiện khả năng nghe, nói, đọc, viết và giúp trẻ tăng cường sự tự tin khi giao tiếp.
Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ từ não đồ để nghiên cứu việc bộ não tiếp nhận âm thanh ở trẻ em 11 tháng tuổi, từ những gia đình nói một ngôn ngữ (tiếng Anh) và hai ngôn ngữ (tiếng Anh và Tây Ban Nha).
Kết quả cho thấy, trước khi bắt đầu nói những từ đầu tiên, não bộ của trẻ trong gia đình chỉ nói tiếng Anh có thể xử lý tốt các âm tiếng Anh nhưng không xử lý được các âm thuộc về một ngôn ngữ xa lạ như tiếng Tây Ban Nha.
Trong khi đó, não bộ của trẻ từ gia đình nói hai ngôn ngữ có khả năng xử lý tốt các âm của cả tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha.
Điều này cho thấy, não bộ của trẻ sơ sinh có khả năng điều chỉnh để xử lý bất kỳ ngôn ngữ nào mà chúng được nghe từ những người chăm sóc. Những khác biệt này giữa trẻ em học một và hai ngôn ngữ là rất quan trọng trong quá trình trưởng thành sau này.
Bố mẹ có thể cho con tiêp xúc với ngôn ngữ thứ hai, cách này sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng, cải thiện khả năng nghe, nói, đọc, viết và giúp trẻ tăng cường sự tự tin khi giao tiếp.