Bé gái 8 tuổi đã có kinh nguyệt, người mẹ hối hận vì nguyên nhân do mình

Thi Thi - Ngày 27/08/2023 12:09 PM (GMT+7)

Các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên cố gắng tạo ra môi trường sống lành mạnh, để giảm nguy cơ trẻ dậy thì sớm.

Chi A Liên có cô con gái 8 tuổi, hiện gia đình đang sinh sống tại Quảng Châu, Trung Quốc. Một buổi tối trước khi đi ngủ, cô con gái bất ngờ kéo chị vào phòng riêng. Nhìn hành động của con gái, chị biết con có điều muốn chia sẻ mà con không muốn bố biết.

Cô bé bất ngờ hỏi chị A Liên nhiều câu hỏi kỳ lạ, “Mẹ ơi, quần lót của con có máu, con bị bệnh à?”, “Mẹ ơi, cứ đến trưa là con thấy đau bụng”. “Mẹ ơi, mẹ có nghĩ con sẽ mắc bệnh nan y không?”...

Sau khi nghe những lời này từ con gái, chị phát hiện con gái mới 8 tuổi tuổi đã đến kỳ kinh nguyệt. Sau đó, chị đưa con gái đi khám bác sĩ, sau một vài lần kiểm tra, chị bị bác sĩ chỉ trích nặng nề vì con gái đã bắt đầu phát triển mà bản thân không hề hay biết, tệ hơn điều này đang ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao của cô bé.

Nguyên nhân ban đầu được các bác sĩ cho biết là do nội tiết tố trong cơ thể cô bé quá cao. Sau khi nghĩ lại, chị A Liên cho biết điều này có thể xuất phát từ tính chiều cao của mình, nhiều cô bé có sở thích ăn nhiều đồ ăn vặt như gà rán, kẹo ngọt, có hôm cô bé phải ăn món gì đó mới chịu đi ngủ. Vì nghĩ rằng, thường ngày không có nhiều thời gian chăm con, nên chị nghĩ cách chiều này sẽ bù đắp lại cho con.

Lúc này, chị A Liên và chồng vô cùng tự trách mình vì quá bận rộn với công việc mà chưa thực sự dành nhiều thời gian quan tâm đến cuộc sống hàng ngày của con. 

Thực tế, dậy thì sớm ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trọng cuộc sống của trẻ, từ thể chất đến tâm lý. Do đó, các chuyên gia khuyên rằng, bố mẹ nên cố gắng tạo ra môi trường sống lành mạnh, chế độ ăn, nghỉ ngơi khoa học ngay từ khi còn nhỏ. Điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, cũng như giảm nguy cơ dậy thì sớm.

Bé gái 8 tuổi đã có kinh nguyệt, người mẹ hối hận vì nguyên nhân do mình - 2

Những nguy hiểm của dậy thì sớm sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ

Ảnh hưởng đến nội tiết

Dưới góc độ chuyên môn của các chuyên gia, “dậy thì sớm” có thể được xem một căn bệnh do rối loạn nội tiết gây ra. Khi trẻ dậy thì sớm, hệ thống tuyến yên của trẻ phát triển sớm hơn so với tuổi bình thường, gây ra sự tăng sản xuất các hormone tăng trưởng trong cơ thể.

Sự tăng sản xuất hormone tăng trưởng này có thể gây ra một số tác động nội tiết tiềm năng, làm gia tăng sự sản xuất hormone tăng trưởng, dẫn đến tăng tốc độ tăng trưởng cơ thể và phát triển tăng chiều cao sớm hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi.

Đồng thời, khi trẻ dậy thì sớm, nó có thể tạo ra một loạt các thay đổi về cảm xúc, tư duy và tâm lý trong cuộc sống của trẻ.

Khi trẻ dậy thì sớm, hệ thống tuyến yên của trẻ phát triển sớm hơn so với tuổi bình thường.

Khi trẻ dậy thì sớm, hệ thống tuyến yên của trẻ phát triển sớm hơn so với tuổi bình thường.

Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Dậy thì sớm cũng ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ một cách đáng kể. Khi trẻ dậy thì sớm, có thể tạo ra một loạt các thay đổi về cảm xúc, tư duy và tâm lý trong cuộc sống của trẻ.

