Trẻ sơ sinh thường có hành động sờ tai, 3 tình huống bố mẹ không cảnh giác con dễ ốm

Kiều Trang - Ngày 09/06/2023 10:44 AM (GMT+7)

Trên thực tế, có nhiều trẻ sơ sinh gặp vấn đề về tai. Vì vậy bố mẹ cần tìm hiểu và lưu ý về việc chăm sóc tai cho em bé hàng ngày.

Trẻ sơ sinh thường có hành động sờ tai, 3 tình huống bố mẹ không cảnh giác con dễ ốm - 1

Trên thực tế, hầu như bà mẹ bỉm sữa nào cũng sẽ nhìn thấy cảnh em bé sơ sinh của mình thường có hành động sờ lỗ tai, thậm chí là ngoáy và kéo lỗ tai, dù đang bú hay đang ngủ cũng không chịu buông ra. Mặc dù đây là một hành động tự nhiên, nhưng nếu bố mẹ quan sát thấy đứa trẻ của mình thực hiện nó với tần suất dày thì cần phải hết sức lưu ý.

Bởi vì đây có thể là biểu hiện khó chịu của trẻ khi lỗ tai đang gặp vấn đề, đằng sau hành vi tưởng chừng rất nhỏ này lại tiềm ẩn những mối nguy hại, báo hiệu rằng sức khoẻ ở bộ phận tai bé đang gặp vấn đề bất ổn, cần được bố mẹ giúp đỡ.

Theo các chuyên gia, bác sĩ Nhi thì đối với hành vi ngoáy tai, bứt tai, kéo tai... của trẻ, bố mẹ nên biết cách nhận biết và phân biệt đâu là hành động tự nhiên của trẻ sơ sinh và bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều về nó, và đâu là tín hiệu sức khoẻ trẻ đang có vấn đề.

Trẻ sơ sinh thường có hành động sờ tai, 3 tình huống bố mẹ không cảnh giác con dễ ốm - 2

4 tình huống bố mẹ không cần quá lo lắng khi trẻ có hành vi tác động vào tai

Tò mò về cơ thể

Trong quá trình phát triển bình thường, khi trẻ sơ sinh đến giai đoạn tò mò thì bé sẽ có những hành động sờ, chạm, gãi, kéo,... mọi nơi trên cơ thể, dĩ nhiên nghịch lỗ tai cũng không ngoại lệ để khám phá những điều bản thân chưa biết. Bởi vì trẻ sơ sinh thời kỳ đầu thì các giác quan, như thị giác và thính giác chưa hoàn thiện, vì vậy bé sẽ thường sử dụng cảm giác xúc giác (chạm) để khám phá cơ thể của mình và thế giới xung quanh.

Hành vi này chủ yếu xảy ra khi trẻ ngủ, đang bú hoặc đang trong trạng thái yên tĩnh, nó cũng có khả năng giúp bé thư giãn rất tốt. Nói chung bố mẹ không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề này, chỉ cần chú ý cắt móng tay cho bé để tránh đứa trẻ tự gây trầy xước cho làn da mỏng manh của mình là được.

Trẻ sơ sinh sẽ có nhiều hành vi sờ mó cơ thể khi đến thời kỳ tò mò về cơ thể và mọi thứ xung quanh.

Trẻ sơ sinh sẽ có nhiều hành vi sờ mó cơ thể khi đến thời kỳ tò mò về cơ thể và mọi thứ xung quanh.

Thời kỳ mọc răng

Nếu bé sơ sinh khoảng 4-6 tháng tuổi cứ ngoáy tai liên tục, chảy nước dãi, mút tay... và dễ nổi nóng, bố mẹ có thể kiểm tra xem bé đã mọc răng chưa. Quá trình mọc răng sữa sẽ kích thích các dây thần kinh nướu và các mô xung quanh, nước bọt tiết ra nhiều, khi bé nằm, cảm giác khó chịu này có thể truyền từ nướu lên tai nên bé sẽ liên tục dụi tai. 

Tình trạng này không cần đặc biệt lưu ý, bình thường bố mẹ có thể chuẩn bị cho bé một số dụng cụ mọc răng sạch sẽ để giảm bớt cảm giác khó chịu ở nướu khi bé mọc răng, đồng hành cùng bé trong suốt giai đoạn này. Sau khi răng dần mọc ra thì tình trạng khó chịu, bứt rứt của trẻ sẽ dần cải thiện.

Quá nhiều ráy tai

Biểu hiện ráy tai nhiều ở trẻ sơ sinh là ống tai ngoài có màu vàng nâu, nhờn dính rõ ràng hoặc cục khô. Khi ráy tai quá nhiều mà không được thải ra ngoài kịp thời, ống tai ngoài sẽ bị kích thích, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu, đó cũng là nguyên nhân mà bé hay ngoáy tai.

Tuy nhiên, vì ống tai của trẻ có chức năng tự làm sạch, ráy tai sẽ được thải ra ngoài khi nhai, há miệng… nên trong những trường hợp bình thường, bố mẹ hạn chế tác động nhiều vào vùng tai của trẻ.

