Một số biểu hiện thường ngày cho thấy trẻ có chỉ số IQ cao, bố mẹ chú ý bồi dưỡng đúng cách cho con.
Khi những đứa trẻ mới chào đời, bố mẹ nào cũng đều tò mò và mong đợi xem thiên thần nhỏ đó sẽ trở thành một người như thế nào trong tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi dưỡng, không ít phụ huynh phàn nàn rằng còn mình hay nghịch ngợm, hoặc có tính khí kỳ lạ.
Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo ngại, bởi vì các nhà nghiên cứu cho biết những đứa trẻ này thường có chỉ số IQ cao hơn khi lớn lên. Hãy cùng xem những kiểu trẻ tuy khó chăm nhưng có chỉ số IQ rất cao dưới đây, và kiểm tra xem con mình có thuộc kiểu này không.
Trẻ thích chơi khăm
Một số trẻ có tư duy sáng tạo đặc biệt và thường thích thử thách bằng cách chơi khăm những người xung quanh. Chẳng hạn, trẻ có thể đặt một con sâu róm vào ngăn kéo của bạn cùng lớp hoặc dùng đồ chơi giả để hù dọa bố mẹ. Mặc dù những hành động này thường bị phê bình và quát mắng, thế nhưng cũng cho thấy sự sáng tạo và khéo léo của trẻ.
Tuy nhiên, bố mẹ không nên dung túng nếu trẻ có những hành vi vượt tầm kiểm soát. Vì vậy, bố mẹ chủ động định hướng đúng đắn cho con và khuyến khích chúng sử dụng trí thông minh và tư duy sáng tạo của mình vào những hoạt động tích cực.
Nếu có điều kiện, hãy tạo ra môi trường an toàn và khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục để phát triển tư duy và kỹ năng xã hội. Nếu được hướng dẫn đúng cách, những đứa trẻ này có thể trở thành những người có tư duy sáng tạo và thành công trong tương lai.
Một số trẻ có tư duy sáng tạo đặc biệt và thường thích thử thách bằng cách chơi khăm những người xung quanh.
Trẻ thích tranh luận
Nhiều trẻ rất thích nói, thậm chí là nói leo vào câu chuyện của người lớn. Không ít trẻ thậm chí tự nói chuyện một mình, khiến bố mẹ hoang mang. Tuy nhiên, không nên chỉ trích trẻ vì điều này cho thấy trẻ có khả năng suy nghĩ độc lập và sẵn sàng hành động.
Thực tế, so với trẻ khác, trẻ thích tranh luận có khả năng ngôn ngữ tốt, có thể thành thạo nhiều từ vựng từ sớm so với bạn đồng trang lứa. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ nói nhiều ở trường, khi ở tuổi trung niên có trí nhớ tốt hơn, nói năng trôi chảy hơn, kiểm soát tình hình tốt hơn.
Các chuyên gia khuyên rằng, trong trường hợp này bố mẹ nên học cách tôn trọng trẻ và hỏi trẻ về lý do tại sao con nghĩ như vậy. Điều này sẽ giúp trẻ trở nên quyết đoán và rèn luyện trí thông minh.
Nếu phụ huynh muốn trẻ tự tin hơn nên trang bị cho con những kỹ năng giao tiếp và giải quyết xung đột. Bằng cách hướng dẫn trẻ cách thuyết phục và đưa ra lập luận hợp lý, bố mẹ có thể giúp trẻ phát triển tư duy độc lập và khả năng giải quyết vấn đề.
Thay vì chỉ trích, bố mẹ nên đưa ra các phương pháp giải quyết tốt hơn và khuyến khích trẻ thể hiện ý kiến của mình một cách lịch sự và có cơ sở.
Hơn nữa, việc cho trẻ tham gia vào quá trình tranh luận tích cực là một cách để rèn luyện trí thông minh và tư duy sáng tạo. Bằng cách đưa ra các tình huống giả định và yêu cầu trẻ đưa ra quyết định, sẽ giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ logic.
Trẻ không chịu ngồi yên
Có một kiểu trẻ luôn nghịch ngợm, không thể ngồi yên một chỗ được. Với những đứa trẻ như vậy, ngồi trong lớp học khoảng 45 phút là một thử thách khó khăn, bởi vì trẻ không ngừng hoạt động, tìm tòi và khám phá những thứ xung quanh.
Dù trong mắt phụ huynh và giáo viên, đó là những đứa trẻ gây đau đầu, nhưng thực tế đó là những đứa trẻ thông minh và năng động. Trẻ em năng động thường có suy nghĩ tích cực và tư duy sáng tạo phong phú.