Một trong những ảnh hưởng chính là sự chênh lệch về sự phát triển giữa trẻ và bạn bè cùng tuổi. Trẻ dậy thì sớm có thể trải qua sự vượt trội về thể chất, như chiều cao và ngoại hình, so với các bạn. Điều này có thể tạo ra sự tự ti, cảm giác khác biệt và cảm thấy không thuộc về nhóm bạn bè.

Thêm vào đó, dậy thì sớm cũng có thể gây ra sự chênh lệch trong sự chín chắn và sự trưởng thành về tính cách. Trẻ có thể phải đối mặt với những thay đổi về hormon và thay đổi trong cơ thể một cách nhanh chóng, có thể gây ra sự bất ổn tâm lý, khó khăn trong việc thích nghi với những thay đổi này.

Bên cạnh đó, sự khác biệt về tâm lý có thể tạo ra áp lực và căng thẳng cho trẻ. Trẻ có thể cảm thấy bị áp đặt nhiều trách nhiệm và kỳ vọng từ mọi người xung quanh, gây ra sự căng thẳng và lo lắng về việc đáp ứng được hay không đáp ứng đúng một cách phù hợp.

Ảnh hưởng đến chiều cao

Dậy thì sớm có dấu hiệu rõ ràng là tốc độ phát triển xương của trẻ nhanh hơn so với tuổi thật. Điều này dẫn đến sự gia tăng của hormone tăng trưởng trong cơ thể trẻ trước khi cơ thể hoàn toàn phát triển.

Khi quan sát các em học sinh tại trường tiểu học, chúng ta sẽ thấy một số trẻ cao hơn đáng kể so với đồng trang lứa. Tuy nhiên, đây không phải là một tình huống lý tưởng. Điều này có thể khiến cho trẻ có vẻ cao hơn so với những người cùng tuổi trong giai đoạn dậy thì ban đầu.

Do đó, khi trẻ tiếp tục phát triển, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại và các bạn đồng trang lứa khác có thể đuổi kịp hoặc vượt qua chiều cao của trẻ dậy thì sớm. 

Dậy thì sớm có dấu hiệu rõ ràng là tốc độ phát triển xương của trẻ nhanh hơn so với tuổi thật.

Dậy thì sớm có dấu hiệu rõ ràng là tốc độ phát triển xương của trẻ nhanh hơn so với tuổi thật. 

Bé gái 8 tuổi đã có kinh nguyệt, người mẹ hối hận vì nguyên nhân do mình - 5

Làm sao để phòng tránh dậy thì sớm ở trẻ?

Bé gái 8 tuổi đã có kinh nguyệt, người mẹ hối hận vì nguyên nhân do mình - 6

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh từ nhỏ

Không thể phủ nhận rằng các món ăn nhẹ như gà rán, đồ chiên giòn, khoai tây chiên, pizza... đều có sức hấp dẫn riêng. Tuy nhiên, những thực phẩm nàyn thường có chứa nhiều chất béo, đường và muối, và việc tiêu thụ quá nhiều chất này có thể gây ra vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như tăng cân, tăng nội tiết tố, tăng cholesterol và tăng nguy cơ bệnh tim mạch...

Do đó, bố mẹ nên đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Cung cấp cho trẻ một khẩu phần ăn giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các loại thực phẩm tươi và tự nhiên, tránh sử dụng thực phẩm chế biến và đồ ăn nhanh có chứa các chất phụ gia và chất bảo quản.

Đồng thời, bố mẹ nên bổ sung nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và nguồn protein lành mạnh vào chế độ ăn hàng ngày. Hãy hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo, đường và muối.

Bố mẹ nên đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối từ nhỏ.

Bố mẹ nên đảm bảo trẻ có một chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối từ nhỏ.

Giảm căng thẳng

Yếu tố tinh thần cũng tác động không nhỏ đến quá trình phát triển của trẻ. Việc tâm lý phát triển tích cực làm giảm nguy cơ trẻ tiếp xúc với phim ảnh, văn hóa không lành mạnh. Để hỗ trợ trẻ giảm căng thẳng và giảm nguy cơ dậy thì sớm, bố mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Thiết lập một môi trường ổn định: Tạo ra một môi trường sống và học tập ổn định, bình yên và không gây căng thẳng cho trẻ. Đảm bảo trẻ có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi.