Nếu tai bé ngứa ngáy, khó chịu, bố mẹ có thể dùng tăm bông ngoáy tai trẻ em để vệ sinh bên ngoài ống tai, hoặc xoa nhẹ vành tai để ráy tai ra ngoài. Đặc biệt, bố mẹ cần cẩn thận đừng ngoáy vào quá sâu và đừng dùng quá nhiều lực, tránh việc làm tai trẻ bị thương, dẫn đến trầy xước, đau rát, viêm nhiễm...

Quá nhiều ráy tai sẽ khiến tai trẻ phát ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Quá nhiều ráy tai sẽ khiến tai trẻ phát ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Tai trong chưa hoàn thiện

Bé dưới 6 tháng luôn thích ngoáy tai khi nằm trong cũi lắc hoặc đi ô tô ra ngoài, đồng thời kèm theo các hành vi như lắc, vỗ đầu, đôi khi quấy khóc hoặc nôn trớ... Điều này chủ yếu là do sự phát triển không đồng đều của tai trong ở cả hai bên của bé.

Tai trong chịu trách nhiệm kiểm soát sự cân bằng của cơ thể con người, nếu sự tích hợp cảm giác của bé không cân bằng, sự phát triển của tai trong hai bên không đủ đồng bộ sẽ khiến bé có cảm giác khó chịu trong tai.

Khi bé lớn lên và phát triển, tai trong của bé sẽ trưởng thành. Thông thường, các hoạt động giữa bố mẹ và con cái như trò chơi nâng lên hạ xuống, đu đưa, ghế xoay hoặc xích đu,... có thể được thêm vào để kích thích sự phát triển của tiền đình và tai trong của bé.

Trẻ sơ sinh thường có hành động sờ tai, 3 tình huống bố mẹ không cảnh giác con dễ ốm - 5

3 tình huống bố mẹ phải cảnh giác 

Trẻ sơ sinh thường có hành động sờ tai, 3 tình huống bố mẹ không cảnh giác con dễ ốm - 6

Bé bị chàm ống tai ngoài

- Biểu hiện: Có hiện tượng phát ban, ăn mòn và tiết dịch trên ống tai của bé, bong vảy và có vết nứt nẻ trên da tai. Vì ngứa không chịu nổi, bé sẽ có hành vi liên tục lắc đầu, ngoáy tai, trường hợp nặng có thể khiến da bị trầy xước, thậm chí chảy máu.

- Phương pháp điều trị: tìm chất gây dị ứng từ cuộc sống và loại bỏ kịp thời, bằng cách đưa bé đến bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khám xác định có chàm hay không và điều trị, chăm sóc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bé bị viêm tai giữa

- Biểu hiện: Bé thường kèm theo biểu hiện sốt, sổ mũi, viêm họng, kén ăn, quấy khóc... Viêm tai giữa không chỉ khiến tai bé khó chịu mà còn có thể chảy dịch từ ống tai ra ngoài, thậm chí kèm theo một số mùi lạ.

- Phương pháp xử lý: Đầu tiên mẹ có thể ấn nhẹ vào tai bé để kiểm tra, nếu bé khóc và gạt tay mẹ ra thì có thể là phản ứng đau do viêm tai giữa gây ra. Lúc này, bố mẹ phải đưa bé đến bệnh viện kịp thời, không tự ý dùng thuốc. Bệnh này sẽ để lại những nguy hiểm tiềm ẩn nếu bé không được điều trị dứt điểm.

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp của trẻ em.

Viêm tai giữa là bệnh thường gặp của trẻ em.

Bé bị dị tật tai ngoài bẩm sinh

Dị tật tai ngoài bẩm sinh là một bệnh lý tai ngoài được mô tả bởi sự thiếu hoặc không phát triển đầy đủ của một hoặc nhiều bộ phận tai ngoài. Trẻ sơ sinh bị dị tật trai ngoài bẩm sinh không có liên quan trực tiếp đến hành vi thường hay ngoáy tai của trẻ.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh bị dị tật trai ngoài bẩm sinh có thể có các vấn đề về thính giác hoặc viêm tai thường xuyên, và điều này có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và muốn ngoáy tai. Ngoài ra, hành vi ngoáy tai thường xuyên cũng có thể gây ra các vấn đề tai nhiễm trùng hoặc viêm tai, mà trẻ bị dị tật trai ngoài bẩm sinh cũng có thể dễ bị ảnh hưởng hơn so với trẻ bình thường. 

Việc bé ngoáy tai, bứt tai hay kéo tai tuy chỉ là một hành động nhỏ, nhưng lại tiềm ẩn những căn bệnh về thể chất của bé, vì vậy bố mẹ đừng nên lơ là bỏ qua. Trong cuộc sống hàng ngày, bố mẹ hãy chú ý quan sát, xác định thật kỹ nguyên nhân khiến bé có những hành vi tác động vào tai, lựa chọn phương pháp chăm sóc đúng đắn, để giúp con chữa bệnh một cách khoa học và hiệu quả.

Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới
Trẻ nhỏ nghịch ngợm là điều khó kiểm soát, nhưng bố mẹ cũng cần chú ý để có thể bảo vệ con trong những tình huống nguy hiểm.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic