Mẹ chú ý giữ ấm cho bé mùa đông, để tránh con cảm lạnh hay mắc các bệnh về đường hô hấp.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sức đề kháng còn non nớt nên dễ mắc các bệnh theo mùa, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh. Vì vậy, bố mẹ chú ý giữ ấm cho con mùa đông, đặc biệt những bộ phận sau đây.
Giữ ấm đầu
Đầu của trẻ cần được đặc biệt chú ý, bởi phần đầu có rất nhiều mạch máu nhỏ, nếu luôn trong tình trạng lạnh và không chú ý giữ ấm sẽ khiến các mạch máu nhỏ bị tổn thương, đầu sẽ ở trạng thái co lại khiến bé bị đau đầu và các triệu chứng khác.
Đồng thời, việc đội mũ và che thóp khi bé mới sinh là cực kỳ cần thiết. Thóp còn được gọi là “cửa đình đầu”, là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa khép hết.
Mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng thóp của trẻ lại có thể phản ánh tình trạng sức khỏe bên trong cơ thể trẻ. Nếu bị nhiễm lạnh sẽ có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm cho con.
Vì vậy, với trẻ sơ sinh, bố mẹ cần luôn luôn nhớ bảo vệ và giữ ấm thóp của bé bằng che thóp hoặc dùng mũ đội đầu.
Mẹ chú ý chỉ nên đội mũ cho trẻ vào những lúc sau khi tắm, trời lạnh hoặc nơi có gió. Còn những lúc trời nóng, có phần oi, hoặc trẻ đùa ra mồ hôi thì không nên đội mũ mà bỏ mũ ra để phần đầu của trẻ được thoáng.
Vì đầu là nơi tạo ra 40% thân nhiệt, đồng thời là nơi giải phóng đến 85% nhiệt độ cơ thể. Nếu mẹ sợ con bị lạnh đội mũ quá ấm sẽ khiến nhiệt độ của não bé tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng thần kinh kiểm soát hô hấp của bé.
Bố mẹ cần luôn nhớ bảo vệ và giữ ấm thóp của bé bằng che thóp hoặc dùng mũ đội đầu cho con.
Giữ ấm mũi
Mũi là bộ phận duy thường xuyên tiếp xúc với không khí, làm nhiệm vụ hít thở, đưa không khí bên ngoài vào trong cơ thể đồng thời thở ra.
Vào mùa đông nếu không giữ ấm mũi, trẻ rất dễ mắc các căn bệnh thông thường như sổ mũi, cảm cúm, cảm lạnh. Mũi ửng đỏ là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi tiếp xúc với thời tiết lạnh và không được bảo vệ.
Về lâu dài cho thể tình trạng bệnh có thể nặng hơn: Khô mũi, dịch nhầy trong mũi ít đi, tình trạng vỡ mao mạch, chảy máu mũi có thể xảy ra, thậm chí ảnh hưởng đến hệ hô hấp.
Mỗi khi đưa con ra ngoài, mẹ chú ý dùng khẩu trang hoặc bịt kín bằng khăn mỏng, nhằm hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn.
Mỗi khi đưa con ra ngoài, mẹ chú ý dùng khẩu trang hoặc bịt kín bằng khăn mỏng, nhằm hạn chế tiếp xúc với vi khuẩn.
Bụng
Phần bụng của trẻ tương đối yếu, lớp cơ thành bụng của bé chưa phát triển hoàn thiện, liên quan đến hệ tiêu hóa và thường nhạy cảm hơn khi thời tiết trở lạnh.
Rất nhiều bé gặp phải tình trạng đi ngoài, tiêu chảy vào mùa đông, đó là vì phần bụng của bé bị nhiễm lạnh, nhu động ruột tăng lên. Nếu để tình trạng này kéo dài bé có thể bị mất nước, sốt cao và sức đề kháng mất dần.
Vì vậy, mẹ phải chú ý giữ ấm cho bộ phận này, nếu không bé rất dễ mắc các triệu chứng như đau quặn bụng, tiêu chảy nhiều lần.
Khi mặc quần áo cho trẻ cần chú ý mặc trùm qua mông là tốt nhất vì trẻ thường nô đùa, chạy nhảy và để hở phần bụng. Hoặc mẹ cũng có thể mua các sản phẩm quấn bụng cho trẻ khi ngủ.
Khi mặc quần áo cho trẻ cần chú ý mặc trùm qua mông là tốt nhất vì trẻ thường nô đùa, chạy nhảy và để hở phần bụng.
Đôi tay
Nhiều bé thường thích nô đùa, hoạt động tay nên thường tháo găng tay ra để dễ chơi nên bị nhiễm lạnh. Tay bị nhiễm lạnh thường ảnh hưởng đến các khớp tay, da dẻ bong tróc.
Hãy luôn nhắc nhở bé đeo găng tay ấm phù hợp với kích thước bàn tay, không rộng quá hoặc chật quá khi đi ra ngoài. Bên cạnh đó động tác xoa hai bàn tay lại với nhau cũng giúp trẻ giữ ấm đôi tay.
Với trẻ sơ sinh, mẹ có thể đặt ngửa bàn tay của bé, dùng ngón cái day nhẹ vào lòng bàn tay. Nắm bóp và kéo nhẹ các ngón tay để kích thích sự lưu thông của mạch máu.
Bàn chân
Trên bàn chân nhỏ của bé thực ra có rất nhiều huyệt đạo và kinh lạc, nếu bộ phận này của bé luôn trong trạng thái lạnh thì bé sẽ không cảm thấy ấm, khí lạnh có thể thông qua bàn chân nhỏ xâm nhập vào cơ thể, gây ra cảm giác khó chịu.
Trong khi đó, nếu bàn chân được giữ ấm, nồng độ kháng thể sẽ tăng lên và sức miễn dịch sẽ cao, bé sẽ ăn ngon, hấp thu tốt hơn.
Nếu bàn chân được giữ ấm, nồng độ kháng thể sẽ tăng lên và sức miễn dịch sẽ cao, bé sẽ ăn ngon, hấp thu tốt hơn.