Khi trẻ chuyển động, não bộ cũng theo dõi các hoạt động và tăng tốc độ làm việc. Trong điều kiện hoạt động tốc độ cao của não, khả năng phản ứng và phối hợp giữa các chi và não bộ cũng được tăng cường.
Điều này cho thấy rằng, thay vì chỉ coi những đứa trẻ năng động là những trở ngại trong quá trình giáo dục, phụ huynh nên nhìn nhận trẻ với một góc nhìn tích cực và tận dụng những ưu điểm để giúp con phát triển tối đa khả năng của mình.
Để giúp trẻ năng động phát triển tốt hơn, bố mẹ và giáo viên có thể cung cấp cho chúng môi trường học tập phù hợp và thú vị. Thay vì giảng dạy bằng cách truyền thống, có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo và cung cấp cho trẻ những hoạt động thực hành và tìm hiểu thực tế. Điều này sẽ giúp trẻ năng động tìm thấy niềm đam mê, khám phá thế giới xung quanh một cách tích cực và hiệu quả.
Khi trẻ chuyển động, não bộ cũng theo dõi các hoạt động và tăng tốc độ làm việc.
Trẻ mê chơi
Một số trẻ sở hữu những thiên hướng và đam mê đặc biệt với một hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau. Ví dụ, một số trẻ có năng khiếu đặc biệt với các con số hoặc hình khối, thích đếm số lượng mọi thứ xung quanh mình, có khả năng nhớ các số điện thoại của bố mẹ một cách xuất sắc. Trẻ khác lại đam mê chơi lego, các hình khối và có thể dành nhiều giờ đồng hồ để xếp hình mà quên mất cả giờ ăn.
Những đứa trẻ này thường có chỉ số IQ cao hơn so với những người bạn cùng trang lứa. Khi phát hiện ra rằng con mình có những thiên hướng đặc biệt như vậy, bố mẹ nên tập trung bồi đắp, hỗ trợ phát triển những khả năng đó, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn nghề nghiệp của trẻ trong tương lai.
Để giúp trẻ phát triển những thiên hướng đặc biệt của mình, phụ huynh và giáo viên có thể cung cấp cho chúng môi trường học tập thích hợp và đa dạng, trong đó có các hoạt động và bài học liên quan đến lĩnh vực mà trẻ đam mê.
Ví dụ, nếu trẻ có thiên hướng với các con số, hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động đếm số, giải các bài toán đơn giản hoặc học cách sử dụng các công cụ đo lường. Nếu trẻ yêu thích chơi lego hoặc các hình khối, có thể cho trẻ tham gia vào các hoạt động xây dựng, tạo hình và các bài tập tư duy không gian.
Nhiều trẻ mê chơi quên mất cả giờ ăn, khiến nhiều bố mẹ "đau đầu".
Trẻ vẽ khắp nơi
Khi trẻ khoảng 3 tuổi, đó là thời điểm mà chúng bắt đầu rất thích thú với việc vẽ tranh. Tuy nhiên, những bức tranh này thường chỉ là những nét vẽ ngẫu nhiên, mang tính biểu tượng mà người lớn thường "không tài nào hiểu nổi".
Điều thú vị là đứa trẻ không quan tâm lắm đến việc vẽ ở đâu, vẽ trên gì và thế là trẻ có thể vẽ lên bất cứ thứ gì mình tìm thấy, từ giấy, sách, tường, cửa, cho đến cả cốc chén và cả người của chính mình. Tuy nhiên, bố mẹ và người lớn không nên căng thẳng hay trách móc đứa trẻ vì hành động này.
Lý do đơn giản là đứa trẻ đang "giải phóng" những suy nghĩ đầy sáng tạo của mình. Đây là cách trẻ tìm kiếm và khám phá thế giới xung quanh, thể hiện, biểu đạt những ý tưởng và cảm xúc của mình thông qua nét vẽ.
Thay vì phê phán hoặc trừng phạt trẻ, hãy hướng dẫn và giải thích cho con về những chỗ nên và không nên vẽ, để đảm bảo an toàn và sáng tạo cho đứa trẻ.
Việc rèn luyện trí thông minh và tư duy sáng tạo cho trẻ là một quá trình dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn và cố gắng. Nếu bố mẹ đưa ra hướng dẫn và hỗ trợ đúng cách, trẻ sẽ phát triển những kỹ năng và tư duy quan trọng để đạt được thành công trong cuộc sống.
Vẽ là cách trẻ tìm kiếm và khám phá thế giới xung quanh, thể hiện, biểu đạt những ý tưởng và cảm xúc của mình.