Xây dựng lịch trình hợp lý: Thiết lập một lịch trình hàng ngày hợp lý, bao gồm thời gian học tập, thể dục, chơi đùa và thời gian nghỉ ngơi. Điều này giúp trẻ có sự cân bằng giữa hoạt động và thư giãn, tránh căng thẳng do áp lực quá nhiều.

Khuyến khích hoạt động thể chất: Thể dục và hoạt động ngoài trời giúp giảm căng thẳng và tăng cường sức khỏe tổng thể của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất như chơi thể thao, đi xe đạp, bơi lội hoặc tham gia các lớp thể dục.

Hỗ trợ kỹ năng quản lý cảm xúc: Giúp trẻ học cách nhận biết và quản lý cảm xúc một cách lành mạnh. Điều này có thể đạt được thông qua việc tạo ra không gian để trẻ thể hiện và chia sẻ cảm xúc, dạy trẻ cách thư giãn và sử dụng các kỹ thuật như hít thở sâu, yoga, hay kỹ năng tự trị để giúp trẻ giảm căng thẳng.

Điều chỉnh thói quen ngủ

Chế độ ngủ không đủ hoặc không đều có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống nội tiết của trẻ. Do đó, bố mẹ hãy chú ý tạo cho trẻ một môi trường yên tĩnh và thoải mái để giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Trẻ cần có đủ giấc ngủ hàng đêm để hỗ trợ sự phát triển và giảm nguy cơ dậy thì sớm. Tuỳ theo độ tuổi, trẻ cần một số giờ ngủ nhất định. Ví dụ, trẻ mầm non từ 1-3 tuổi cần khoảng 10-13 giờ, trong khi trẻ từ 3-6 tuổi cần khoảng 10-12 giờ.

Tạo một lịch trình ngủ đều đặn cho trẻ bằng cách đưa ra thời gian cố định để đi ngủ và thức dậy hàng ngày. Điều này giúp cơ thể và não bộ của trẻ điều chỉnh và nhận ra mô hình giấc ngủ.

Thiết lập một loạt các hoạt động thư giãn trước giờ ngủ, như đọc sách, nghe nhạc nhẹ hoặc tắt điện thoại di động và màn hình TV ít nhất 30 phút trước giờ đi ngủ. 

Hạn chế hoặc tránh cho trẻ tiếp xúc với các hoạt động kích thích như xem TV, chơi điện tử hoặc uống các loại đồ uống chứa nhiều caffein trước giờ ngủ. Bởi điều này có thể làm trẻ khó ngủ và gây rối giấc ngủ.

Lối sống, sinh hoạt, thói quen nghỉ ngơi tốt cũng tác động tích cực đến quá trình phát triển của trẻ.

Lối sống, sinh hoạt, thói quen nghỉ ngơi tốt cũng tác động tích cực đến quá trình phát triển của trẻ.

Theo dõi sự phát triển

Theo dõi sự phát triển của trẻ và tham khảo ý kiến của bác sĩ trẻ em hoặc chuyên gia y tế khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường hoặc lo ngại về dậy thì sớm.

Phương pháp này giúp phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường hoặc chậm phát triển. Điều này cho phép phụ huynh và chuyên gia can thiệp kịp thời để cung cấp sự hỗ trợ phù hợp, điều chỉnh chế độ sống và học tập của trẻ.

Mỗi trẻ có tiến trình phát triển riêng, và sự chênh lệch về phát triển giữa các trẻ là điều bình thường. Theo dõi phát triển cho phép nhận ra sự chênh lệch đó và đưa ra các biện pháp hỗ trợ, đồng thời đảm bảo rằng trẻ không gặp phải những khó khăn trong quá trình học tập và phát triển.

Đồng thời, giúp bố mẹ nhận ra nhu cầu và khả năng của trẻ trong việc học tập. Điều này cho phép điều chỉnh môi trường học tập sao cho phù hợp với khả năng và tiến trình phát triển của trẻ, giúp trẻ cảm thấy tự tin và đạt được thành công hơn.

Ai cũng tin mẹ sẽ di truyền trí thông minh cho con, nhưng sự thật bất ngờ từ nghiên cứu mới
Nhiều nghiên cứu cho thấy, di truyền ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ, nhưng các yếu tố khác từ môi trường cũng có tác động nhất định.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ dậy thì