Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc "bệnh hôn", cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân

Kiều Trang - Ngày 16/04/2023 06:22 AM (GMT+7)

Hành động hôn trẻ trên thực tế lại có thể khiến sức khoẻ của bé gặp vấn đề xấu. Nhưng nhiều người lớn ngày nay vẫn chủ quan thể hiện "cử chỉ yêu thương" này hàng ngày.

Nhìn thấy khuôn mặt nhỏ nhắn, mũm mĩm và nụ cười dễ thương của các bé, những thành viên trong gia đình không khỏi muốn tiến tới hôn đứa trẻ, và nụ hôn cũng là cách để bố mẹ thể hiện tình yêu thương với con cái. Tuy nhiên, hành động tưởng chừng đầy yêu thương này lại có khả năng mang đến nguy hiểm cho sức khoẻ của trẻ nhỏ.

Cách đây không lâu, một bé gái 7 tuổi (ở Trung Quốc) đột nhiên bị sốt cao, bố mẹ cứ tưởng là cảm cúm thông thường nên không để ý. Cho con uống thuốc một tuần mà bệnh không thuyên giảm, cổ họng bé vẫn rất đau và quấy khóc liên tục nên bố mẹ đã vội đưa bé đến bệnh viện kiểm tra.

Sau khi được bác sĩ hỏi kỹ và cho kết quả xét nghiệm, cháu bé được chuẩn đoán mắc “bệnh hôn”. Nhìn thấy bộ dạng khó chịu của con, cả nhà thực sự hối hận.

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 2

"Bệnh hôn" là gì?

Khi nghe đến tên căn bệnh này, chắc hẳn nhiều bậc bố mẹ sẽ rất hoang mang, hôn nhau mà lại trở thành bệnh là như thế nào? Các bác sĩ, chuyên gia giải thích rằng:

Bệnh hôn là một bệnh truyền nhiễm cấp tính tự giới hạn do vi rút Epstein-Barr gây ra, rất nhiều người trưởng thành thực sự mang vi rút này trong người, nhưng sức đề kháng của bản thân rất cao, thông qua hoạt động của hệ thống miễn dịch nên có thể không có triệu chứng gì sau khi nhiễm bệnh. 

Tuy nhiên, đối với trẻ em, do sức đề kháng của bản thân còn thấp, chưa có hệ thống phòng thủ và khả năng phòng vệ vững chắc trước sự xâm nhập của virus, nên rất dễ bị nhiễm loại virus này và các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn qua từng ngày. Bệnh hôn là một bệnh tương đối phổ biến ở trẻ em.

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 3

Nguyên nhân, triệu chứng và hậu quả khi trẻ mắc "bệnh hôn"?

Bệnh hôn chủ yếu lây truyền qua nước bọt, chẳng hạn như bố mẹ bình thường hôn con cái, cho ăn bằng miệng, dùng chung bộ đồ ăn,... đều có thể truyền virut cho con cái. Hơn nữa, loại vi-rút này không có đặc điểm theo mùa và có thể xảy ra quanh năm, thường là vào mùa thu và mùa đông.

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 4

Bố mẹ thường xuyên hôn trẻ, là nguyên nhân chính khiến vi khuẩn tấn công cơ thể, dễ dẫn đến việc bé bị bệnh.

Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh hôn sẽ có các triệu chứng như sốt, đau họng, đau đầu… Nhiều khi bố mẹ thường nhầm lẫn các triệu chứng này là cảm sốt thông thường, vì vậy chủ quan và buông bỏ sự phòng vệ cẩn thận. Nhưng lại không ngờ, đây lại là dấu hiệu con cái đang mắc bệnh hôn.

Một hậu quả bố mẹ cần phải nắm rõ đó là, bệnh hôn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng và di chứng như các bệnh về hệ thần kinh, gây nguy hại lớn đến sức khỏe của trẻ. Nếu trẻ có các biểu hiện như viêm amidan, sốt cao kéo dài thì bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám càng sớm càng tốt, tránh để chậm trễ trong việc điều trị.

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 5

Vì sức khỏe của trẻ, bố mẹ cần lưu ý tránh một số hành vi sau

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 6

Đừng hôn trẻ quá nhiều

Nhìn thấy em bé đáng yêu, hầu như bố mẹ nào cũng không thể kìm lòng được mà muốn hôn em bé. Tuy nhiên, vì sức khỏe của em bé, người lớn hãy cố gắng không hôn em bé, đặc biệt là em bé sơ sinh sức đề kháng yếu hoặc em bé sinh non.

