Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời

Thi Thi - Ngày 28/12/2024 09:00 AM (GMT+7)

Những cuộc đối thoại tích cực giúp xây dựng mối quan hệ gắn bó giữa bố mẹ và con cái.

Trò chuyện hàng ngày một công cụ mạnh mẽ có thể định hình sự phát triển và mối quan hệ của trẻ với thế giới xung quanh. Cách mà bố mẹ giao tiếp với trẻ có thể tạo ra những ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý, cảm xúc, và hành vi của trẻ.

Trong 6 tình huống điển hình, nếu bố mẹ thay đổi cách giao tiếp, sẽ bất ngờ khi trẻ ngày càng trở nên vâng lời, ngoan ngoãn hơn.

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 1

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 2

Khi trẻ không muốn đi ngủ

Cách phản ứng thông thường: "Về phòng đi, muộn thế rồi, đừng chơi nữa, nhanh lên! Mẹ đã nói mấy lần rồi!"

Chuyên gia gợi ý: "Còn 10 phút nữa là đến giờ đi ngủ. Con muốn tắm rửa trước hay kể chuyện trước?"

Cách diễn đạt này giúp trẻ cảm thấy có sự tham gia trong quyết định, tạo ra một bầu không khí thoải mái hơn. Khi trẻ được hỏi ý kiến,  sẽ cảm thấy mình có quyền kiểm soát một phần trong việc đi ngủ, từ đó giảm bớt sự chống đối.

Ngoài ra, việc thiết lập một thói quen đi ngủ nhất quán cũng rất quan trọng. Bố mẹ tạo ra lịch trình trước khi đi ngủ, bao gồm những hoạt động dễ chịu như đọc sách, nghe nhạc nhẹ... Nhằm thư giãn, tạo cảm giác quen thuộc, khiến trẻ dễ dàng chấp nhận thời gian đi ngủ hơn. Ví dụ, bố mẹ có thể nói: "Sau khi tắm xong, chúng ta sẽ cùng nhau đọc một câu chuyện thú vị nhé!"

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 3

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 4

Khi trẻ lười biếng làm việc gì đó

Cách phản ứng thông thường: "Con vẫn còn nán lại ở đó à? Chúng ta sắp muộn rồi, nhanh lên, có nghe thấy không?"

Chuyên gia gợi ý: "Chúng ta phải rời đi trong 5 phút nữa. Con muốn mặc quần áo ngay bây giờ, hay muốn mang theo chiếc túi nào?"

Việc này cho trẻ thấy thời gian còn lại, cảm thấy có quyền kiểm soát hơn trong tình huống.

Ngoài ra, việc thiết lập các thói quen rõ ràng và nhất quán cũng giúp trẻ hình thành ý thức trách nhiệm. Bố mẹ nên cùng trẻ lập kế hoạch cho các hoạt động hàng ngày, bao gồm thời gian chơi, học tập và chuẩn bị cho việc rời nhà. Khi trẻ biết trước những gì cần làm và thời gian cụ thể cho từng hoạt động, sẽ dễ dàng hơn để thực hiện.

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 5

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 6

Khi trẻ nói "không"

Cách phản ứng thông thường: "Con cái biết gì mà bướng bỉnh thế?"

Chuyên gia gợi ý: "Được rồi, con có thể nói "không", nhưng mẹ cần nghe lý do tại sao để hiểu. Nói mẹ nghe nhé!"

Cách tiếp cận này giúp trẻ cảm thấy mình được lắng nghe, khuyến khích trẻ diễn đạt suy nghĩ và cảm xúc. 

Hơn nữa, việc tạo ra một không gian an toàn cho trẻ chia sẻ lý do tại sao chúng lại nói "không" là rất cần thiết. Tình huống này giúp trẻ học cách diễn đạt ý kiến rõ ràng, đồng thời phát triển tư duy phản biện.

Bố mẹ có thể hỏi thêm: "Con không thích hoạt động này vì lý do gì? Có điều gì khác mà con muốn làm không?" Qua đó, trẻ sẽ cảm thấy rằng ý kiến của mình có giá trị và được tôn trọng.

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 7

Khi trẻ vô tình làm vỡ đồ vật

Cách phản ứng thông thường: "Con làm vỡ đồ đắt tiền thế này, lần sau mẹ sẽ không mua cho con nữa?"

Chuyên gia gợi ý: "Ai cũng có lúc mắc sai lầm, lần sau nếu việc gì quá tay hãy gọi mẹ giúp"

Hãy cùng trẻ tìm ra cách tốt nhất để khắc phục tình huống, chẳng hạn như dọn dẹp những mảnh vỡ và thảo luận về cách bảo quản đồ vật tốt hơn trong tương lai.

Ngoài ra, việc giải thích cho trẻ về giá trị của đồ vật và lý do tại sao mẹ lại buồn khi đồ vật bị hỏng cũng rất quan trọng. Bố mẹ có thể nói: "Mẹ rất thích chiếc bình này vì nó có ý nghĩa đặc biệt với mẹ. Nhưng mẹ hiểu rằng con không cố ý làm vỡ." 

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 8

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 9

Khi trẻ không muốn nói chuyện với bố mẹ

Cách phản ứng thông thường: "Mẹ đang nói chuyện đấy, con có nghe không vậy?"

Chuyên gia gợi ý: "Mẹ cảm thấy hôm nay con lo lắng, hãy kể mẹ nghe xem có giúp được gì không nhé!" 

Câu nói này thể hiện sự quan tâm, khuyến khích trẻ mở lòng hơn về cảm xúc của mình. 

Bên cạnh đó, việc tạo ra không gian an toàn cho trẻ cũng rất quan trọng. Bốmẹ có thể thử hỏi: "Con có muốn ngồi cùng mẹ một chút không? Nếu không, mẹ sẽ để con một mình." Cho trẻ thấy rằng ,ình có quyền lựa chọn và cha mẹ tôn trọng cảm xúc đó.

Khi trẻ không còn bị áp lực, sẽ chia sẻ nhiều hơn về những điều đang diễn ra trong tâm trí.

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 10

Khi một đứa trẻ khóc để đạt được mục tiêu

Khi trẻ khóc để đạt được mục tiêu, đây thường là một phản ứng cảm xúc tự nhiên, nhưng hành động này cũng có thể dẫn đến sự bực bội cho bố mẹ.

Cách phản ứng thông thường: "Con chỉ biết khóc? Làm sao mẹ lại đẻ ra một đứa như con"?

Chuyên gia gợi ý: "Nếu con không khóc, hãy xem chúng ta có thể làm gì cùng nhau"...

Trẻ cảm thấy được lắng nghe, khuyến khích trẻ chuyển sang hành động tích cực hơn. Hãy giúp trẻ tìm ra những giải pháp khác để đạt được mục tiêu.

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 11

Việc tạo ra một không gian an toàn cũng rất quan trọng. Hãy hỏi trẻ: "Có điều gì làm con cảm thấy buồn không? Hãy cho mẹ biết, và chúng ta có thể cùng nhau tìm ra cách giải quyết." 

Ngoài ra, bố mẹ cũng nên giúp trẻ nhận ra giá trị của việc thể hiện cảm xúc tích cực. Ví dụ, thay vì khóc, trẻ có thể học cách nói ra điều cảm thấy.

Hãy khuyến khích: "Nếu con muốn một món đồ chơi, hãy cho mẹ biết tại sao con lại thích nó. Mẹ sẽ lắng nghe." Qua đó, trẻ sẽ học được cách giao tiếp rõ ràng, không phải dựa vào nước mắt để đạt được điều mình muốn.

Bố mẹ thay đổi cách trò chuyện, 99% trẻ nổi loạn dần ngoan ngoãn, vâng lời - 12

Việc bố mẹ cần làm để trẻ thông minh, chỉ cần tuân thủ 4 nguyên tắc mỗi ngày
Khi trẻ nhận được sự chăm sóc và yêu thương cần thiết, sẽ có cơ hội phát triển trí não tốt hơn.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]28/12/2024 07:52 AM(GMT+7)

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con vâng lời