Bởi vì đôi khi, người lớn ở bên ngoài sẽ thường xuyên tiếp xúc với rất nhiều bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường xung quanh. Nếu chẳng may, khi hôn trẻ mà người lớn đã vô tình truyền vi khuẩn sang người trẻ, với sức chống cự mỏng manh của em bé, khả năng rất cao là trẻ sẽ bị bệnh.

Người lớn có thể dùng những cách khác để thể hiện tình yêu thương của mình đối với trẻ, chẳng hạn như những cái ôm, cái bắt tay, nụ cười rạng rỡ và những lời nói dịu dàng, tất cả đều có thể khiến bé cảm nhận được tình yêu thương từ các người thân thiết, mà không cần phải dùng đến nụ hôn.

Không cho ăn bằng miệng

Ở giai đoạn bé bắt đầu tiếp xúc với thức ăn dặm, do răng bé chưa mọc hoàn toàn nên chỉ ăn được một số thức ăn nhão hoặc sệt. Vì để đỡ rắc rối, một số bố mẹ, đặc biệt là người lớn tuổi sẽ nhai thức ăn trong miệng mình trước khi cho trẻ ăn.

Tuy nhiên trong quá trình này, vi khuẩn hoặc vi-rút trong miệng của người lớn có thể dễ dàng truyền sang thức ăn và rồi sau đó tiếp tục xâm nhập vào cơ thể trẻ, giống như một cuộc "trao đổi vi-rút". Cũng giống như khi bố mẹ bị bệnh loét miệng, nếu lúc này bố mẹ cho trẻ ăn bằng đường miệng truyền miệng, thì xác xuất có thể lây sang trẻ vi rút của căn bệnh này là vô cùng cao.

Ngay cả khi người lớn khoẻ mạnh, không mắc bệnh gì thì phương pháp cho ăn này cũng cực kỳ mất vệ sinh và không được ủng hộ. Nếu trẻ chưa mọc răng, bố mẹ có thể chia nhỏ thức ăn qua máy nấu và cho trẻ ăn, rất sạch sẽ, hợp vệ sinh, an toàn cho sức khỏe của bé.

Nếu trong gia đình có người già thích ngậm thức ăn trong miệng rồi móm cho cháu, bố mẹ nên ngăn chặn kịp thời và phổ biến cho họ những kiến ​​thức liên quan, để không vì sự bất cẩn, thiếu hiểu biết này mà gây hại đến sức khỏe của con cái.

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 7

Hành động bố mẹ nhai thức ăn, sau đó đút cho bé là một hành động không đảm bảo vệ sinh.

Đeo khẩu trang khi bị bệnh, nhưng muốn bế trẻ

Không nhất thiết phải đeo khẩu trang mỗi khi bế trẻ nhưng khi người nhà, người thân đang mắc các bệnh về đường hô hấp hoặc có các biểu hiện như sổ mũi, cảm, hắt hơi, ho… mà muốn bế trẻ thì nhất định phải đeo khẩu trang.

Việc đeo khẩu trang là để tránh lây lan vi-rút sang cho trẻ. Tuy nhiên trong trường hợp này, tốt nhất là người lớn không nên tiếp xúc gần với trẻ, mới là lựa chọn tốt nhất cho sức khoẻ của em bé.

Các bác sĩ Nhi khuyến cáo các bậc phụ huynh nên lưu ý, sức khỏe của trẻ nhỏ không phải là vấn đề đơn giản, nếu bố mẹ không chú ý đến một số chi tiết nhỏ trong cuộc sống như đã được nêu ra ở trên, thì có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.

Vì vậy, là bố mẹ thì cần phải luôn chú ý đến tính hiếu động của trẻ và kiềm chế một số hành vi của bản thân, khi trẻ có các biểu hiện như khó chịu, quấy khóc, sốt thì phải hỏi ý kiến ​​của các chuyên gia, hoặc đưa đi khám chữa bệnh kịp thời. Bố mẹ không nên tự mình đánh giá một cách mù quáng, khiến cho quá trình điều trị chậm trễ, làm mất đi cơ hội chữa trị tốt nhất cho sức khoẻ của trẻ.

Bé gái 7 tuổi sốt cao được chẩn đoán mắc amp;#34;bệnh hônamp;#34;, cả nhà hối hận nghe bác sĩ nói nguyên nhân - 8

Bố mẹ nên đeo khẩu trang nếu đang bệnh và muốn bế trẻ, tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì bố mẹ không nên tiếp xúc gần bé lúc này.

4 khác biệt rõ rệt giữa đứa trẻ nói nhiều và đứa trẻ nói ít khi lớn lên
Những đứa trẻ nói nhiều hơn và những đứa trẻ nói ít hơn có thể có sự khác biệt trong nhiều khía cạnh khi lớn lên.

Trẻ tiểu học

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic